Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 đậm đặc thi hiện tượng quan sát được

BÀI 1: HIĐRO - HALOGENTN 1- Điều chế hyđroa- Cách thứ nhất: Cho kim loại tác dụng với axit: Cho vào ống nghiệm khoảng5 ml H2SO4 loãng, thêm vào đó vài hạt kẽm [chú ý thả hạt kẽm trượt theo thành ống],đậy ống bằng nút cao su có ống thuỷ tinh đầu vuốt nhọn. Khi khí thoát ra nhiều thìchâm lửa đốt đầu ống thuỷ tinh, quan sát màu ngọn lửa, viết phương trình phản ứng vàgiải thích.b- Cách thứ 2: Cho nhôm tác dụng với kiềm: Bỏ vài mảnh nhôm vụn [hoặc viênnhôm] vào ống nghiệm chứa khoảng 3 ml dung dịch NaOH 2N, quan sát hiện tượng,viết phương trình phản ứng?TN 2- Tính chất của hiđroTác dụng của H2 với O2: Dùng ống nghiệm thu khí H 2 đến 2/3 thể tích của ống.Sau đó tiếp tục thu khí O2 đến đầy ống [ thu khí H2 và O2 theo phương pháp rời nước].Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống. Đưa ống nghiệm lại gần ngọn lửa đồng thời mởngón tay ra. Quan sát hiện tượng.Chú ý: Khi cầm ống nghiệm đựng hỗn hợp nổ chứa hyđro và oxi đưa lại gầnngọn lửa cần phải lót tay bằng khăn hoặc giẻ dày để tránh tai nạn nổ ống.Giải thích hiện tượng thí nghiệm. Viết phương trình phản ứng? Cho biết nguyêntắc hoạt động của bình kíp?TN 3- Điều chế khí CloCho vào 3 ống nghiệm khô, mỗi ống 1 ít tinh thể chất oxi hoá sau: MnO 2;K2Cr2O7; KMnO4 cho vào mỗi ống vài giọt axit HCl đặc. Quan sát màu và mùi của khíbay ra. Dùng giấy có tẩm dung dịch KI [hoặc hồ tinh bột] để thử khí bay ra. Giải thích tạisao có sự thay đổi màu của giấy tẩm dung dịch KI [có nhỏ hồ tinh bột]. Viết các phươngtrình phản ứng xảy ra. Cho kết luận về nguyên tắc điều chế khí Clo.TN 4- Tương tác của clo với natriChuẩn bị một bình tam giác chứa đầy khí clo được nút kín bằng nút cao su.Dùng dao cắt một mẩu natri nhỏ [bằng nửa hạt đỗ xanh] cho vào thìa sắt rồi đốt chomẩu Na nóng chảy ra, đưa nhanh vào bình chứa khí clo cho Na cháy trong bình chứakhí clo. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội bình, hoà tan sản phẩm thu được, nhỏ vàodung dịch vài giọt dung dịch AgNO3. Quan sát thí nghiệm, nhận xét và viết phươngtrình phản ứng.1TN 5- Tương tác của Clo với đồngChuẩn bị một bình tam giác chứa đầy khí clo được nút kín bằng nút cao su.Dùng một nút cao su khác cùng cỡ, cắm một sợi dây đồng đã được quấn thành hình lòso, đầu sợi dây đồng cuốn thành búi nhỏ, đốt nóng phần đầu dây đồng trên ngọn lửađèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí Clo sau khi đã mở nhanh nút cao su ra và đưanút cắm sẵn sợi dây đồng đốt nóng. [Chú ý phải giữ nút kín bình phản ứng để sợi dâyđồng cháy trong khí Clo mà không để khí Clo thoát ra ngoài. Quan sát hiện tượng dâyđồng cháy trong khí Clo. Khi dây đồng cháy xong để nguội. Cẩn thận cho vào bình 5ml nước. Nhận xét màu của dung dịch thu được. Tiếp tục thêm vào dung dịch thu được0,5 ml dung dịch NH3 đậm đặc, nhận xét, viết các phương trình phản ứng và giải thíchquá trình thí nghiệm.TN 6- Tương tác giữa Clo và PhốtphoChuẩn bị một bình tam giác chứa đầy khí clo được nút kín bằng nút cao su. Lấymột ít phốt pho đỏ [bằng nửa hạt ngô] cho vào thìa sắt, đốt cháy phốt pho ngoài khôngkhí rồi đưa nhanh vào lọ chứa đầy khí Clo, quan sát hiện tượng phốt pho tiếp tục cháytrong khí clo. Đổ vào lọ một ít nước và lắc đều, thử môi trường bằng giấy quỳ tím.Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.TN 6- Điều chế BromCho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KBr đã được trộn đều với một ít bộtMnO2 [đổ hỗn hợp vào ống nghiệm theo máng giấy để hỗn hợp không dính trên thànhống nghiệm]. Nhỏ từ từ vào hỗn hợp 3 - 4 giọt axit H 2SO4 đặc, đậy miệng ống nghiệmbằng bông tẩm dung dịch KI loãng, nếu cần có thể đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèncồn. Quan sát màu của hơi Brôm thoát ra. Giải thích thí nghiệm và viết phương trìnhphản ứng.TN 7- Điều chế iotCho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KI đã được trộn đều với một ít bộtMnO2. Nhỏ từ từ vào hỗn hợp 3 - 4 giọt axit H 2SO4 đặc, đậy miệng ống nghiệm bằngbông tẩm hồ tinh bột, đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát phản ứng,Giải thích thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng.TN 8- Tương tác giữa brom với nhôm bột2Dùng máng giấy cho vào ống nghiệm một ít bột nhôm. Cặp ống nghiệm bằngkẹp gỗ. Nhỏ vào ống nghiệm vài giọt Brôm lỏng [lấy từ phễu nhỏ giọt]. Quan sát hiệntượng và viết phương trình phản ứng.Chú ý: Làm thí nghiệm này phải ở trong tủ hút, người tiến hành thí nghiệm cầnđeo khẩu trang vì hơi brom rất độc và dễ gây bỏng.TN 9- Tương tác giữa iot nhôm bột.Cho vào cối sứ một thìa thuỷ tinh iôt rắn, dùng chày sứ nghiền nhỏ iốt rắn.Chuyển iốt đã nghiền mịn sang chén sứ rồi thêm vào 2 thìa thuỷ tinh bột nhôm rồidùng đũa thuỷ tinh trộn đều. Nhỏ vào hỗn hợp một giọt nước để làm xúc tác cho phảnứng xảy ra. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.TN 10- Tương tác giữa iot với hồ tinh bộtCho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch iốt trong nước [hay iot tan trong dungdịch KI], nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt hồ tinh bột [tinh bột đã được nấu thành hồ]. Nhậnxét sự thay đổi màu sắc của dung dịch.TN 11- Độ tan của brom, iot trong dung dịch hữu cơLấy 2 ống nghiệm: Ống 1: Cho vào 1 ml dung dịch nước brômỐng 2: Cho vào 1 ml dung dịch nước iôtCho vào mỗi ống từ 3 - 5 giọt benzen. Quan sát hiện tượng và cho nhận xét vềđộ hoà tan của brôm và iốt trong dung môi hữu cơ so với dung môi nước.TN 12- So sánh hoạt động hoá học của clo, brom, iota- Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch KBr, nhỏ vào đó từng giọtnước clo, lắc mạnh. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng. Tiếp tục chothêm nước clo vào và lắc mạnh. Nhận xét và viết phương trình phản ứng.b- Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch KI, nhỏ vào đó từng giọtnước brôm, quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó cho vào ống nghiệm vài giọt hồ tinhbột. Nhận xét hiện tượng viết phương trình phản ứng và giải thích.Cho kết luận chung về tính hoạt động hoá học của các halogen.3BÀI 2: OXI - LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNGTN 1- Nhiệt phân KMnO4: Lấy ống nghiệm khô, cho vào một ít tinh thểKMnO4. Dùng cặp gỗ, cặp ống nghiệm đun nhẹ trên đèn cồn, khi thấy có khí thoát rathì đưa que đóm còn