Chiến tranh thế giới thứ 3 là như thế nào

Cuộc chiến ở Ukraine kéo dài ác liệt dấy lên những lo ngại về an ninh toàn cầu. Ảnh The Sun

Chuyên gia Wang Wen- Trưởng khoa Điều hành Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang [RDCY], Phó Hiệu trưởng Trường Con đường Tơ lụa, Đại học Nhân dân Trung Quốc đã có bài phân tích trên hãng thông tấn RT của Nga. 

Theo chuyên gia Wang Wen, xung đột vũ trang Nga-Ukraine ngày càng kéo dài khiến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn. Bề ngoài, đây là một cuộc đấu tranh quân sự giữa Kiev và các lực lượng của Moscow. Tuy nhiên, về bản chất, đó là sự bùng phát tổng thể của một cuộc đối đầu có từ thời Chiến tranh Lạnh ở Đông Âu, và đây cũng là một cuộc phản công toàn diện của Nga trước sự mở rộng chiến lược không ngừng của Mỹ và khối quân sự NATO.

Mặc dù không chính thức gửi quân đến Ukraine, nhưng Mỹ và NATO đã sử dụng gần như tất cả các phương tiện chiến tranh hỗn hợp như trừng phạt tài chính, phong tỏa thông tin, hỗ trợ tình báo, định vị vệ tinh, công nghệ hàng không và vũ trụ để bóp nghẹt toàn diện Nga.

Trong gần hai tháng kể từ khi xung đột bắt đầu, phương Tây đã áp đặt hơn 5.000 lệnh trừng phạt đối với Nga, nhiều hơn 50% so với mức mà Mỹ đã áp dụng đối với Iran trong 40 năm qua. Nhiều hỗ trợ quân sự và các biện pháp trừng phạt tài chính từ các quốc gia NATO vẫn đang được tiến hành. Điều này chắc chắn đang đổ thêm dầu vào lửa, kích thích Nga chống trả nhiều hơn. Đặc biệt, những lời của Tổng thống Joe Biden nói về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin rời bỏ quyền lực đã khiến Moscow coi đây là mối đe dọa đối với sự tồn vong của mình.

Ngày càng có nhiều học giả nhận định rằng, khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ ba ngày càng tăng, thậm chí còn đưa ra kết luận rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tình hình đang diễn biến theo chiều hướng thảm họa toàn cầu. Putin không thể chịu đựng được thất bại và Biden không muốn từ bỏ, điều này sẽ buộc Nga phải sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh chiến tranh bom đạn, nhiều thảm họa khác đang xảy ra. Chiến tranh đã khiến hàng triệu nông dân Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và khiến họ bỏ lỡ mùa gieo cấy mùa xuân, dẫn đến xuất khẩu nông sản Ukraine giảm sút. Ukraine trước đây là một trong những nhà xuất khẩu nông sản quan trọng của thế giới, với lúa mì và ngô của nước này lần lượt chiếm 10% và 15% lượng xuất khẩu các loại cây chủ lực này trên toàn cầu. 14 quốc gia phụ thuộc hơn 25% vào nhập khẩu lúa mì của Ukraine, trong đó  Libya với 43% và Bangladesh là 28%. Nếu không có các sản phẩm thay thế nhập khẩu với giá cả phải chăng, các thành phố ở một số nước đang phát triển có khả năng phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng.

Tình trạng thiếu lương thực và giá năng lượng tăng do giao tranh đã hạn chế sản xuất của ngày càng nhiều quốc gia như Mỹ, EU, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá nghiêm trọng và tỷ lệ lạm phát ở châu Âu và Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm. Nếu tình trạng hiện tại vẫn tiếp tục, liệu dự đoán của Elon Musk về một cuộc khủng hoảng kinh tế "có thể xảy ra vào khoảng mùa xuân hoặc mùa hè năm 2022, nhưng không muộn hơn năm 2023" có trở thành một lời tiên tri ứng nghiệm không?

Trong hai năm qua, hơn 6 triệu người đã chết vì Covid-19. Nhiều nước phương Tây đã cởi mở và thông báo rằng họ sẽ không còn cách ly bệnh nhân Covid-19. Nhưng như một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo, điều này là quá lạc quan. Covid-19 vẫn chưa kết thúc, và những cái chết vẫn xảy ra. Kể từ tháng trước, số ca lây nhiễm đã tăng vọt, và khoảng 1.000 người chết vì Covid-19 mỗi ngày. Mọi người tin vào vắc xin và ý tưởng sống chung với virus, nhưng liệu điều này đã thực sự ngăn chặn nhiều trường hợp tử vong hơn không? Thuốc và vắc xin có thể bắt kịp tốc độ đột biến của virus không? Tất cả những điều này vẫn chưa được biết.

Không ai mong đợi rằng sự đồng thuận toàn cầu nóng nhất vào năm 2021 đó là các vấn đề cấp bách về "biến đổi khí hậu", sẽ gần như bị lãng quên vào năm 2022. Sự can thiệp quân sự của Nga đã đình chỉ hợp tác và chia rẽ thế giới, có lẽ mất cơ hội đoàn kết cuối cùng để giải quyết thảm họa khí hậu. Các tảng băng tan, mực nước biển dâng cao, các hòn đảo nhỏ biến mất, thiên tai thường xuyên xảy ra, thế giới tiếp tục chiến đấu...

Nhìn lại, những bi kịch thường đến từ năm nguồn gốc: Chiến tranh, nạn đói, khủng hoảng kinh tế, đại dịch và thảm họa khí hậu. Vào mùa xuân năm 2022, mọi người không ngờ rằng năm yếu tố trên đang có được sự cộng hưởng chưa từng có. Thế giới có thể đang ở trước thời khắc nguy hiểm nhất của nó.

Chúng ta nên làm gì? 

[Baonghean.vn] - Đặc phái viên của Tổng thống Nga về an ninh mạng, ông Andrey Krutskikh cho rằng, một cuộc xung đột toàn cầu mới đã nổ ra trên không gian mạng, đồng thời nhấn mạnh Moskva hy vọng phối hợp với Washington để giảm thiểu rủi ro bắt nguồn từ các va chạm trên không gian mạng.

Quân nhân Nga nghiên cứu mô hình 3D. Ảnh: Sputnik

Phát biểu tại một hội nghị chuyên môn về chủ đề Chỗ đứng của Nga trên trường chính trị quốc tế hiện nay, do Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moskva tổ chức, ông Krutskikh cho rằng, các cuộc tấn công mạng đã trở nên thường xuyên và nghiêm trọng đến mức tạo thành một cuộc xung đột thế giới mới, bị che giấu trước mắt công chúng.

"Một cuộc chiến đang diễn ra, và diễn ra rất khốc liệt. Dù thông tin bị che giấu, nhưng trên thực tế, các hành động thù địch toàn diện đang diễn ra trên không gian mạng. Và nói chung, các phương tiện truyền thông đã đúng khi nói rằng đây là một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ III. Chúng ta không biết mức độ thiệt hại, hoặc cuối cùng ai được mất, hoặc cấu trúc của thế giới sẽ như thế nào do hậu quả của chiến tranh" - ông Krutskikh cảnh báo.

Quan chức này còn nhấn mạnh, Điện Kremlin mong muốn tận dụng cấu trúc của Liên hợp quốc để đạt được các thỏa thuận quốc tế liên quan đến chiến tranh kỹ thuật số. Tuy nhiên, ông phàn nàn rằng Mỹ và các quốc gia khác đã can thiệp vào nỗ lực của Nga nhằm ngăn cản việc Moskva đưa vấn đề trở thành ưu tiên. 


Hồi tháng 1 năm nay, ông Krutskikh cho biết, sẽ có "một phiên họp quan trọng của một ủy ban đặc biệt thuộc Liên hợp quốc về việc phát triển các công ước về chiến tranh mạng”. Ông Krutskikh cho biết thêm, phiên họp là một sáng kiến được Moscow ủng hộ và nhấn mạnh “ngay cả ở đây họ cũng cố gắng viện ra những lý lẽ khác nhau để làm giảm vai trò của Nga và đang đưa ra các điều kiện để làm thất bại quá trình đàm phán”.

Hồi đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, tuyên bố rằng Điện Kremlin đứng sau vụ tấn công mạng lớn vào Công ty SolarWinds có trụ sở tại bang Texas, làm tổn hại hệ thống của hơn 100 doanh nghiệp thương mại trên khắp thế giới, cũng như 9 công ty trực thuộc Chính phủ Mỹ. Moskva ngay lập tức bác bỏ cáo buộc này và cho rằng, "Đã đến lúc phải đặt mọi thứ vào trật tự trên đất Mỹ, nơi nổ ra các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Nga"./.

Chiến tranh thế giới thứ 3 [ hay còn gọi là WWIII hoặc WW3] hay thế chiến 3 là những cái tên được đặt cho cuộc xung đột quân sự quy mô lớn thứ 3 trên toàn thế giới sau Thế chiến 1 và Thế chiến 2. Thuật ngữ này đã được sử dụng ít nhất từ năm 1941.

Chiến tranh thế giới thứ 3 là gì?

Chiến tranh thế giới thứ 3 cũng được dùng để chỉ những xung đột hạn chế hoặc nhỏ hơn như Chiến tranh Lạnh hoặc Chiến tranh chống khủng bố. Chiến tranh thế giới thứ 3 tiên tri nếu xảy ra thì xung đột sẽ vượt qua cả hai cuộc chiến tranh thế giới trước đây ở cả mức độ phổ biến rộng rãi và tác động phá hoại tổng thể của nó.

Nguy cơ tàn phá nền văn minh và cuộc sống là một chủ đề phổ biến trong các cuộc suy đoán về Chiến tranh thế giới thứ 3. Một mối quan tâm lớn nữa là chiến tranh toàn cầu có thể gây ra một số lượng lớn thương vong, gây ra bởi sự cố ý hoặc vô ý phóng thích các tác nhân sinh học. Điều này cũng có thể gây ra những đột biến hoặc sự thích ứng với các loài khác sau khi sử dụng. Chiến tranh thế giới với công nghệ tiên tiến cũng có thể phá hủy hệ sinh thái.

Chiến tranh thế giới 3 nếu xảy ra sẽ có những hậu quả cực kì nghiêm trọng

>>>Xem thêm: Chiến tranh thế giới thứ 2 và những điều chưa được công bố

Nguy cơ nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 3?

Trước khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ 2, Chiến tranh thế giới thứ 1[ xảy ra 1914–1918] được cho là “cuộc chiến chấm dứt tất cả các cuộc chiến tranh”, vì người ta thường tin rằng không bao giờ có thể có xung đột toàn cầu như vậy nữa. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1939 đã bác bỏ hy vọng rằng nhân loại có thể không xảy ra những cuộc chiến tranh toàn cầu lan rộng như vậy.

Do sự phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân trong gian đoạn gần cuối Thế chiến 2 và việc mua lại vũ khí này và triển khai tiếp theo của nhiều quốc gia dẫn đến mối lo ngại về một cuộc xung đột quân sự mới trên toàn thế giới. Với sự ra đời của Chiến tranh Lạnh năm 1945 và với sự phổ biến của công nghệ vũ khí hạt nhân cho Liên Xô, khả năng xảy ra xung đột toàn cầu thứ 3 trở nên chính đáng hơn.

Những căng thẳng và tranh chấp ở trên bán đảo Triều Tiên hay điểm nóng trong cuộc chiến tại Syria chống IS đang được dự báo có thể làm bùng nổ thế chiến III.

Điểm nóng ở Triều Tiên

Đông Bắc Á hiện nay được coi là khu vực có nhiều nguy cơ có thể làm bùng nổ thế chiến Thứ 3 vì trong nhiều năm trở lại đây có sự xuất hiện tranh chấp của nhiều cường quốc nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật. Và nga giữa khu vực đó là kho thuốc súng tên lửa bán đảo Triều Tiên.

Nguy cơ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ 3

>>>Xêm thêm: Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thế giới thứ 1

Căng thẳng diễn ra tại các nước Trung Đông

Ngoài các điểm nóng ở Triều Tiên thì song song còn những căng thẳng trong cuộc chiến chống IS tại Syria cũng được tiên tri dự báo có thể trở thành nguyên nhân ngòi nổ dẫn đến cuộc xung đột mới giữa các quốc gia.

Vào hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố, trong bối cảnh thế giới hiện nay giống như tình hình thời Chiến tranh lạnh, nhưng chúng ta lại có cảm giác lớn về khả năng một cuộc xung đột toàn cầu sẽ nổ ra từ chính Syria ở khu vực Trung Đông.

Trong thời gian xảy ra Chiến tranh lạnh, khả năng Chiến tranh thế giới thứ 3 được dự đoán và lên kế hoạch bởi các cơ quan quân sự và dân sự ở nhiều quốc gia. Các kịch bản cho chiến tranh thế giới thứ 3 được đưa ra từ chiến tranh thông thường đến chiến tranh hạt nhân ở một số khu vực hoặc trên toàn thế giới. Các nhà hoạch định quân sự đã lên kế hoạch để chiến đấu trong các tình huống khác nhau và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh. Một số kế hoạch hiện đã không phù hợp với tình hình thực tế và đã được loại bỏ một phần hoặc toàn bộ.

Ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, một kịch bản được gọi là phá hủy lẫn nhau [“MAD”] đã được tính toán và người ta dự đoán rằng một cuộc đối đầu hạt nhân sẽ phá hủy tất cả hoặc gần như toàn bộ cuộc sống con người trên hành tinh. Các nhà chính trị cho rằng khả năng của cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô rất quan trọng để tránh sự đối đầu quân sự xảy ra và tránh cuộc thế chiến 3 nổ ra. Bởi nếu xảy ra Chiến tranh thế giới 3 sẽ có những hậu quả hết sức nặng nề với tất cả các quốc gia, nhất là những quốc gia ở vị trí chiến lược như Việt Nam. Chiến tranh thế giới thứ 3 Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.

Chiến tranh thế giới thứ 3 là cuộc xung đột quân sự lớn trên quy mô toàn cầu lần thứ 3. Nếu xảy ra, nó sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, lớn hơn hai cuộc chiến tranh thế giới trước với những vũ khí hiện đại sát thương cao.

Video liên quan

Chủ Đề