Chích ngừa vaccine có kiêng ăn gì không

Tránh ăn gì sau tiêm vắc xin Covid-19, là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Từ đó, nhiều thông tin về các loại thực phẩm, thức uống mà người sau tiêm vắc xin Covid-19 không nên ăn được lan truyền tràn lan khắp mạng xã hội và truyền miệng nhau, người này mách người kia như không được uống cà phê, ăn trứng… sau tiêm vắc xin Covid-19.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên về vấn đề này, TS-BS Phạm Lê Duy, bác sĩ tại phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, giảng viên bộ môn sinh lý - sinh lý bệnh - miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết chúng ta có thể ăn được tất cả các loại thức ăn mà chúng ta không bị dị ứng. Thật ra không có một loại thức ăn nào chống chỉ định sau khi tiêm vắc xin Covid-19, vì thế chúng ta nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Bác sĩ Duy lưu ý: “Những thông tin lan truyền trên mạng rất nhanh cho rằng chúng ta không nên sử dụng các thực phẩm có chứa chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa sau khi tiêm vắc xin Covid-19 vì chúng ngăn chặn sự hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch. Đây là một thông tin mà theo tôi là không có cơ sở khoa học”.

Chích ngừa vaccine có kiêng ăn gì không

Nhiều tin đồn được lan truyền rằng không nên ăn trứng, uống cà phê sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

BẢO VY

Đồng thời, bác sĩ Duy khuyên: “Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, một số người sẽ có các phản ứng khó chịu, triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Do đó, chúng ta nên ưu tiên dùng những thực phẩm dễ tiêu".

"Tuy nhiên, chất đạm là một yếu tố rất cần thiết để hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả sinh ra kháng thể. Vì vậy, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, chúng ta cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, đầy đủ tinh bột, rau xanh, trái cây… để có được một sức khỏe thật tốt, khi đó hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả và tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ chúng ta”, bác sĩ Duy nói.

Các loại vắc xin Covid-19 trên thế giới được sản xuất theo công nghệ nào?

Riêng đối với các chất kích thích như rượu, bia thì bác sĩ Duy khuyên không nên sử dụng, thực ra có thể dùng nhưng nên hạn chế. Bác sĩ Duy chia sẻ: “Tốt nhất là không dùng vì nó có thể khiến người tiêm không cảm nhận rõ các tác dụng phụ. Tuy không có khuyến cáo về vấn đề sau khi tiêm vắc xin Covid-19 bao nhiêu ngày là an toàn để sử dụng rượu bia, nhưng theo tôi nên hạn chế ít nhất 48 giờ sau tiêm và tốt nhất là 7 ngày”. 

Có được uống cà phê sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết trước khi tiêm vắc xin Covid-19 thì không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) vì caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

\n

Còn sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì uống được cà phê bình thường nhưng cần theo dõi các dấu hiệu bất thường về sức khỏe để báo nhân viên y tế, theo bác sĩ Đạt.

Chích ngừa vaccine có kiêng ăn gì không

Có phải tránh ăn gì sau tiêm vắc xin Covid-19 là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm

ĐỘC LẬP

Cũng theo bác sĩ Đạt, người đi tiêm vắc xin Covid-19 không được để bụng đói và trước khi tiêm cũng không nên ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng… vì chúng làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

"Chúng ta cần lưu ý thêm chế độ dinh dưỡng trước khi tiêm vắc xin Covid-19 là uống đủ nước, ăn đủ các nhóm thực phẩm giàu vitamin A như: gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, dầu gan cá…; giàu Vitamin C và Vitamin E như: bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm…" bác sĩ Đạt nói.

Bên cạnh đó, nên ăn các nhóm thực phẩm giàu vitamin D, theo bác sĩ Đạt là rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, có trong cá, trứng, sữa… Các thực phẩm giàu kẽm (sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ…) cũng được khuyến khích.

“Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, mọi người cần theo dõi những phản ứng của cơ thể đối với vắc xin thường xảy ra sau khoảng 30 phút hoặc 1 - 2 ngày sau, chậm nhất có thể trong 7 ngày sau tiêm và thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe”, bác sĩ Đạt lưu ý.

Miễn dịch cộng đồng là gì và vắc xin quan trọng ra sao trong đại dịch Covid-19?

Một bác sĩ làm việc tại TP.HCM,  người đã tiêm và tham gia khám sàng lọc cho người đi tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM, nhấn mạnh không có bất kỳ tài liệu, nghiên khoa học nào cho thấy sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì không được ăn trứng hay uống cà phê.

"Những thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc tránh ăn gì sau tiêm vắc xin Covid-19 là không chính xác, không có cơ sở khoa học, không dẫn nguồn kiểm chứng, gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Do đó, mọi người hãy nên là người thông minh tỉnh táo khi đọc và chia sẻ thông tin trên mạng", vị bác sĩ này nhấn mạnh. 

