Chiều dài bao nhiêu m thì không phải xin đường năm 2024

Theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, tại Phụ lục I, bảng 1.4 Phân cấp công trình phục vụ giao thông vận tải [công trình giao thông] như sau:

STT

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.4.1

Công trình đường bộ

1.4.1.1 Đường ô tô cao tốc

Tốc độ thiết kế [km/h]

\> 100

100

80; 60

1.4.1.2 Đường ô tô

Lưu lượng [nghìn xe quy đổi/ngày đêm]

hoặc

Tốc độ thiết kế [km/h]

\> 30

hoặc

\> 100

10 ÷ 30

hoặc

100

3 ÷ < 10

hoặc

80

0,5 ÷ < 3

hoặc

60

< 0,5

hoặc

< 40

1.4.1.3 Đường trong đô thị:

- Xác định cấp công trình theo tất cả các tiêu chí phân cấp, lấy cấp cao nhất xác định được làm cấp công trình.

- Đối với đường trong đô thị có tổng chiều dài ≤ 1.000 m: Sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì hạ xuống một cấp nhưng không thấp hơn cấp lV

- Đường trên cao trong đô thị xét theo các tiêu chí tại Bảng này và quy mô kết cấu tại mục 2.5.1 Bảng 2 Phụ lục II

  1. Số làn xe

≥ 8

6

2; 4

1

  1. Tốc độ thiết kế [km/h]

≥ 80

60

50

40

20 ÷ 30

1.4.1.4 Nút giao thông [đồng mức, khác mức]

Lưu lượng xe thiết kế quy đổi [nghìn xe/ngày đêm]

≥ 30

10 ÷ < 30

3 ÷ < 10

< 3

1.4.1.5 Các loại đường khác:

  1. Đường nông thôn
  1. Đường chuyên dùng để phục vụ vận chuyển, đi lại của một hoặc một số tổ chức, cá nhân nhưng không bao gồm mục 1.4.1.1 đến 1.4.1.3 [ví dụ: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường tạm phục vụ thi công, đường trong khu vui chơi, nghỉ dưỡng, ...]

Ghi chú: Đường thử nghiệm xe ô tô xác định cấp theo mục 1.4.1.2

  1. Đường xe đạp; đường đi bộ

Mức độ quan trọng

Mọi quy mô

1.4.2

Công trình đường sắt

1.4.2.1 Đường sắt đô thị [bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt]

Mức độ quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

1.4.2.2 Đường sắt quốc gia, khổ đường 1.435 mm

Ghi chú: Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa

Tốc độ thiết kế [km/h]

≥ 200

120 ÷ < 200

80 ÷ < 120

< 80

1.4.2.3 Đường sắt quốc gia, khổ đường 1.000 mm; đường lồng, khổ đường [1.435 - 1.000] mm

Tốc độ thiết kế [km/h]

100 ÷ 120

60 ÷ < 100

< 60

1.4.2.4 Đường sắt chuyên dụng, khu vực

Tốc độ thiết kế [km/h]

≥ 70

< 70

1.4.3

Công trình cầu

1.4.3.1 Cầu phao

Lưu lượng quy đổi [xe/ngày đêm]

\> 3.000

1.000 ÷ 3.000

700 ÷ < 1.000

500 ÷ < 700

1.4.4

Công trình đường thủy nội địa

1.4.4.1 Công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa [bến, ụ, triền, đà...]

Tải trọng của tàu [nghìn DWT]

\> 30

10 ÷ 30

5 ÷ < 10

< 5

1.4.4.2 Cảng, bến thủy nội địa

  1. Cảng, bến hàng hóa

Tải trọng của tàu [nghìn DWT]

\> 5

3 ÷ 5

1,5 ÷ < 3

0,75 ÷ < 1,5

< 0,75

  1. Cảng, bến hành khách

Cỡ phương tiện lớn nhất [ghế]

\> 500

300 ÷ 500

100 ÷ < 300

50 ÷ < 100

< 50

1.4.4.3 Bến phà

Lưu lượng [xe quy đổi/ngày đêm]

\> 1.500

700 ÷ 1.500

400 ÷ < 700

200 ÷ < 400

< 200

1.4.4.4 Âu tàu

Tải trọng của tàu [nghìn DWT]

\> 3

1,5 ÷ 3

0,75 ÷ < 1,5

0,2 ÷ < 0,75

< 0,2

1.4.4.5 Đường thủy có bề rộng [B] và độ sâu [H] nước chạy tàu:

