Chính sách cai trị của chủ nghĩa Apacthai ở châu Phi là

1. Chế độ Apacthai

Khái niệm “a-pac-thai” [apartheid] xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc [The National Party – NP] lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid [phân biệt chủng tộc] hay apartness [phân lập]. Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.

Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi [Africaner] nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người [Group Areas Act] ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi [Separate Amentities Act] năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp [Mixed Marriages Act] năm 1949 và Luật Trái Luân lý [Immorality Act] năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.

Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Ví dụ, Luật Phân biệt đại diện của cử tri đã được thông qua năm 1956 gạt các cử tri da màu ra khỏi danh sách cử tri chung và lập ra một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu cũng bị cấm tham gia các cuộc bầu cử như người da đen suốt từ thập kỷ 1950 đến năm 1983 khi một cuộc cải cách Hiến pháp cho phép người da màu và người Châu Á thiểu số quyền được tham gia vào các viện của Quốc hội và được hưởng một số quyền hạn chế, bao gồm cả quyền bầu cử

Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức 42.000 Rand/năm [tương đương 7.000 USD], trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm [khoảng 50.000 USD]. Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

2. Liên hợp quốc trong đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai

Ngày 30 tháng 11 năm 1973 Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về ngăn chặn và trừng trị chủ nghĩa Apacthai. Việc thông qua Công ước quốc tế này là minh chứng hùng hồn về sự đóng góp to lớn của nhân loại tiến bộ vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người thông qua tổ chức Liên hợp quốc.

Điều 1 Công ước chỉ rõ Apacthai là tội ác chống loài người, là sự tiếp nối của chính sách diệt chủng, giết người hàng loạt, vi phạm thô bạo các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và đe dọa nghiêm trọng hoà bình, an ninh thế giới.

Các đoàn chuyên gia cao cấp của Liên hợp quốc sau khi điều tra ở Nam Phi đã báo cáo Đại hội đồng về tình hình phát triển của chủ nghĩa Apacthai ở nước này. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhiều lần thảo luận về sự vi phạm quyền con người ỏ Nam Phi. Liên hợp quốc cũng đã thành lập uỷ ban chuyên trách về Apacthai để báo cáo Đại hội đồng về thực chất của tội ác này tại Nam Phi.

Qua quá trình điều tra uỷ ban đã báo cáo Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an đã áp dụng các biện pháp, kể cả biện pháp trừng phạt đối với Nam Phi.

Tháng 6 năm 1980 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết cực lực lên án chính quyền Nam Phi vì tội khủng bố" các chiến sĩ chống chủ nghĩa Apacthai, vì việc giết hại các tù nhân chính trị.

Chính sách của chủ nghĩa Apacthai là thể hiện chính sách tội phạm chống danh dự và nhân phẩm của con người, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết kêu gọi cộng đồng thế giới trừng phạt Nam Phi bằng cách cắt đứt quan hệ kinh tế vối Nam Phi, đồng thời yêu cầu chính quyền Nam Phi đình chỉ việc vi phạm quyền con người ở nước này, đình chỉ các hoạt động xâm lược chống các quốc gia láng giềng châu Phi.

Như vậy, bằng nỗ lực của mình Liên hợp quốc đã phát huy vai trò một cách cao nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai và biểu hiện của nó, bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và tự do cơ bản của con người.

3. Cuộc chiến chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" [ANC] đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.

- Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.

- Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

4. Đấu tranh chống chế độ apartheid của người da đen

Năm 1948 Đảng Quốc gia trúng cử và nắm quyền lực, và bắt đầu áp đặt một loạt bộ luật phân biệt đối xử nặng nề sau này sẽ được gọi chung là chế độ apartheid. Không đáng ngạc nhiên, sự phân biệt đối xử này cũng được áp dụng đối với tài sản có được trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở thập niên 1950, 1960 và 1970. Tuy cộng đồng thiểu số Da trắng có được mức sống cao nhất trên toàn bộ châu Phi, thường được so sánh ngang bằng với các quốc gia phương Tây thuộc "Thế giới thứ Nhất", đa số người Da đen vẫn sống ở tình trạng nghèo khổ theo mọi tiêu chuẩn, gồm thu nhập, giáo dục, nhà ở và tuổi thọ. Tuy nhiên, thu nhập trung bình và tuổi thọ trung bình của người da đen, 'Ấn Độ' hay 'da màu' Nam Phi vẫn cao hơn rất nhiều quốc gia châu Phi với chính phủ da màu khác như Ghana và Tanzania.

