Chỉ vận chuyển hàng hóa hợp với pháp luâtrj năm 2024

Theo Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Trong đó, hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

2. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

3. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo Điều 147 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

- Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

- Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

- Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.

4. Các chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. Cụ thể như sau:

- Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

- Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.

- Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 được tách ra từ tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được hiểu là hành vi cất giữ hoặc đưa từ nơi này đến nơi khác các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước, lực lượng Công an đã liên tục phát hiện và bắt quả tang nhiều đối tượng tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, như:

Ngày 17/5/2021, trong quá trình tổ chức tuần tra bảo vệ ANTT trên địa bàn, Công an huyện Hớn Quản phối hợp với Công an thị trấn Tân Khai phát hiện bắt quả tang trên tuyến QL13, đoạn KP.5, thị trấn Tân Khai, 02 đối tượng Trần Văn Tú và Trần Anh Tuấn đang điều khiển hai xe mô tô, trên mỗi xe mô tô vận chuyển 1.500 bao thuốc lá hiệu JET và HERO. Tất cả số hàng trên đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Người, phương tiện và tang vật đã được chuyển giao cho Công an huyện Hớn Quản điều tra theo thẩm quyền. Vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

Ảnh: Trần Văn Tú và Trần Anh Tuấn cùng phương tiện và tang vật bị bắt quả tang

Trước đó, ngày 30/3/2021, tại khu vực ấp Thạnh Cường, xã Lộc Thạnh, Công an huyện Lộc Ninh phối hợp với Công an xã Lộc Thạnh tổ chức tuần tra kiểm soát khu vực ấp Thạnh Cường, xã Lộc Thạnh đã phát hiện Mai Thị Hà và Võ Gia Tài tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu. Qua kiểm tra số lượng thuốc Mai Thị Hà tàng trữ là 1.000 bao, trong đó có 500 bao Hero và 500 bao Jet. Số lượng thuốc Võ Gia Tài tàng trữ là 750 bao Hero. Toàn bộ số thuốc nêu trên đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và là mặt hàng cấm nhập khẩu.

Trước đó, trong quá trình tổ chức ra quân tuần tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT Đại hội Đảng lần thứ XIII và Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Tổ công tác của Công an thị xã Bình Long phát hiện trên đoạn đường thuộc tổ 07, khu phố Phú Sơn, phường An Lộc, thị xã Bình Long, xe ô tô bán tải BKS: 93C-112.46 có biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra. Qua kiểm tra xác định người điều khiển xe ô tô là Trần Anh Dũng, 39 tuổi, trú phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tiến hành kiểm tra bên trong thùng xe có chứa 1.000 bao thuốc lá điếu nhãn hiệu Hero và 1.000 bao thuốc lá điếu nhãn hiệu Jet, trên ghế ngồi phía sau ô tô phát hiện 20 bao thuốc lá điếu nhập lậu nhãn hiệu 555, tất cả số thuốc lá điếu trên đều không có tem nhãn tiếng Việt, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Công an thị xã Bình Long đã tiến hành lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, niêm phong, tạm giữ toàn bộ số thuốc lá điếu đã phát hiện và tạm giữ hình sự Trần Anh Dũng để phục vụ công tác điều tra.

Ảnh: Tang vật và chiếc xe phương tiện trong vụ vận chuyển hàng cấm Công an thị xã Bình Long bắt giữ

Vậy, hàng cấm là gì? Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử lý như thế nào? Khung hình phạt đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định như thế nào? Bài viết này sẽ giúp cho mọi người nắm rõ hơn những quy định của pháp luật về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.

Trước hết, hàng cấm được hiểu là những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hiện nay, căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 của Bộ Công thương, mà theo đó, Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được quy định, gồm:

- Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang [bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an], quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.

- Các chất ma tuý.

- Một số hóa chất bảng 1 [theo công ước quốc tế].

- Các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách.

- Các loại pháo.

- Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội [bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử].

- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

- Thực vật, động vật hoang dã [bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến] thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng.

- Thuỷ sản cấm khai thác, thuỷ sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

- Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

- Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khoẻ con người, môi trường, hệ sinh thái.

- Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây gây hại cho sức khoẻ con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

- Khoáng sản đặc biệt, độc hại.

- Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.

- Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng này và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole.

- Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.

Hành vi tàng trữ hàng cấm, được hiểu là hành vi cất giữ hàng cấm bằng bất kỳ hình thức nào. Tàng trữ hàng cấm được thể hiện qua hành vi cất giữ các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh để tránh sự phát hiện, kiểm soát của các cơ quan chức năng hoặc của người khác.

Hành vi vận chuyển hàng cấm, được hiểu là việc đưa [di chuyển] hàng cấm từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ hình thức nào. Việc vận chuyển có thể thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như thông qua đường bộ [ôtô, tàu hoả…]; thông qua đường thủy [ghe, xuồng…]; thông qua đường hàng không [máy bay] bằng các thủ đoạn khác nhau như: dùng vật nuôi để vận chuyển trực tiếp, lợi dụng trẻ em, thương binh… để phục vụ việc vận chuyển.

Lưu ý: Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm để bán thì coi là hành vi buôn bán hàng cấm.

Mặc dù mỗi hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đã có các dấu hiệu riêng như trên nhưng tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này khi có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản sau đây:

- Hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn.

- Nếu hàng cấm không bị coi là số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm hoặc tại các tội sau đây: Tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; tội tàng trữ, vận chuyển hàng giả; tội tàng trữ, vận chuyển hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội kinh doanh trái phép; tội trốn thuế.

- Hoặc đã bị kết án về các tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm [về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm].

Theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, mức hình phạt của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được quy định cụ thể như sau:

- Khoản 1 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
  1. Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
  1. Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
  1. Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ] Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

  1. Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”

Lưu ý: Các loại hàng cấm theo quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 loại trừ các loại hàng hóa là đối tượng thuộc các Điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này như: ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc… Hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa này sẽ bị xử lý theo tội danh tương ứng.

- Khoản 2 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;

đ] Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  1. Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

- Khoản 3 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  1. Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại.

- Khoản 4 quy định về hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Khoản 5 quy định: Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  1. Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, từ đó góp phần đấu tranh ngăn chặn đối với tội phạm này nói riêng và các hành vi vi phạm pháp luật khác nói chung.

Chủ Đề