Chính sách tiền tệ của Nhật Bản

Nhật Bản tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ

VTV.vn - Nhật Bản tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mục tiêu là đưa lạm phát đạt mức 2% và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã kết thúc ngày 17/12, khép lại tuần đặc biệt khi khoảng 20 Ngân hàng Trung ương lớn trên khắp thế giới họp bàn về chính sách tiền tệ tháng cuối cùng của năm 2021.

Tại cuộc họp báo chiều 17/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định sẽ giảm các biện pháp khẩn cấp hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ quan này vẫn quyết định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, mục tiêu là đưa lạm phát đạt mức 2% và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Ngày 17/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản [BoJ] đã quyết định dừng mua thương phiếu và trái phiếu công ty, thu hẹp chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp tục tới tháng 9/2022 nhưng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn sẽ dừng vào cuối tháng 3 tới.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. [Ảnh: Bloomberg]

Cắt giảm một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng BoJ quyết định sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp, lãi suất ngắn hạn sẽ tiếp tục ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm sẽ ở mức khoảng 0%.

"Chúng tôi đã quyết định để gia hạn chính sách nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chính sách được thực hiện càng sớm sẽ mang lại cảm giác an toàn cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính", ông Kuroda Haryhiko - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho hay.

BoJ đã đưa ra quyết định trên trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu cắt giảm các gói kích thích được đưa ra trước đó như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] và Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB].

Theo các chuyên gia, những ngân hàng trung ương này thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng nhanh. Trong khi đó, theo thống kê chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản chỉ tăng 0,1% trong tháng 10. Đây là chính là điểm khác biệt lớn, tạo ra sự xu hướng trái chiều trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và các nền kinh tế trên.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế sau khi xuất hiện biến chủng mới và sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ bổ sung nếu cần thiết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

chính sách tiền tệ

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày kết thúc vào thứ Sáu [18/3], BOJ đã quyết định giữ nguyên các đòn bẩy chính sách quan trọng, trong đó lãi suất ngắn hạn âm 0,1% và lãi suất dài hạn duy trì ở mức gần bằng 0. BOJ cũng có kế hoạch tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản không giới hạn và lượng cổ phiếu trị giá lên tới 12 nghìn tỷ yên [101 tỷ USD] mỗi năm.

BOJ đang duy trì chính sách tiền tệ dễ dàng bất chấp lo ngại ngày càng tăng về việc đồng yên suy yếu và giá tăng đối với các mặt hàng nhập khẩu như dầu thô, khí đốt tự nhiên và lúa mì. Lạm phát bán buôn của Nhật Bản đạt 9,3% trong tháng 2, cao nhất trong 41 năm. Lạm phát tiêu dùng cũng dự kiến ​​sẽ tăng trên 2% sau tháng 4.

Hôm thứ Năm [17/3], đồng yên đã đánh dấu mức thấp nhất trong 6 năm là 119 đối với đồng đô la sau khi Cục Dự trữ Liên bang [Fed] tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 và báo hiệu thêm 6 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay. Động thái của ngân hàng trung ương Mỹ đã thúc đẩy sự hấp dẫn của đồng đô la so với đồng yên.

Với lãi suất dài hạn của Mỹ tăng trên 2,1% so với 0,2% ở Nhật Bản, "đồng yên sẽ chịu thêm áp lực bán ra", Hideo Kumano, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã quyết định vào ngày 10/3 để loại bỏ chương trình mua trái phiếu trong quý III và bắt đầu tăng lãi suất một thời gian sau đó.

Giá hàng hóa tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp ở Nhật Bản, làm suy yếu sự phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19.

Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp hạn chế trong phần lớn quý I để kiểm soát virus, các nhà hàng và quán bar buộc phải đóng cửa sớm. Mặc dù những điều khoản này dự kiến ​​sẽ được dỡ bỏ vào ngày 21/3, các nhà phân tích cảnh báo rằng nền kinh tế có thể đã thu hẹp trong quý đầu tiên.

Trong khi đó, quá trình phục hồi cũng bị cản trở bởi tình trạng thiếu hụt các nguyên liệu công nghiệp quan trọng như chip điện tử, đẩy các nhà sản xuất ô tô như Toyota Motor vào tình trạng ngừng hoạt động và sản lượng giảm.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

07:35' - 23/04/2022

BNEWS Đồng yen giảm giá mạnh khiến các nhà đầu tư cảnh giác rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp vào thị trường mở để hỗ trợ đồng tiền này.

Đã hơn một thập kỷ trôi qua kể từ lần gần nhất Chính phủ Nhật Bản can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối và hơn hai thập kỷ đã đi qua kể từ khi nước này can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ. Dưới đây là lịch sử các đợt can thiệp vào thị trường ngoại hối mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] đã thực hiện: Năm 1973:  Các cơ quan quản lý tiền tệ Nhật Bản quyết định thả nổi tự do đồng yen so với đồng USD. Năm 1985: Nhóm Năm nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, tiền thân của nhóm G7, đã ký Hiệp định Plaza, trong đó nhất trí rằng đồng USD được định giá quá cao và họ sẽ hành động để làm suy yếu nó. Năm 1987: Vào tháng 2/1987, sáu trong số các quốc gia G7 ký Hiệp ước Louvre, nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngăn chặn sự suy giảm mạnh của đồng USD. Năm 1988: Vào ngày 4/1/1988, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất so với đồng yen kể từ sau Thế chiến thứ hai là 120,45 yen/USD. BoJ đã can thiệp bằng cách mua USD và bán yen. Năm 1991-1992: BoJ can thiệp thị trường nhằm hỗ trợ đồng yen, bán đồng USD. Năm 1993: BoJ bán ròng đồng yen trong gần như cả năm để hạn chế sức mạnh của đồng tiền này. Tháng 4/1994 - tháng 8/1995: Đồng USD giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng mark Đức và mức thấp nhất hậu Thế chiến thứ hai so với đồng yen. Mỹ liên tục can thiệp vào thị trường , cùng với BoJ và Ngân hàng trung ương châu Âu [ECB] để nâng đỡ đồng bạc xanh. Năm 1997 – 1998:  Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á chứng kiến đồng yen suy yếu xuống gần mức 148 yen/USD, ngay cả sau khi các nhà chức trách Mỹ cùng với BoJ mua vào đồng yen. Tháng 1/1999- tháng 4/2000: BoJ thực hiện bán đồng yen ít nhất 18 lần, bao gồm một lần thông qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] và một lần qua ECB, do lo ngại đồng yen mạnh sẽ cản trở đà phục hồi kinh tế. Tháng 9/2001: BoJ can thiệp để bán đồng yen sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ. Tháng 5-6/2002: BoJ can thiệp để bán đồng yen với sự hỗ trợ của Fed và ECB. Tháng 3/2004: Chính phủ Nhật Bản kết thúc chiến dịch kéo dài 15 tháng nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng yen, trong đó Nhật Bản chi tổng cộng 35.000 tỷ yen [hơn 300 tỷ USD] để can thiệp vào thị trường. Ngày 15/9/2010: Lần đầu tiên trong sáu năm, Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng việc bán đồng yen để ngăn chặn đà tăng giá của đồng tiền này sau khi đồng USD chạm mức thấp nhất trong 15 năm, ở mức 82,87 yen/USD. Ngày 18/3/2011:  Các quốc gia G7 cùng nhau can thiệp để ngăn chặn sức mạnh của đồng yen khi đồng tiền này tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau trận động đất lớn, do suy đoán rằng các công ty Nhật Bản sẽ chuyển tài sản từ nước ngoài về để chi trả cho việc tái thiết. Tháng 8 và tháng 10/2011: Nhật Bản can thiệp để hạn chế đà tăng của đồng yen, khiến các quan chức nước này lo ngại sẽ làm chệch hướng đà phục hồi kinh tế sau một đợt suy thoái do trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 gây ra./.

>>>BoJ có thể nâng dự báo lạm phát nhưng vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng

Video liên quan

Chủ Đề