Chính trị trong thông tin báo chí là gì năm 2024

Phỏng vấn, tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ trên Nhà giàn DK1/15 – Phúc Nguyên. [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

[Thanhuytphcm.vn] - Đến giờ này, một số người vẫn cho rằng, muốn có tự do báo chí, tự do ngôn luận thì không những phải cho báo chí tư nhân hoạt động, mà còn phải không để báo chí bị chi phối, ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. Họ cho rằng, cần phải xóa bỏ tình trạng "chế độ độc đảng" can thiệp vào hoạt động báo chí; báo chí phải phi chính trị hóa, phi đảng tính... Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, vô căn cứ. Bởi lẽ, không có một nền báo chí nào hoàn toàn đứng ngoài chính trị, vô chính trị như các luận điệu thù địch xuyên tạc, rêu rao.

Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ, báo chí ở nước ta là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân. Trước đó, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, nêu rõ: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí”.

Từ lý luận cũng như thực tiễn, từ lịch sử cũng như hiện nay, khi báo chí có sự lãnh đạo của Đảng thì hoạt động báo chí mới có thể đảm bảo được tính cách mạng, dân chủ, khoa học, nhân văn, mới có thể phục vụ đại đa số nhân dân, phục vụ đất nước. Báo chí cách mạng ở nước trong gần 100 năm qua luôn là công cụ sắc bén góp phần quan trọng trong việc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển đất nước. Nhất là trong thời kỳ đổi mới, báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa tin đầy đủ, kịp thời về tình hình trong nước và quốc tế; phản ánh mọi mặt đời sống xã hội; phát huy những giá trị tốt đẹp, nhân tố mới, mô hình hiệu quả, cách làm hay; biểu dương gương người tốt, việc tốt; phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực; góp phần tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo vệ chủ quyền quốc gia, tuyên truyền đối ngoại; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống... Phần đông những người làm báo thực sự là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, của dân tộc, đã và đang chung sức đồng lòng tham gia xây dựng nước ta dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

Các phóng viên [áo đỏ] hỗ trợ các chiến sĩ kéo quà từ tàu lên nhà giàn, chuyển tình cảm của đồng bào ở đất liền tặng các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa. [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

Trong sự phát triển chung của báo chí gắn với sự phát triển của đất nước, của xã hội, không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. “Bản chất hoạt động báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, hướng tới và phục vụ đông đảo công chúng, xã hội và vì lợi ích cộng đồng. Mỗi cộng đồng, xã hội đều do một giai cấp, một chính đảng thống trị/cầm quyền/lãnh đạo; sự vận động, phát triển xã hội ấy chịu sự chi phối quan điểm, chính sách của đảng cầm quyền.[…] Như vậy, báo chí ý thức tự giác được quá trình thông tin đứng trên lập trường của đảng phái nào, thông tin vì lợi ích giai cấp nào, cái đó người ta gọi là tính giai cấp của báo chí. Khi báo chí nhận thức được rằng, thông tin phục vụ lợi ích của đội tiền phong và đại biểu lợi ích trung thành của giai cấp, của chính đảng-đó gọi là tính đảng. Như vậy, tính đảng là sự biểu hiện tập trung nhất, đậm đặc nhất, tinh túy nhất của tính giai cấp”[1]. Rõ ràng, báo chí ở nước ta hiện nay không thể có cái gọi là “phi chính trị”, “phi giai cấp”, có nghĩa là, báo chí không thể không do Đảng lãnh đạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, hoạt động của báo chí thực chất là hoạt động chính trị; nội dung quan trọng nhất và có ý nghĩa trên báo chí là nội dung chính trị. “Vì vậy, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của báo chí, xuất bản trong tình hình hiện nay là một đòi hỏi khách quan, đồng thời là nguyên tắc cơ bản bảo đảm tính đảng trong hoạt động của báo chí. Có thông qua sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của báo chí mới đi đúng hướng và thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm xã hội của mình. Mọi mưu toan "phi chính trị hóa" đối với hoạt động báo chí, cố tình tách báo chí ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều là ảo tưởng; dù với danh nghĩa gì, cũng làm cản trở tới hoạt động của báo chí cách mạng; đồng thời, cũng làm cản trở tới sự phát triển, tiến bộ của đất nước, tổn hại đến lợi ích của nhân dân”[2].

Do đó, phải luôn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, nhằm bảo đảm báo chí phục vụ tốt nhất cho các hoạt động của Đảng, của đất nước và của nhân dân. “Không thể có khái niệm báo chí trung lập tuyệt đối hay báo chí khách quan tuyệt đối, tức là không thể có chuyện báo chí đứng ngoài chính trị, không phục vụ cho lợi ích của các chính giới hay những tập đoàn nào đó”[3].

Khi một sự kiện diễn ra, một phóng viên ảnh phải làm nhiều việc cùng lúc, và việc mang vác nhiều thiết bị là điều không thể tránh khỏi. Trong ảnh: Nhà báo Dư Hải, báo Thể thao TPHCM đang tác nghiệp. [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

Lịch sử đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là một yêu cầu mang tính khách quan, đồng thời cũng là một yêu cầu mang tính tự thân của báo chí. “Nó bảo đảm cho báo chí không gian rộng lớn để tự do sáng tạo với mục đích trong sáng, cao cả, nhất là thúc đẩy xã hội phát triển, vì hòa bình, tiến bộ, vì hạnh phúc của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, truyền thông phải được thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: định hướng phát triển; định hướng nội dung; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát, trong đó khâu cán bộ giữ vai trò quyết định”[4].

Hiện nay, bên cạnh nhiều cơ quan báo chí, nhiều nhà báo nhận thức rõ rằng việc báo chí luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng là cần thiết, có phù hợp thì vẫn còn rải rác người làm báo cho rằng đó là sự “can thiệp” của Đảng, từ các cơ quan tham mưu của Đảng. Đôi lúc, có người thấy rằng các chỉ đạo của ban tuyên giáo từ Trung ương đến tỉnh ủy, thành ủy có vẻ như gây ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động báo chí, đến quyền tự do thông tin… Đó là các nhận thức lệch lạc, non yếu về chính trị, cần được giáo dục, quán triệt sâu sắc từ trong tổ chức đảng, các cơ quan báo chí, để mỗi người làm báo có nhận thức rõ ràng, đầy đủ về sự tham gia đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí, cũng có nghĩa là của Đảng, đối với hoạt động báo chí ở nước ta.

Vân Tâm

________________

[1] PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, Không thể phủ nhận tính đảng trong nền báo chí cách mạng, Báo Quân đội nhân dân, ngày 20-6-2022.

[2] Nguyễn Thế Kỷ, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trước yêu cầu mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, bản điện tử, ngày 23/8/2011.

[3] Trần Bình Minh, Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, bản điện tử, ngày 24/1/2011.

Khái niệm thông tin báo chí là gì?

Tin báo chí chính là tin tức dùng trong truyền thông khi nói về độ HOT, nóng hổi của một việc, vấn đề đang được dư luận quan tâm. Các thông tin mà tin báo chí truyền tải sẽ được phản ánh trên truyền hình, tivi, báo chí truyền thông.

Nghĩa của từ báo chí là gì?

1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Mục đích của báo chí là gì?

Từ mục đích chung sử dụng báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, trước mỗi bài báo, Người đều xác định rõ, bài báo đó viết cho ai, viết để làm gì; từ đó lựa chọn viết cái gì, viết như thế nào để có thể tác động lên người nghe, người đọc, làm họ thay đổi nhận thức, ý nghĩ, tình cảm và ...

Báo chí sợ là gì?

Theo PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Báo chí số [digital journalism] là loại hình báo chí “sử dụng công nghệ số vận hành, đồng thời sáng tạo nội dung, sản xuất các dòng sản phẩm số, kinh doanh, phát hành trên các nền tảng số, trong một hệ sinh thái số”.

Chủ Đề