đỏ lửa vào miệng ống nghiệm. Nhận xét và viết phương trìnhphản ứng.TN 2- Nhiệt phân KClO3: Lấy một ống nghiệm khô: Dùng máng giấy cho vàoống khoảng 3 thìa thuỷ tinh hỗn hợp KClO 3 và MnO2 [tỉ lệ 2:1 về khối lượng] đã đượctrộn đều. Dùng đèn cồn nung nóng ống nghiệm. Thu khí oxi thoát ra vào 01 bình bằngphương pháp dời nước để làm thí nghiệm sau.TN 3- Lưu huỳnh cháy trong oxiDùng bình thuỷ tinh [bình tam giác] đã chứa sẵn khí oxi điều chế ở thí nghiệmtrên. Lấy thìa kim loại đã được cắm sẵn vào nút cao su vừa với miệng bình tam giácchứa khí oxi, lấy một ít bột lưu huỳnh [bằng hạt đậu xanh] cho vào thìa kim loại, đốtcháy lưu huỳnh rồi đưa vào lọ đựng oxi và nút kín luôn để cho lưu huỳnh chỉ cháytrong oxi nguyên chất, quan sát màu ngọn lửa. Khi lưu huỳnh cháy xong, để nguộibình, mở nút rồi cho vào một ít nước và lắc đều. Thử tính axit của dung dịch trongbình.Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 loãng vào dung dịch vừa thu được. Quan sáthiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng.TN 4- Tương tác của lưu huỳnh với sắtLấy khoảng 01g bột sắt trộn kĩ với 0,5g bột lưu huỳnh. Sau đó đổ hỗn hợp vàoống nghiệm chịu nhiệt hoặc chén nung. Kẹp ống nghiệm [hoặc chén nung] trên giá sắt,đốt nóng hỗn hợp này bằng đèn cồn đến khi phản ứng. Lấy một ít sản phẩm thu đượccho vào ống nghiệm khác, nhỏ vào đó vài giọt HCl loãng, dùng tay phẩy nhẹ khí thoátra, nhận xét mùi của khí. Thử khí này bằng giấy tẩm dung dịch Pb[CH3COO]2.Viếtphương trình phản ứng và giải thích quá trình thí nghiệm.TN 5- Điều chế H2SCho vào ống nghiệm một ít quặng FeS [ đã đập nhỏ bằng hạt đỗ xanh], thêmvào 3 ml axit HCl loãng, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí, cho luồngkhí H2S sục vào ống nghiệm chứa khoảng 8 ml nước cất để làm các thí nghiệm sau.Đậy ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH loãng.4Chú ý: Khi không điều chế khí H 2S nữa phải sục ống dẫn khí vào cốc đựngdung dịch NaOH loãng.TN 6- Tính khử của H2SLấy 3 ống nghiệm lần lượt đựng các dung dịch:Ống 1: 1 ml dung dịch KMnO4 loãng được axit hoá bằng axit H2SO4.Ống 2: 1 ml dung dịch K2Cr2O7 loãng được axit hoá bằng axit H2SO4.Thêm vào mỗi ống từng giọt dung dịch nước H2S cho đến khi có sự thay đổimàu dung dịch và có kết tủa trắng. Viết phương trình phản ứng và giải thích.TN 7- Điều chế khí SO2 và axit H2SO3Trong bình cầu đựng khoảng 3g Na 2SO3 rắn. Trên phễu chiết đựng 20 ml dungdịch axit H2SO4 40%, mở khoá phễu cho H2SO4 chảy xuống thành từng giọt, có thểđun nhẹ bình cầu. Thu khí SO2 vào ống nghiệm khô bằng phương pháp dời không khírồi đậy kín.Lấy 1 ống nghiệm đựng khoảng 5 ml H 2O cho luồng khí SO2 đi qua, thử tínhaxit của dung dịch bằng giấy quì.TN 8- Tương tác của SO2 với dung dịch H2S.Lấy một ống nghiệm đựng từ 1,0 ml dung dịch H2S. Nhỏ từ từ từng giọt dungdịch SO2 vào các ống nghiệm chứa dung dịch H 2S, quan sát hiện tượng xảy ra, giảithích. Viết phương trình phản ứng và cho biết mục đích của thí nghiệm.TN 9- Tương tác của Na2SO3 với KMnO4 trong môi trường axit, kiềm, trungtính.Dùng 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa khoảng 1ml dung dịch Na 2SO3 , thêm vàolần lượt các ống nghiệm