Tin liên quan

Trên đây là những món bé không nên ăn sau chích ngừa. Vậy, trẻ nên ăn gì sau khi tiêm vắc xin để giảm nhẹ các triệu chứng của phản ứng phụ? Mời bạn đọc tiếp để có câu trả lời.

Sau khi tiêm trẻ nên ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi?

Chích ngừa vaccine có kiêng ăn gì không

Sau khi biết được những món bé không nên ăn sau chích ngừa, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc trẻ nên ăn gì sau khi chủng ngừa để giảm nhẹ các phản ứng phụ, giúp con mau hồi phục, tăng cường miễn dịch.

Thực tế, không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể hỗ trợ vắc xin hoạt động tốt hơn. Nhiều trẻ sau khi tiêm phòng thường cảm thấy chán ăn, bỏ bữa. Do đó, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều lần và cho trẻ ăn những loại thực phẩm mà bé thích, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và tránh xa những món bé không nên ăn sau chích ngừa.

Một số thực phẩm được gợi ý dưới đây sẽ giúp ích trong quá trình hồi phục của bé sau khi tiêm vắc xin.

1. Thực phẩm có tính chất chống viêm

Việc ăn các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn những món như súp gà, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây… Bên cạnh việc tránh cho trẻ ăn những món bé không nên ăn sau chích ngừa, mẹ có thể bổ sung cho con những thực phẩm sau:

  • Những món ăn được chế biến cùng với nghệ: Chắc hẳn bạn cũng biết rằng, nghệ nổi tiếng với đặc tính chống viêm rất tốt. Một chế độ ăn uống với nhiều nghệ và tỏi sẽ cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Trái cây giàu vitamin C: Những thực phẩm hoặc chất bổ sung chống viêm như vitamin C sẽ giúp ích cho hệ thống miễn dịch trong việc chống lại các tác dụng phụ của vắc xin.
  • Cá: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm và cá trích có nhiều omega-3 có tác dụng chống viêm. Dầu cá (chất béo omega-3) sẽ biến đổi thành các hợp chất giúp cơ thể xử lý các tình trạng viêm nhiễm.
  • Chất béo lành mạnh: Các loại hạt, dầu ô liu nguyên chất, quả hạnh nhân và quả óc chó… đều là những lựa chọn tuyệt vời có tác dụng chống viêm.

2. Uống nhiều nước

Việc tránh cho con tiêu thụ những món bé không nên ăn sau chích ngừa không là chưa đủ. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ là vô cùng quan trọng cả trước và sau khi tiêm phòng. Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vắc xin và tình trạng mất nước có thể làm cơn đau đó trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các tác dụng phụ phổ biến khác của vắc xin còn bao gồm đau cơ, mệt mỏi và sốt. Việc uống đủ nước không chỉ giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị “hành” sau khi tiêm phòng mà còn có thể giúp rút ngắn thời gian và giảm cường độ của các tác dụng phụ. Bởi cơ thể hoạt động tốt hơn ở trạng thái ngậm nước tốt. Cha mẹ hãy cho bé uống bù nước nếu bé bị sốt, tiêu chảy, nôn ói.

3. Ăn thực phẩm tự chế biến với chế độ ăn uống cân bằng

Bạn nghĩ rằng chỉ cần tránh những món bé không nên ăn sau chích ngừa là đủ? Thực tế cho thấy hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn khi trẻ được ăn một chế độ lành mạnh, bao gồm những thực phẩm tự chế biến. Một chế độ ăn uống lành mạnh được duy trì lâu dài có thể cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch và giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn.

Để đẩm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, mẹ hãy mua những nguyên liệu tươi sạch và tự tay nấu các món ngon cho trẻ sau khi tiêm phòng để giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung ngũ cốc, rau lá xanh và các loại thực phẩm giàu protein khác trong khẩu phần ăn của trẻ là điều nên làm. Việc có một chế độ ăn lành mạnh bao gồm trái cây tươi và rau quả cũng là một ý kiến tốt.

Quan trọng nhất là, ngay cả khi trẻ chán ăn hay không muốn ăn, cha mẹ đừng nên thúc ép trẻ, cũng đừng để bé bỏ bữa. Hãy cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày với những món mà bé thích nhưng cần tránh những món bé không nên ăn sau chích ngừa.

4. Thức ăn chống buồn nôn

Một số bé thường sẽ cảm thấy buồn nôn sau khi tiêm vắc xin. Vì vậy, ngoài việc tránh những món bé không nên ăn sau chích ngừa, bạn nên cho trẻ dùng một số món ăn có tác dụng hạn chế cơn buồn nôn, như trà gừng, nước chanh…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những món bé không nên ăn sau chích ngừa và những thực phẩm nên ăn sau khi tiêm vắc xin.