Chỉ thị là văn bản áp dụng pháp luật năm 2024

Hình thức văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành cho cấp dưới tổ chức thực hiện.

Chỉ thị dùng để truyền đạt các chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, chấn chỉnh công tác, giao nhiệm vụ và đôn đốc các cơ quan cấp dưới, có khi là các ngành, các cấp thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhà nước.

Trong hệ thống thứ bậc văn bản quy phạm pháp luật theo Hiến pháp 1992, chỉ thị là hình thức văn bản quy phạm pháp luật, một văn bản dưới luật do Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng chính phủ.

Chỉ thị của bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của mình.

Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp quy định những biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, các quyết định, chủ trương của cấp trên, các quyết định của ủy ban nhân dân; giao nhiệm vụ, đôn đốc các cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, chỉ thị không còn là văn bản quy phạm pháp luật kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì chỉ thị được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, ban hành bởi chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp và chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.

Tuy nhiên từ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 [sửa đổi bổ sung năm 2020], toàn bộ những chủ thể nhà nước ở trung ương đều không còn thẩm quyền để ban hành văn bản quy phạm pháp luật là chỉ thị [Theo quy định tại Điều 2, Điều 4 và khoản 2 Điều 14]. Do đó có thể khẳng định Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 31/3/2021 không là văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên trong trường hợp địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo hướng dẫn Chỉ thị 16, trong trường hợp người dân không tuân thủ và thực hiện các hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm đó.

Bạn có thể tham khảo mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 [có căn cứ pháp lý kèm theo] tại Văn bản 1996/STP-PBGDPL ngày 24/7/2021 của Sở tư pháp Hà Nội, cụ thể:

TT

Nội dung tuyên truyền

Căn cứ pháp lý

1

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa đến 3.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

2

Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP [có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2021.

3

Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 20.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

4

Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 3.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

5

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Áp dụng theo khoản 5 Điều 4, điểm a, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

6

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Áp dụng theo theo khoản 5 Điều 4, điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

7

Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

8

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác [Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm]

Áp dụng theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

9

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm].

Áp dụng điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19]; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

10

Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm]

Áp dụng điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

11

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15.000 000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm]

Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 99 và điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

12

Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 7 năm]

Áp dụng điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

13

Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ [như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...] thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm]

Áp dụng điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

14

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm]

Áp dụng điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

15

Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.]

Áp dụng điểm 1.6 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

16

Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự. [Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm]

Áp dụng điểm 1.10 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Thế nào là văn bản áp dụng pháp luật?

Đối với văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng bao nhiêu lần?

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật định hướng hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức theo hướng chỉ rõ những hành vi được thực hiện, hành vi không được thực hiện và cách thức việc cụ thể xảy ra trên thực tế, nên được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Còn văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện duy nhất một lần.

Chị thì thuộc loại văn bản gì?

Theo đó hiện nay, Chỉ thị được xem là văn bản hành chính [theo quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP]. Thông thường một văn bản hành chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày ban hành hoặc thời gian cụ thể ghi trong văn bản.

Chỉ thi do ai hoặc cơ quan nào ban hành?

Trong hệ thống thứ bậc văn bản quy phạm pháp luật theo Hiến pháp 1992, chỉ thị là hình thức văn bản quy phạm pháp luật, một văn bản dưới luật do Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành.

Chủ Đề