Chế độ Apartheid dần gây ra nhiều tranh cãi, dẫn tới sự trừng phạt và rút vốn đầu tư từ nước ngoài và tình trạng bất ổn cũng như đàn áp ngày càng gia tăng bên trong Nam Phi. Một giai đoạn đàn áp kéo dài của chính phủ, cùng nhiều cuộc phản kháng bạo lực, những cuộc đình công, tuần hành, và phá hoại của nhiều phong trào phản đối chế độ apartheid, mà nhất là Đại hội Dân tộc Phi [ANC], diễn ra. Cuối thập 1970, Nam Phi khởi động một chương trình vũ khí hạt nhân, và trong thập kỷ sau đó họ đã chế tạo ra sáu vũ khí hạt nhân có thể sử dụng. Lý do căn bản của hành động sở hữu vũ khí hạt nhân bị tranh cãi, nhưng mọi người tin rằng Vorster và PW Botha muốn có khả năng buộc Hoa Kỳ phải can thiệp trong trường hợp xảy ra cuộc chiến giữa Nam Phi và chính phủ MPLA của Angola được Cuba hậu thuẫn.

Năm 1990, Frederik Willem de Klerk của Đảng Quốc gia lên làm tổng thống thay thế Botha. Nhờ vị trí này, và với quyết tâm, ông đã cải cách để từng bước phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và tiến hành bước đầu tiên đàm phán về việc rời bỏ quyền lực của chính họ khi dỡ bỏ lệnh cấm đảng Đại hội Dân tộc Phi và các tổ chức chính trị cánh tả khác hoạt động, và trả tự do cho những tù nhân da màu, trong số đó có Nelson Mandela sau hai bảy năm ở tù vì cáo buộc hành động bạo lực vũ trang. Các luật lệ liên quan tới Apartheid dần được hủy bỏ, và Nam Phi cũng phá hủy kho vũ khí hạt nhân của mình và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức năm 1994, Đại hội Dân tộc Phi giành thắng lợi vang dội với đa số ghế. Đảng này đã lên nắm quyền lực tại Nam Phi kể từ thời điểm đó.

5. Hậu apartheid

Dù chế độ apartheid đã chấm dứt, hàng triệu người dân Nam Phi, chủ yếu là người da đen, vẫn tiếp tục sống trong nghèo khổ. Điều này một phần bởi di sản của hệ thống apartheid [dù tình trạng nghèo khổ cũng là vấn đề trên khắp châu Phi], và, một điều mà ngày càng có nhiều người coi là một sai lầm của chính phủ hiện nay trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, cộng với những quy định tiền tệ và thuế của chính phủ hiện tại nhằm đảm bảo cả việc tái phân phối tài sản và tăng trưởng kinh tế. Trong mười năm kể từ khi Đại hội Dân tộc Phi lên nắm quyền, Chỉ số Phát triển Con người Liên hiệp quốc của Nam Phi đã giảm thảm hại, tuy trước đó nó luôn tăng trưởng vững chắc cho tới giữa thập niên 1990. Đa số nguyên nhân có thể quy cho đại dịch AIDS và sai lầm của chính phủ trong việc đương đầu với nó. Tuy nhiên, chính sách nhà ở xã hội của Đại hội Dân tộc Phi đã mang lại một số cải thiện trong điều kiện sống tại nhiều vùng bằng cách xem xét lại chi tiêu ngân sách và cải thiện tính hiệu năng của hệ thống thu thuế.

LUẬT MINH KHUÊ [Sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề