Chó con bị ốm nên chó uống thuốc gì

Trong cuộc sống hằng ngày thì việc chó bị ốm bỏ ăn và tỏ ra mệt mỏi báo trước những dấu hiệu không tốt lành cho sức khỏe của bé cún nhà bạn , thậm chí nó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của chú cún nhà bạn . Vậy thì khi chó bị ôm bỏ ăn và mệt mỏi cần làm gì cần kiểm tra những gì thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé .

Dấu hiệu nhận biết chó bị ốm

Hãy quan sát mọi hoạt động của cún thường ngày, nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường này, chắc chắn “cô /cậu” đang không khỏe trong người rồi đấy

chó bị ốm trở nên biếng ăn

Khi chó đột nhiên có biểu hiện biếng ăn thì rất có thể nó đã bị ốm. Khi chó biếng ăn thì chủ thường nghĩ nó bị bệnh giun. Nhưng thực ra không phải. Chó bị bệnh giun thường gặp với những con chó dưới hai tháng tuổi, còn chó lớn thì ít hơn. Hoặc chó có thể đang bị đau răng. Khi đó bạn nên cho chó ăn thức ăn mềm hơn để giúp nó nhai dễ dàng hơn. Nếu không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Khi đó bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ thăm khám và chăm nó đúng cách.

nhiệt độ cơ thể chó thay đổi

Chó cũng giống như người, khi thời tiết thay đổi thì nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi. Và khi đó chúng rất dễ bị ốm. Chó không biết nói nên khi đau ốm thì chúng không biết phải nói cho bạn rằng nó đang không khỏe. Vậy nên bạn cần quan sát và theo dõi những biểu hiện của nó để phát hiện bệnh kịp thời.

Cơ thể chó uể oải,mệt mỏi, run rẩy. Vẻ mặt của nó luôn buồn bã, lờ đờ và thường nằm một chỗ. Chó ít vận động hơn thường ngày và ngủ nhiều hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết chó bị ốm bỏ ăn mệt mỏi

Nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón, đi vệ sinh khó khăn hơn, phân có lẫn máu

Nếu chó có những biểu hiện trên thì chắc chắn chúng đang bị ốm nguyên nhân có thể là những căn bệnh nguy hiểm mang án tử với chúng như bệnh care & bệnh parvo , cũng có thể do chúng bị nhiễm ký sinh trùng máu . Và những biểu hiện như thế này đặc biệt nghiêm trọng không được tự ý chữa trị mà phải mang ngay đến các Bệnh Viện Thú Y Uy Tín để cấp cứu và cứu chữa kịp thời cho bé nhà bạn.

Sốt, co giật , Quặp đuôi, đi đứng loạng choạng, khó khan

Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu về thân nhiệt, mạch, tần suất đi vệ sinh, đặc điểm của phân và nước tiểu cũng như những thay đổi về tâm sinh lý. Bất kỳ một dấu hiệu nào trở nên khác thường, trở nặng hãy nghĩ ngay đến việc đưa chúng đến bệnh viện/phòng khám thú y uy tín để được bác sỹ có chuyên môn thăm khám, cho lời khuyên và pháp đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh nặng thêm và hậu quả biến chứng xảy ra.

Nguyên nhân khiến chó bị ốm mệt mỏi bỏ ăn

có nhiều nguyên nhân khiến chú chó nhà bạn bị ốm nhưng đa phần vẫn là yếu tố về bệnh lý viêm nhiễm cụ thể như sau

chó bị nhiễm giun sán

Do thói quen ăn đồ chưa chín hoặc các đồ ăn vứt xuống đất hoặc đồ ăn bẩn ôi thui mà khiến chú chó của bạn bị ốm do vi khuẩn vi rút phát triển gây nên các triệu chứng khiến chó bị ốm , cách tốt nhất là nên tẩy giun đều đặn và thường xuyên cho cún nhà bạn

chó mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bị ốm khi mắc bệnh này thường do thức ăn bẩn ôi thiu hoặc do thay đổi thức ăn , bệnh này thường do vi khuẩn gây nên là một nhẹ nhưng cũng nguy hiểm vì khiến chó đi lỏng mất nước hoặc phân nát cũng rất dễ nhầm với các bệnh virus khác .