  1. Trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo

Be rộng B [m] và độ sâu II [m] nước chạy tàu

B > 120

H > 5

B =90 ÷ < 120

H = 4 ÷ 5

B = 70 ÷ < 90

H = 3 ÷ < 4

B = 50 ÷ < 70

H = 2 ÷ < 3

B < 50

H < 2

  1. Trên kênh đào

Bề rộng B [m] và độ sâu H [m] nước chạy tàu

B > 70

H > 5

B = 50 ÷ < 70

H = 4 ÷ 5

B = 40 ÷ < 50

H = 3 ÷ < 4

B = 30 ÷ < 40

H = 2 ÷ < 3

B < 30

H < 2

1.4.5

Công trình hàng hải

1.4.5.1 Công trình bến cảng biển; khu chuyển tải; khu neo đậu; khu tránh, trú bão

  1. Bến cảng hàng hóa, công vụ

Tải trọng của tàu [nghìn DWT]

\> 70

\> 40 ÷ 70

\> 20 ÷ 40

\> 5 ÷ 20

≤ 5

  1. Bến cảng hành khách

Tổng dung tích của tàu [nghìn GT]

\> 150

\> 100 ÷ 150

\> 50 ÷ 100

\> 30 ÷ 50

≤ 30

  1. Khu chuyển tải; khu neo đậu; khu tránh, trú bão

Tải trọng của tàu [nghìn DWT]

\> 70

\> 40 ÷ 70

\> 20 ÷ 40

\> 5 ÷ 20

≤ 5

1.4.5.2 Cơ sở sửa chữa tàu biển, phương tiện thủy; âu tàu biển, ụ tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác [triền, đà, sàn nâng...]

Tải trọng của tàu [nghìn DWT]

\> 70

\> 40 ÷ 70

\> 20 ÷ 40

\> 5 ÷ 20

≤ 5

1.4.5.3 Luồng hàng hải

Bề rộng luồng một làn B [m]

hoặc

Chiều sâu chạy tàu Hct [m]

B > 190

hoặc

Hct ≥ 16

140 < B ≤ 190

hoặc

14 ≤ Hct < 16

80 < B ≤ 140

hoặc

8 ≤ Hct < 14

50 < B ≤ 80

hoặc

5 ≤ Hct < 8

B ≤ 50

hoặc

Hct < 5

1.4.5.4 Các công trình hàng hải khác:

  1. Phao báo hiệu hàng hải

Đường kính phao D [m]

D ≥ 10

5 ≤ D < 10

3 ≤ D < 5

2 ≤ D < 3

D < 2

  1. Công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ

Chiều cao lớn nhất của công trình hoặc độ sâu mực nước H [m]

H > 16

12 < H ≤ 16

8< H ≤ 12

5≤ H ≤ 8

< 5

1.4.6

Công trình hàng không

1.4.6.1 Nhà ga hàng không [Nhà ga chính]

Lượt hành khách [triệu khách/năm]

≥ 10

< 10

1.4.6.2 Khu bay

Cấp sân bay theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế [ICAO]

Sân bay cấp từ 4E trở lên

Sân bay cấp thấp hơn 4E

1.4.6.3 Các công trình bảo đảm hoạt động bay [Đài kiểm soát không lưu, Trung tâm kiểm soát đường dài, Trung tâm kiểm soát tiếp cận, Trạm radar sơ cấp/thứ cấp; không bao gồm mục 1.4.6.2 và mục 1.4.6.4]

Mức độ quan trọng

Cảng hàng không quốc tế

Cảng hàng không, sân bay nội địa

1.4.6.4 Hãng ga máy bay

Mức độ quan trọng

Cấp I với mọi quy mô.

Ghi chú:

- Công trình giao thông khác có mục đích sử dụng phù hợp với loại công trình nêu trong Bảng 1.4 thì sử dụng Bảng 1.4 để xác định cấp theo mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất.

- Tham khảo các ví dụ xác định cấp công trình giao thông trong Phụ lục III Thông tư 06/2021/TT-BXD.

Ví dụ xác định cấp công trình giao thông

Theo Phụ lục III kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, có 2 ví dụ về xác định cấp công trình giao thông như sau:

3.10 Ví dụ 10: Công trình Giao thông - Tuyến đường ô tô cao tốc A

Dự án đầu tư xây dựng “Tuyến đường ô tô cao tốc A” dài 200 km, tốc độ thiết kế 120 km/h. Trên tuyến đường này có các công trình:

- A1 [Đường ô tô cao tốc]: Tốc độ thiết kế 120 km/h;

- A2 [Cầu đường bộ]: 4 nhịp, nhịp lớn nhất 40 m, chiều cao trụ cầu 20 m;

- A3 [Hầm giao thông đường bộ]: Hầm qua núi, có vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, chiều dài 300 m, diện tích mặt cắt ngang hầm 200 m2;

- A4 [Trạm thu phí]: Kết cấu khung, có mái, chiều cao đến đỉnh công trình: 15 m, chiều dài nhịp kết cấu lớn nhất: 40 m; và các kết cấu nhỏ lẻ khác: Cột biển báo, khung biển báo, hầm chui dân sinh, lan can đường.

Dự án Tuyến đường ô tô cao tốc A được xây dựng theo tuyến có một số công trình chính phục vụ trực tiếp cho giao thông vận tải [gồm các công trình A1, A2 và A3] và công trình phụ trợ [A4 và kết cấu nhỏ lẻ khác]. Cấp của các công trình này xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD như sau:

  1. Xác định cấp của các công trình chính:

- Công trình A1: Công trình có quy mô công suất và không có quy định xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu. Theo quy định tại mục 1.4.1.1 Bảng 1.4 Phụ lục I, cấp công trình xác định được theo tốc độ chạy xe thiết kế là cấp đặc biệt.

- Công trình A2: Không có mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất [không có trong Bảng 1.4 Phụ lục I], vì vậy cấp công trình được xác định theo loại và quy mô kết cấu. Theo Bảng 2 Phụ lục II, công trình này tương ứng với mục 2.5.1, xác định cấp công trình theo nhịp kết cấu lớn nhất: Cấp III, theo chiều cao trụ cầu: Cấp II. Cấp công trình A2: Cấp II [cấp cao nhất xác định được].

- Công trình A3: Không có mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất [không có trong Bảng 1.4 Phụ lục I], vì vậy cấp công trình được xác định theo loại và quy mô kết cấu. Theo Bảng 2 Phụ lục II, công trình này tương ứng với nhóm 2.6.1, xác định cấp công trình theo tổng chiều dài: Cấp II, theo diện tích mặt cắt ngang: Cấp I, theo kết cấu vỏ hầm: Cấp II. Cấp công trình A3: Cấp I [cấp cao nhất xác định được].

  1. Xác định cấp của các công trình phụ trợ:

- Công trình A4: Không có mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất [không có trong Bảng 1.4 Phụ lục I], vì vậy cấp công trình được xác định theo loại và quy mô kết cấu. Theo Bảng 2 Phụ lục II, công trình này tương ứng với mục 2.1.3, xác định cấp công trình theo chiều cao: Cấp III, theo nhịp kết cấu lớn nhất: Cấp III. Cấp công trình A4: Cấp III [cấp cao nhất xác định được].

- Các kết cấu nhỏ lẻ khác [cột biển báo, khung biển báo, hầm chui dân sinh, lan can đường...]: Xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD. Nếu công trình không có [hoặc không có loại phù hợp] trong Bảng 1.4 Phụ lục I thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu [sử dụng Bảng 2 Phụ lục II].

  1. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng:

- Áp dụng cấp công trình để xác định thẩm quyền được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD: Dự án Tuyến đường ô tô cao tốc A được xây dựng theo tuyến có một số công trình chính, theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD, áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất là cấp đặc biệt [cấp của công trình A1 - đã xác định tại mục a Ví dụ này] để thực hiện.

- Áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định từ điểm b đến điểm n khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD: Ví dụ phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng cho một, một số hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD như sau:

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình, ví dụ Công trình A1, áp dụng cấp công trình [đã xác định tại mục a Ví dụ này] của Công trình A1 là cấp đặc biệt;

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho một số công trình, ví dụ Công trình A2 và A3, áp dụng cấp công trình [đã xác định tại mục a Ví dụ này] của Công trình A2 là cấp II [đối với cầu đường bộ] và của Công trình A3 là cấp I [đối với hầm giao thông đường bộ];

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho toàn bộ các công trình, áp dụng cấp công trình [đã xác định tại mục a và b Ví dụ này] của các công trình thuộc tuyến.

3.11 Ví dụ 11: Công trình Giao thông - Hải đăng M

“Hải đăng M” xây dựng trên đảo, cao 50 m so với mặt đất ngoài công trình. Cấp công trình của “Hải đăng M” được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD như sau:

Công trình “Hải đăng M” không có trong Bảng 1.4 Phụ lục I, vì vậy cấp công trình được xác định theo loại và quy mô kết cấu. Theo Bảng 2 Phụ lục II, công trình này tương ứng với mục 2.2.3; cấp công trình xác định được theo chiều cao của kết cấu là cấp II.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề