Chủ đề văn bản tức nước vỡ bờ là gì

Các em đã được đọc và tìm hiểu 2 văn bản: Tôi đi học của Thanh Tinh và văn bản tự sự trữ tình, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là những văn bản viết dưới dạng hồi ký. Hôm nay, thầy và các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản được sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, phản ánh sâu sắc mâu thuẫn giai cấp giữa tầng lớp thống trị với những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó chính là văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.

Nội dung bài viết

I. Những nét chính về tác giả – tác phẩm

1. Tác giả

  • Ngô Tất Tố [1893 – 1954] quê ở Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, gốc nông dân. Một con người uyên bác trong nhiều lĩnh vực: nhà báo, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà phê bình nghiên cứu…
  • Là cây bút xuất sắc trong dòng Văn học hiện thực 1930 – 1945.
  • Là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất chuyên viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
  • Tác phẩm chính: Tắt đèn [1939], Lều chõng [1940], Việc làng [1940]…

2. Tác phẩm

a. Vị trí đoạn trích

  • Tắt đèn [1939] là một bức tranh thu nhỏ của nông thôn VN TCM, đồng thời là bản án đanh thép đối với xã hội phong kiến thực dân tàn bạo ăn thịt người. Bên cạnh đó, tác phẩm còn có giá trị nhân đạo với việc xây dựng thành công nhân vật chị Dậu – một hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn với những phẩm chất tốt đẹp. Cần cù, táo bạo, giàu lòng thương người, dũng cảm, chống lại bọn cường hào áp bức.
  • Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm được đánh giá là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho chủ đề của tác phẩm.

b. Bố cục: 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu … ngon miệng hay không?: Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu
  • Phần 2: Còn lại: Cuộc đối mặt với bọn cai lên, người nhà Lý trưởng

c. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói.

Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Tình thế của gia đình chị Dậu

– Chị Dậu bị đẩy vào một tình thế thật thê thảm, đáng thương và nguy cấp:

+ Món nợ sưu nhà nước vẫn chưa có gì trả được.

+ Anh Dậu lại đang ốm rề rề vẫn có thể bị bắt, trói, đánh đập, hành hạ bất cứ lúc nào.

+ Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng cho sủa vang cả xóm – âm thanh ghê sợ đó bủa vây chị Dâu, đe dọa chị,…

– Cháo chín, chị Dậu muốn để chồng ăn một chút cho đỡ đói vì anh Dậu nhịn suốt sáng hôm qua đến bây giờ.

– Anh Dậu uể oải, chống tay xuống phản. anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên; run rẩy cất bát cháo lên miệng, cái lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước. => Tình mạng của anh Dậu đang bị đe dọa nghiêm trọng.

– Tất cả dồn nén lên đôi vai người đần bà đảm đang và dịu dàng, hiền hậu, rất tình nghĩa. Chị còn biết làm gì hơn nữa ngoài sự lo lắng, hy vọng cơ may và thấp thỏm chờ đợi.

\=> Có thể coi đây là thế tức nước đầu tiên đã được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đây thấy rõ chị Dậu yêu thương, lo lắng cho chồng mình như thế nào. Chính tình thương yêu này sẽ quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo.

2. Nhân vật cai lệ

– Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng của quan huyện, quan phủ. Nhưng về đến làng Đông Xá, nhờ bóng chủ, hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, tán tận lương tâm, chỉ biết làm theo lệnh quan thầy. Đánh trói, bắt người là nghề của hắn.

+ Chúng sầm sập tiến vào nhà chị Dậu với roi song, tay thước và dây thừng.

+ Thái độ, lời nói, cử chỉ cực kỳ thô bạo, vũ phu: Gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ: “Thằng kia! Ông tưởng mà chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”

\=> Đó là thái độ ra oai, hách dịch, thô bạo, vũ phu.

– Hắn bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết của chị Dậu: không để cho chị Dậu nói hết câu, trợn ngược hai mắt và quát: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

\=> Thái độ hống hách, ngạo mạn ngày càng tăng lên

– Trước những lời thiết tha van xin của chị Dậu, cai lệ có thái độ:

+ Không những không thương xót mà hắn còn hằm hè đe dọa: “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ông sẽ chở cả nhà mày đi”

+ Đùng đùng, hắn giật phắt cái dây thừng trong tay người nhà lý trưởng và sầm sập đến chỗ anh Dậu.

+ Hắn vừa nói vừa bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

+ Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

\=> Chân dung nhân vật cai lệ được khắc họa bằng những chi tiết: điệu bộ, giọng nói, hành vi. Ở đây, Ngô Tất Tố không dùng bất cứ một chi tiết nào để suy nghĩ của chúng. Bởi vì lũ đầu trâu, mặt ngựa xem việc trói người, đánh người là việc tự nhiên, chẳng bao giờ động lòng trắc ẩn thì làm gì biết suy nghĩ. Bỏ qua những chi tiết nội tâm, Ngô Tất Tố vừa làm nổi bật bản chất bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú của bọn đầy tớ, tay sai, vừa tạo ra kịch tính căng thẳng cho mạch truyện.

\=> Chỉ trong một đoạn trích ngắn, tác giả khắc họa thành cong nhân vật cai lệ, đó là một tên tay sai bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú, hách dịch, hung hăng, độc ác. Hắn là điển hình sống động cho lũ tay chân củ bọn thực dân phong kiến thời bấy giờ. Hắn là một con thú đội lốt người, là công cụ đắc lực, giúp bọn thống trị thực hiện những chính sách tàn bạo đối với nhân dân ta.

3. Nhân vật chị Dậu

a. Người phụ nữ hiền thục, yêu thương chồng con

– Chị nấu cháo cho chồng để ăn lấy sức, chị múc cháo ra bát quạt nhanh cho cháo chóng nguội để chồng kịp ăn.

– Chị rón rén cẩn thận đến bên chồng và nói những lời nói dịu dàng âu yếm: “Thầy em cố ngồi dạy húp bát cháo cho đỡ xót ruột”.

– Chị ngồi bên cạnh chờ chồng chờ xem chồng mình ăn có ngon miệng không.

– Tuy nghèo khổ, phải ăn khoai, ăn sắn nhưng tình cảm vợ chồng của chị thật cảm động.

\=> Cái nghèo cái đói không làm thay đổi bản tính vốn rất hiền hậu của người phụ nữ. Đó là nét đẹp đáng được trân trọng.

b. Chị Dậu đối phó với bọn tay sai

– Chị Dậu van xin tha thiết với thái độ lo sợ, lễ phép, hy vọng làm thức dậy lương tri của cai lệ:

+ Chị Dậu run run: Cháu – ông làm phúc

+ Chị vẫn tha thiết: cháu – ông [xin ông trông lại]

+ Chị Dậu xám mặt à Vội vàng đặt con xuống đất à Chạy đến đỡ lấy tay hắn: cháu van ông – ông tha cho.

– Bọn tai sai hung hãn đang nhân danh “phép nước”, “người nhà nước” để ra tay, còn chồng chị lại chỉ là kẻ cùng đinh đang “có tội” nên chị phải van xin. Chị cố gợi từ tâm và lương tri của “ông cai” với 1 hy vọng mong manh: may ra “ông cai” có động lòng trắc ẩn, thương mà cho khất sưu.

– Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe, để ý đến lời van xin tha thiết của chị, hắn đáp lại chị bằng những quả “bịch” vào ngực, “bốp” vào mặt chị và cứ xông đến chỗ anh Dậu, thì chị “liều mạng cự lại”: “Chồng tôi đâu ốm, ông không được phép hành hạ [không được phép]

\=> Thái độ chị chuyển sang căm tức, đấu lý. Chị đang nói đạo lý tối thiểu của con người “ốm tha, già thải”.

– Thái độ phản ứng của chị Dậu ngày càng quyết liệt:

+ Chị Dậu nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. => Thái độ căm tức, khinh bỉ cao độ, chị thách thức và hành động chống trả quyết liệt.

+ Chị Dậu chống trả quyết liệt: Chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa – tên cai lệ ngã ra chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

+ Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: :Thà ngôi tù, để cho chúng nó làm tình tội mãi thế, tôi không chịu được” => Nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kinh phục của chị.

– Chị Dậu đã thay đổi cách xưng hô và thái độ: từ thái độ van xin tha thiết, lễ phép sang thái độ bực tức, cự giải,đấu lí và phản kháng: Cách xưng hô: tư xưng hô: cháu – ông à tôi – ông à bà – mày.

– Vị thế của chị Dậu có bước nhảy vọt: Vị thế từ kẻ người dưới van xin kẻ bề trên sang ngang hàng đối thủ để đấu lý đến vị thế bề trên để căm giận, khinh bỉ và đè bẹp đối phương. Ngô Tất Tố đã chỉ ra một quy luật tất yếu: “con giun xéo mãi cũng quằn”, “có áp bức, có đấu tranh”, “tức nước ắt phải vỡ bờ”.

\=> Qua đoạn trích, chúng ta thấy được phẩm chất, tính cách của chị Dậu: đó là một người phụ nữ nông dân rất tiêu biểu với bản tính hiền dịu, mộc mạc, giàu đức hy sinh, thương yêu chồn con hết mực, có tinh thần phản kháng mãnh luệt chống áp bức, đè nén, bóc lột.

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Chủ Đề