Chó mắc bệnh care hoặc parvo

care và parvo được dánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của chó , khiến chú chó của bạn sẽ mất đi tính mạng chỉ sau vài ngày nếu không được chăm sóc y tế tốt và được tiêm phòng một cách đầy đủ . Vì nó là các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nên cần tham vấn bác sĩ thú y để có thể chưa bệnh cho chúng một cách quy chuẩn nhất tăng tỷ lệ sống cho chú cún cưng của bạn

Tham khảo : Dịch vụ chữa bệnh care & parvo tại nhà của chúng tôi

Các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh nguy hiểm và hay gặp ở trên thì cũng còn vô vàn các lý do và các căn bệnh khác như kiết lỵ , thương hàn, cảm cúm, sổ mũi , viêm phổi , viêm gan , suy thận … cũng dẫn đến tình trạng cho bị ốm nhưng ít xảy ra hơn so với các bệnh trên nên tôi sẽ không nhắc đến trong bài này và đưa vào tham khảo tại các chuyên mục riêng biệt .

Điều trị chó bị ốm bỏ ăn mệt mỏi

Điều đầu tiên tôi vẫn là khuyến cáo các bạn tham vấn các bác sĩ thú y và các bệnh viện thú y lớn và uy tín để điều trị và sử dụng thuốc một cách chính xác tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cún . Sau tôi sẽ chỉ hướng dẫn các biện pháp không liên quan đến việc sử dụng thuốc vì việc sử dụng thuốc cần có chuyên môn và được đào tạo bài bản.

Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy

Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.

  • Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.

Đảm bảo chó của bạn được uống nước

Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó của bạn bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.

  1. 1

    Theo dõi hoạt động hàng ngày của chú chó. Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó. [1] X Nguồn nghiên cứu Cahn CM, Line S. The Merck Veterinary Manual. 9th ed. John Wiley & Sons, 2005 Đi tới nguồn

    • Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ [ăn uống không được tốt trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt], bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

  2. 2

    Một số triệu chứng cần bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương.[2] X Nguồn nghiên cứu Kirk and Bistner’s Handbook of Veterinary Procedures and Emergency Treatment. Eighth Edition. Ford and Mazzaferro. Elsevier, Inc. 2006. Đi tới nguồn Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:

    • Hôn mê
    • Chảy máu nhiều
    • Ăn phải chất độc hại
    • Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng
    • Gãy xương
    • Khó thở
    • Co giật liên tục trong vòng 1 phút
    • Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu
    • Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh [như: tiểu đường, bệnh Addison, v.v…]
    • Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.

  3. 3

    Hỏi ý kiến bác sĩ đối với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:

    • Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút
    • Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày
    • Sốt
    • Ngủ lịm quá 1 ngày
    • Không ăn quá 1 ngày
    • Khó đại tiện
    • Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động
    • Uống nước quá nhiều
    • Bị phù
    • Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn
    • Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác [run rẩy hoặc rên rỉ]

  1. 1

    Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.

    • Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.

  2. 2

    Đảm bảo chó của bạn được uống nước. Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

  3. 3

    Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày. Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.

    • Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà [không da và mỡ] hoặc thịt viên luộc.
    • Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.[3] X Nguồn nghiên cứu Blackwell's Five-Minute Veterinary Consult: Canine and Feline. Tilley and Smith. Wiley and Blackwell. 2011 Đi tới nguồn
    • Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày [chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần].

  4. 4

    Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy. Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

  5. 5

    Kiểm soát phân và nước tiểu của chó. Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng.

    • Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.

  6. 6

    Theo dõi sát sao triệu chứng của chó. Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu [ví dụ đi làm], hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần.

    • Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.

  7. 7

    Đừng ngại gọi cho bác sĩ thú y. Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.

  1. 1

    Giữ chó ở trong nhà. Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.

  2. 2

    Tạo ổ thoải mái cho chó. Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu.

    • Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.

  3. 3

    Giữ cho ngôi nhà yên tĩnh. Khi chó bị ốm, bạn hãy hạn chế tiếng động và ánh đèn. Hãy nghĩ về môi trường giống như khi bạn bị ốm. Chó của bạn sẽ cảm ơn bạn về điều đó. Hạn chế khách đến chơi hoặc những tiếng ồn từ máy hút bụi, trẻ em và vô tuyến. Cách này sẽ giúp chó của bạn được nghỉ ngơi như chúng muốn.

  4. 4

    Cách li chú chó bị ốm với những chú chó khác. Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.

  1. 1

    Đừng cho chó ăn thức ăn giống như của người. Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng.

    • Những thực phẩm có hại khác là bánh mì, sôcôla, quả bơ, đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi, và những thức ăn khác.[4] X Nguồn tin đáng tin cậy American Society for the Prevention of Cruelty to Animals Đi tới nguồn

  2. 2

    Đừng cho chó uống thuốc dành cho người. Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.

  3. 3

    Loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nhà, nơi để xe và sân vườn. Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.

  • Luôn nói chuyện với chú chó một cách nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 94.803 lần.

Chuyên mục: Chó

Trang này đã được đọc 94.803 lần.

Video liên quan

Chủ Đề