trên thứ tự các hóa chất sau: Ống 1 thêm 0,5 ml dung dịchH2SO4 loãng. Ống 2 thêm 0,5 ml dung dịch NaOH. Ống 3 thêm 1ml nước sạch. Lầnlượt nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO 4 loãng vào các ống nghiệm trên. Quan sáthiện tượng, viết phương trình phản ứng và cho biết mục đích của thí nghiệm này.TN 10 - Tương tác của H2SO4 đặc với Cu và ZnTrong 2 ống nghiệm mỗi ống chứa khoảng 1 ml dung dịch H 2SO4 98%. Thêmvào ống thứ nhất 1 hạt Zn, ống thứ 2 một mảnh đồng lá. Theo dõi phản ứng. Đun nóngống nghiệm, nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điềukiện phản ứng.5BÀI 3 : NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠTN 1- Điều chế nitơCho khoảng 3 ml dung dịch NH 4Cl bão hoà và khoảng 3 ml dung dịch NaNO 2bão hoà vào ống nghiệm. Đậy miệng ống bằng nút cao su có lắp ống dẫn khí, dùng đèncồn đun nhẹ ống nghiệm cho đến khi có khí thoát ra. Thu khí nitơ bằng phương phápdời nước vào một bình tam giác, đậy kín để dùng cho thí nghiệm sau. Viết phươngtrình phản ứng và giải thích quá trình thí nghiệm.TN 2- Tính chất của nitơLấy 1 que đóm đang cháy đưa vào miệng của lọ đựng khí N 2. Quan sát hiệntượng xảy ra, cho nhận xét về khí N2.TN 3- Điều chế NH3Cho dung dịch NH3 đậm đặc vào một bình cầu nhỏ, nút bình bằng nút cao su cóống dẫn khí. Nối ống dẫn khí đi qua một ống chữ U đựng NaOH rắn. Dùng đèn cồnđun nóng dung dịch NH3 đậm đặc để được khí NH 3. Khí thoát ra thu vào lọ khô bằngphương pháp rời chỗ không khí. Dùng giấy quỳ đã tẩm ướt nước cho vào luồng khísinh ra. Nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ.Dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc, đưa vào luồng khí NH 3.Nhận xét hiện tượng.TN 4- Tính tan của NH3Dùng bình nón khô đã chứa sẵn khí NH3, thay nút bằng nút có cắm ống thủytinh đầu vuốt nhọn [đầu nhọn quay vào trong bình]. Úp ngược bình vào chậu nước cópha vài giọt phenolphtalein. Nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng.TN 5- Tương tác của NH3 với CuODùng ống thuỷ tinh khô hình chữ U. Cho vào ống chữ U một ít bột CuO, mộtđầu ống chữ U nút bông để hạn chế khí NH3 thoát ra, đầu kia nối với bình điều chế khíNH3. [chú ý: khí NH3 dẫn qua CuO nung nóng phải được làm khô bằng cách cho điqua kiềm rắn hay CaO mới nung. Phần ống chữ U chứa CuO được đốt nóng bằng đèncồn cho đến khi nào xuất hiện màu đỏ của đồng kim loại thì thôi. Giải thích hiện tượngvà viết phương trình phản ứng. Kết luận về tính chất của NH3.TN 6- Tương tác của NH3 với KMnO4 trong môi trường kiềm yếu6Trong ống nghiệm có chứa 1 ml NH 3 25%, thêm vào đó 0,5 ml dung dịchKMnO4 loãng, đun nhẹ hỗn hợp. Nhận xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch. Giảithích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.TN 7- Điều chế NOLấy khoảng 1g Cu vụn [đồng lá] cho vào bình cầu có nhánh, lắp phễu chiết vàobình. Cho vào phễu này khoảng 15 ml dung dịch HNO 3 30%. Mở khoá cho axit nhỏ từtừ xuống bình cầu. Thu khí vào bình tam giác bằng phương pháp dời nước và nút kín.Quan sát màu của khí trong lọ. Cho khí tiếp xúc với không khí, nhận xét sự đổi màucủa khí. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.TN 8- Tính chất của HNO3Lấy 2 ống nghiệm: Ống 1: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 65%Ống 2: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng 30%Cho vào cả 2 ống vài mảnh đồng vụn. Quan sát, giải thích hiện tượng và viếtphương trình phản ứng.Lấy 2 ống nghiệm: Ống 1: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc 65%Ống 2: đựng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng 30%Cho vào mỗi ống 1 hạt Zn . Quan sát để so sánh kết quả 2 thí nghiệm trên. Giảithích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.TN 9- Tính chất oxi hóa của tinh thể KNO3Cho vào chén nung một ít KNO3 rắn [khoảng 3 thìa thuỷ tinh] rồi đặt lên kiềngvà đun đến khi nóng chảy, gắp 1 mẩu than gỗ cho vào chén nung khi than đã bốc cháybỏ thêm vào chén một thìa thuỷ tinh lưu huỳnh. Mô tả hiện tượng thí nghiệm. Giảithích nguyên nhân than và lưu huỳnh cháy sáng. Viết phương trình phản ứng.7BÀI 4+5 : KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔMVÀ CÁC HỢP CHẤTTN 1- Tác dụng của kim loại kiềm với nướcDùng panh sắt gắp kim loại K và Na trong các lọ đựng [kim loại kiềm đượcngâm trong dầu hoả] đặt lên kính thuỷ tinh và dùng dao cắt mỗi kim loại vài mẩu nhỏbằng hạt đậu xanh. Quan sát bề mặt vết cắt lúc đầu và sau một thời gian. Nhận xét.a/ Gắp mẩu kim loại Na cho vào chậu thuỷ tinh đựng nước, quan sát hiệntượng. Nhỏ vào chậu thuỷ tinh vài giọt phenolphtalein, giải thích kết quả. Kết luận vềtương tác giữa kim loại kiềm và nước.b/ Làm thí nghiệm tương tự với kim loại Kali.So sánh khả năng hoạt động của Na và K qua quan sát phản ứng của Na và Kkhi tương tác với nước.TN 2- Tác dụng của Mg với nướcLấy một đoạn dây Mg, cạo sạch bề mặt rồi cho vào ống nghiệm đựng nước cất,thêm vào vài giọt phenolphtalein. Theo dõi phản ứng ở nhiệt độ phòng, đun sôi ốngnghiệm trên đèn cồn. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và kết luận vềtương tác của Mg với nước.TN 3- Tác dụng của Mg với axitLấy 2 ống nghiệm đựng lần lượt các dung dịch HCl 2N và dung dịch HNO 3 2N.Cho vào mỗi ống một mẩu dây Mg [chừng 2 cm]. Quan sát hiện tượng phản ứng xẩyra trong 2 trường hợp trên. Viết phương trình phản ứng và kết luận về tương tác củaMg với axit.TN 4- Mg cháy trong không khíDùng panh sắt kẹp một dây Mg và đốt cháy dây Mg trên ngọn lửa đèn cồn, khiMg đã bốc cháy đưa nhanh lên miệng chén sứ khô. Theo dõi phản ứng, cho nhận xétvề sản phẩm tạo ra. Thêm vào chén sứ đựng sản phẩm trên 5 ml nước cất, dùng đũathuỷ tinh khuấy đều. Quan sát dung dịch thu được. Giót dung dịch vào ống nghiệm vàthêm vào vài giọt phenolphtalein. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phảnứng.TN 5- Làm kết tủa ion canxi8a- Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch Ca[OH] 2 [nước vôi trong].Dùng ống nhỏ giọt lần lượt thêm từ từ từng giọt các dung dịch sau vào mỗi ống nghiệmtrên: Na2SO4, Na2CO3. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.b- Thêm vào ống có CaSO4 từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, vừa thêm vừa dùng đũathuỷ tinh khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Giải thích, viết phương trình phản ứng.TN 6- Làm kết tủa ion strontia- Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch Sr[NO3]2. Dùng ống nhỏ giọtlần lượt thêm từ từ từng giọt các dung dịch sau vào mỗi ống nghiệm trên: Na2SO4, Na2CO3 ,K2CrO4. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.b- Thêm vào ống có SrSO4 từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, vừa thêm vừa dùng đũathuỷ tinh khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Giải thích, viết phương trình phản ứng.TN 7- Làm kết tủa ion baria- Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch BaCl 2. Dùng ống nhỏ giọtlần lượt thêm từ từ từng giọt các dung dịch sau vào mỗi ống nghiệm trên: Na2SO4, Na2CO3và K2CrO4. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.b- Thêm vào ống có BaSO4 từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, vừa thêm vừa dùng đũathuỷ tinh khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết. Giải thích, viết phương trình phản ứng.TN 8- Tác dụng của Al với HClLấy hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ít mảnh nhôm vụn:Ống 1: Thêm vào 1 ml dung dịch HCl loãng 2N.Ống 2: Thêm HCl đặc.Nhận xét tác dụng của Al với dung dịch HCl loãng và đặc. Viết phương trình phảnứng.TN 9- Tác dụng của Al với dung dịch kiềmCho vào ống nghiệm một ít mảnh Al vụn. Thêm vào khoảng 2 ml dung dịchNaOH 2N. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra và giải thích về cơchế phản ứng.TN 10- Ăn mòn nhôma/ Ăn mòn nhôm trong nước: Đánh sạch bề mặt nhôm bằng giấy ráp và rửasạch bằng nước lã, dùng giấy lọc thấm khô và thả vào ống nghiệm nước cất. Phản ứnggiữa nhôm và nước cất có xảy ra không?9Thêm vào đó khoảng 3 giọt dung dịch Hg[NO 3]2 , quan sát hiện tượng, viết phươngtrình phản ứng và giải thích kết quả.b/ Ăn mòn nhôm trong không khí [Hiện tượng nhôm mọc lông tơ]Đánh sạch bề mặt nhôm bằng giấy ráp và rửa sạch bằng nước lã, dùng giấy lọcthấm khô và để trong không khí, có gì thay đổi? Nhỏ vài giọt dung dịch Hg[NO 3]2 lênchỗ nhôm đã được đánh sạch để yên trong không khí khoảng vài phút. Quan sát hiệntượng và giải thích?TN 11- Điều chế Al[OH]3 và tính chất của nóDùng 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối nhôm, thêm từ từdung dịch NaOH 2N đến khi có kết tủa. Quan sát hiện tượng.Ống 1 với kết tủa trên thêm khoảng 5 giọt dung dịch HClỐng 2 thêm vào dung dịch NaOH dư.Nhận xét kết quả viết phương trình phản ứng và cho kết luận về tính chất của Al[OH] 3.BÀI 6: CROM - MANGAN - SẮT VÀ CÁC HỢP CHẤTTN 1- Điều chế Cr[OH]3 và tính chấtỐng nghiệm đựng 1 ml dung dịch muối Cr[III], nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2Nvào cho đến khi có kết tủa. Chia đôi kết tủa để nghiên cứu tương tác giữa Cr[OH] 3 vớiaxit và kiềm. Viết các phương trình phản ứng, rút ra kết luận về tính chất của Cr[OH] 3.TN 2- Chuyển hóa giữa cromat và đicromatChuyển K2CrO4 thành K2Cr2O7: Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dungdịch K2CrO4, nhận xét màu sắc. Thêm vào đó từng giọt dung dịch H 2SO4, quan sát màusắc dung dịch thay đổi. Giải thích và viết phương trình phản ứng.Chuyển K2Cr2O7 thành K2CrO4: Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dungdịch K2Cr2O7, thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm cho đến khi có sựthay đổi màu sắc của dung dịch. Nhận xét màu sắc trước và sau khi thêm kiềm. Giảithích và viết phương trình phản ứng.10TN 3- Tính oxi hoá của Cr[VI]Trong ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch K2Cr2O7 đã được axit hoá bằngvài giọt H2SO4. Thêm từ từ từng giọt dung dịch KI, nhận xét kết quả, chứng minh I 2 tựdo được tạo ra. Viết phương trình phản ứng và kết luận về tính chất của Cr[IV].TN 4- Nhiệt phân KMnO4Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KMnO 4, lắp trên giá, dùng đèn cồn cẩnthận đun ống nghiệm đến khi có khí thoát ra. Sau khi KMnO 4 phân huỷ hoàn toàn,làm nguội ống nghiệm, cho vào đó 5 ml nước. Quan sát màu sắc dung dịch. Viếtphương trình phản ứng?TN 5- Tính oxi hoá của KMnO4 phụ thuộc vào môi trường ứngDùng 3 ống nghiệm mỗi ống đựng khoảng 2 ml dung dịch K2SO3:Ống 1: thêm 0,5 ml giọt dung dịch H2SO4 loãng.Ống 2: thêm 1 ml nước cất.Ống 3: thêm 0,5 ml dung dịch KOH loãng.Nhỏ từ từ vào từng ống nghiệm mỗi ống khoảng 1 ml dung dịch KMnO 4. Quansát hiện tượng, viết phương trình phản ứng. Kết luận về tính oxi hoá của KMnO 4 phụthuộc vào môi trường như thế nào?Làm thí nghiệm tương tự như trên, thay dung dịch K 2SO3 bằng dung dịch KI0,1N. So sánh kết quả thí nghiệm quan sát được, viết phương trình phản ứng.TN 6- Tương tác giữa sắt và axitDùng 3 ống nghiệm, mỗi ống lần lượt đựng 2 ml các axit HCl; H 2SO4; HNO32N, ống thứ 4 đựng 2 ml dung dịch H2SO4 đặc. Cho vào mỗi ống một dây sắt nhỏ cuộnthành búi, riêng ống thứ 4 theo dõi các phản ứng có xảy ra hay không khi chưa đunnóng. Chứng minh rằng trong trường hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng có Fe[III] tạo ra.Còn trong trường hợp HCl và H2SO4 loãng chỉ tạo ra Fe[II]. Viết các phương trình phảnứng và kết luận về tương tác giữa Fe với các axit.TN 7- Fe[OH]2 và tương tác với oxi khí quyểnTrong ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch muối sắt [II] [muối Mo]. Cho từng giọtdung dịch NaOH 2N vào đó và theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch sau khoảng2 phút. Viết phương trình phản ứng điều chế Fe[OH] 2 và sự oxi hoá Fe[OH]2 tớiFe[OH]3 bởi oxi trong không khí. Viết phương trình phản ứng.TN 8- Thuốc thử của ion Fe2+11Ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch muối sắt [II], cho thêm vào vài giọtdung dịch K3[Fe[CN]6]. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.TN 9- Tính khử của muối Fe[II]Ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch KMnO 4. Thêm vào đó vài giọt dungdịch H2SO4 rồi cho thêm 1 ml dung dịch muối Fe[II]. Quan sát sự thay đổi màu sắc củadung dịch. Viết phương trình phản ứng.TN 10- Tính oxi hoá của muối Fe[III]Lấy 3 ống nghiệm. Mỗi ống đựng khoảng 2 ml dung dịch FeCl3.ống 1: Thêm vào một dây sắt nhỏ cuộn thành búi.ống 2: Thêm vào vài mảnh đồng nhỏ.ống 3: Thêm vào vài mảnh magie.Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.TN 11- Thuốc thử của ion Fe3+Dùng một ống nghiệm cho vào đó khoảng 2 ml dung dịch FeCl 3 đã pha loãng.Thêm vào dung dịch từng giọt dung dịch K4[Fe[CN]6] 0,05N. Quan sát hiện tượng,giải thích và viết phương trình phản ứng.12

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề