Chỉ thị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

  1. Trang chủ
  2. XÃ HỘI
  3. GIÁO DỤC
  4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 15 năm - một chặng đường

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 15 năm một chặng đường

[LSO] Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 40 CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [QLGD] của ngành giáo dục và đào tạo [GD&ĐT] tỉnh đã được nâng lên.

Những giải pháp căn cơ

Thực hiện Chỉ thị 40, từ năm học 2004 2005, tất cả các trường và cơ sở giáo dục đều rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về các mặt: phẩm chất chính trị, lối sống, đạo đức nhà giáo, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên môn Năm học 2007 2008, trong tổng số 15.534 CBGV được đánh giá, tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo trở lên chiếm 81,8%. Có 96,7% số cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất chính trị, lối sống đạt khá trở lên; tỷ lệ giáo viên có kỹ năng sư phạm từ mức khá trở lên đạt 70% và vẫn còn 183 giáo viên loại kém. Trên cơ sở báo cáo và đề xuất của các trường, các phòng giáo dục, ngành đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực như: cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo nâng cao, tạo cán bộ nguồn cho công tác QLGD; cử giáo viên trẻ có đạo đức tốt nhưng chuyên môn còn yếu đi đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết thuyên chuyển, không bố trí dạy học đối với những giáo viên yếu về phẩm chất chính trị, lối sống. Ngoài ra, ngành cũng tích cực giải quyết chế độ cho giáo viên đã cao tuổi, sức khỏe yếu, chuyên môn không đáp ứng được công cuộc đổi mới giáo dục.

Mô hình trường học mới VNEN được đội ngũ giáo viên huyện Chi Lăng tổ chức tốt và có hiệu quả

Hằng năm, ngành phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng chính trị trong hè cho các đơn vị trực thuộc, phòng GD&ĐT. Năm 2018, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học tập là 15.610 người [đạt 98,72%,]. Kết quả viết bài thu hoạch bồi dưỡng chính trị hè: giỏi: 871 người, đạt 5.58%; khá: 11.473 người, đạt 75,50%; trung bình 3.236 người, đạt 20,70%, còn 30 người chưa đạt, chiếm 0,19%. Với sự hoàn thiện của mạng lưới Internet từ bộ, Sở GD&ĐT đến các trường, các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các phần mềm soạn bài giảng điện tử, phần mềm quản lý thi tuyển sinh, thi THPT quốc gia, phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm kiểm định nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong quản lý và dạy học. Trong năm học 2018 2019, ngành đã tổ chức 29 lớp bồi dưỡng kiến thức ứng dụng CNTT cơ bản với 2.860 học viên. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành đã có những hiệu quả tích cực, thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành được cập nhật nhanh chóng, chính xác. Phát huy phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Khai thác hiệu quả phòng họp trực tuyến tại 36 điểm cầu trên toàn tỉnh; trong năm học 2018 2019, Sở GD&ĐT đã tổ chức 3 cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở GD&ĐT với phòng GD&ĐT và các trường THPT. Sở GD&ĐT đã triển khai hệ thống trường học kết nối [//truongtructuyen.edu.vn] đến các cấp học THPT, THCS, tiểu học. Tính đến cuối năm học 2018 2019, toàn tỉnh có 4.348 chủ đề sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Vận dụng, từng bước khai thác môi trường và cách thức làm việc trực tuyến thông qua internet.

Nâng cao chất lượng thi đua, tăng cường kiểm tra, đánh giá

Trong nhiều năm qua, song song với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các chủ đề của từng năm, cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ đã mang lại kết quả thiết thực.

Trong suốt thời gian dài thực hiện Chỉ thị 40 và cuộc vận động của ngành, các nhà giáo đã tự giác hơn trong rèn luyện. Phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng nghề nghiệp đã khiến các nhà giáo tự tin hơn trước học sinh, xã hội, do đó, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn. Không những thế, số lượng giáo viên được đồng nghiệp giúp đỡ năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2018 2019, riêng cấp trung học cơ sở và THPT toàn tỉnh đã có 3.138 giáo viên giúp đỡ 3.123 đồng nghiệp cùng tiến bộ; kết quả đã có 1.605 giáo viên tiến bộ về chuyên môn, 638 giáo viên tiến bộ về công tác chủ nhiệm lớp và 943 giáo viên tiến bộ và các mặt khác nhau. Việc đồng nghiệp giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nhất là về đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học đã góp phần tạo nên mặt bằng khá đồng đều trong lĩnh vực chuyên môn tại các nhà trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, trong đó chú trọng cả thanh tra thường xuyên và đột xuất; thanh tra, kiểm tra công tác quản trị trường học, việc thực hiện chế độ chính sách giáo dục và thanh tra chuyên môn. Công tác thanh, kiểm tra đã mang lại tác dụng rõ rệt trong việc thực hiện nền nếp kỷ cương nhà trường và nâng cao chất lượng chuyên môn.

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng: Việc rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ giáo viên được thực hiện đều đặn trong suốt 15 năm qua cùng với việc thực hiện nhiều giải pháp tích cực, ngành GD Lạng Sơn không những đảm bảo đủ số lượng giáo viên, đồng bộ về cơ cấu, mà chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD đã được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

MINH HỒNG [TP. Lạng Sơn]
Tin khác
  • Đại diện 150 trường đại học bàn thảo về đảm bảo chất lượng giáo dục
  • Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý kỹ năng nghề
  • Thiết bị dạy toán cho học sinh khiếm thị vào chung kết "Tri thức trẻ vì giáo dục"
  • Tuyên dương 120 học sinh, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu
  • Hiệu quả bước đầu sáp nhập trường học
  • 10 đội Việt Nam lọt vòng thi chung khảo Sinh viên với an toàn thông tin Asean
  • Học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
  • Giúp trẻ tìm hiểu khoa học trước khi vào lớp 1
  • Lùi thời gian công bố sách giáo khoa lớp 1 mới
  • Giáo dục phổ thông mới: Triển khai còn nhiều nỗi lo

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 15 năm một chặng đường

[LSO] Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 40 CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [QLGD] của ngành giáo dục và đào tạo [GD&ĐT] tỉnh đã được nâng lên.

Những giải pháp căn cơ

Thực hiện Chỉ thị 40, từ năm học 2004 2005, tất cả các trường và cơ sở giáo dục đều rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về các mặt: phẩm chất chính trị, lối sống, đạo đức nhà giáo, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên môn Năm học 2007 2008, trong tổng số 15.534 CBGV được đánh giá, tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo trở lên chiếm 81,8%. Có 96,7% số cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất chính trị, lối sống đạt khá trở lên; tỷ lệ giáo viên có kỹ năng sư phạm từ mức khá trở lên đạt 70% và vẫn còn 183 giáo viên loại kém. Trên cơ sở báo cáo và đề xuất của các trường, các phòng giáo dục, ngành đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực như: cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo nâng cao, tạo cán bộ nguồn cho công tác QLGD; cử giáo viên trẻ có đạo đức tốt nhưng chuyên môn còn yếu đi đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết thuyên chuyển, không bố trí dạy học đối với những giáo viên yếu về phẩm chất chính trị, lối sống. Ngoài ra, ngành cũng tích cực giải quyết chế độ cho giáo viên đã cao tuổi, sức khỏe yếu, chuyên môn không đáp ứng được công cuộc đổi mới giáo dục.

Mô hình trường học mới VNEN được đội ngũ giáo viên huyện Chi Lăng tổ chức tốt và có hiệu quả

Hằng năm, ngành phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng chính trị trong hè cho các đơn vị trực thuộc, phòng GD&ĐT. Năm 2018, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học tập là 15.610 người [đạt 98,72%,]. Kết quả viết bài thu hoạch bồi dưỡng chính trị hè: giỏi: 871 người, đạt 5.58%; khá: 11.473 người, đạt 75,50%; trung bình 3.236 người, đạt 20,70%, còn 30 người chưa đạt, chiếm 0,19%. Với sự hoàn thiện của mạng lưới Internet từ bộ, Sở GD&ĐT đến các trường, các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các phần mềm soạn bài giảng điện tử, phần mềm quản lý thi tuyển sinh, thi THPT quốc gia, phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm kiểm định nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong quản lý và dạy học. Trong năm học 2018 2019, ngành đã tổ chức 29 lớp bồi dưỡng kiến thức ứng dụng CNTT cơ bản với 2.860 học viên. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành đã có những hiệu quả tích cực, thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành được cập nhật nhanh chóng, chính xác. Phát huy phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Khai thác hiệu quả phòng họp trực tuyến tại 36 điểm cầu trên toàn tỉnh; trong năm học 2018 2019, Sở GD&ĐT đã tổ chức 3 cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở GD&ĐT với phòng GD&ĐT và các trường THPT. Sở GD&ĐT đã triển khai hệ thống trường học kết nối [//truongtructuyen.edu.vn] đến các cấp học THPT, THCS, tiểu học. Tính đến cuối năm học 2018 2019, toàn tỉnh có 4.348 chủ đề sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Vận dụng, từng bước khai thác môi trường và cách thức làm việc trực tuyến thông qua internet.

Nâng cao chất lượng thi đua, tăng cường kiểm tra, đánh giá

Trong nhiều năm qua, song song với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các chủ đề của từng năm, cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ đã mang lại kết quả thiết thực.

Trong suốt thời gian dài thực hiện Chỉ thị 40 và cuộc vận động của ngành, các nhà giáo đã tự giác hơn trong rèn luyện. Phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng nghề nghiệp đã khiến các nhà giáo tự tin hơn trước học sinh, xã hội, do đó, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn. Không những thế, số lượng giáo viên được đồng nghiệp giúp đỡ năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2018 2019, riêng cấp trung học cơ sở và THPT toàn tỉnh đã có 3.138 giáo viên giúp đỡ 3.123 đồng nghiệp cùng tiến bộ; kết quả đã có 1.605 giáo viên tiến bộ về chuyên môn, 638 giáo viên tiến bộ về công tác chủ nhiệm lớp và 943 giáo viên tiến bộ và các mặt khác nhau. Việc đồng nghiệp giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nhất là về đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học đã góp phần tạo nên mặt bằng khá đồng đều trong lĩnh vực chuyên môn tại các nhà trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, trong đó chú trọng cả thanh tra thường xuyên và đột xuất; thanh tra, kiểm tra công tác quản trị trường học, việc thực hiện chế độ chính sách giáo dục và thanh tra chuyên môn. Công tác thanh, kiểm tra đã mang lại tác dụng rõ rệt trong việc thực hiện nền nếp kỷ cương nhà trường và nâng cao chất lượng chuyên môn.

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng: Việc rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ giáo viên được thực hiện đều đặn trong suốt 15 năm qua cùng với việc thực hiện nhiều giải pháp tích cực, ngành GD Lạng Sơn không những đảm bảo đủ số lượng giáo viên, đồng bộ về cơ cấu, mà chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD đã được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

MINH HỒNG [TP. Lạng Sơn]

Video liên quan

Chủ Đề