Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời vào thời gian nào

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những thuật ngữ khá trừu tượng và là nội dung kiến thức khó. Chính vì thế, thuật ngữ này không được phổ biến rộng rãi trên thực tế.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung cơ bản nhằm trả lời cho câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một thuật ngữ nêu ra để mô tả các lý thuyết về kinh tế, chính trị, xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo. Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ thống và nêu lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.

Đó cũng là con đường chỉ rõ hiện thực dựa vào khoa học để loại bỏ tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thể thực hiện được.

Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

– Tiền đề về văn hóa và tư tưởng:

+ Đầu thế kì XIX, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, văn hóa và tư tưởng.

Đối với khoa học tự nhiên có thuyết tế bào của M.Sơlayden và T.Savanxo, thuyết tiến hóa, thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.Lomonoxop, kinh tế chính trị học Anh,…

Đối với thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư tưởng – văn hóa cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.

– Điều kiện về kinh tế và xã hội:

+ Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ Nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ nhiều mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

+ Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng lớn. Các phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị. Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết xây dựng một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng.

+ Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đạo trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.

Nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học

– Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học, phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích của chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Nội dung sử mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Mác và Anghen là những người công nhân sẽ xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

– Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được Mác và Ăng-ghen trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cụ thể:

+ Địa vị kinh tế – xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, có nghĩa là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh.

+ Giai cấp công nhân được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến độ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.

+ Địa vị kinh tế – xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản và với tính cách như thế nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Như vậy, Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến chủ nghĩa xã hội khoa học. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết hôm nay sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Triết học Mác – Lênin ra đời đã mang lại nhiều giá trị thiết thực to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Triết học Mác ra đời là sự kết tinh của tư tưởng triết học nhân loại, các điều kiện kinh tế – xã hội cũng như trình độ phát triển ở thời kỳ đó. Vậy triết học Mác ra đời vào thời gian nào?

Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Đặc biệt, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị – xã hội quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Trong thời kỳ này, nhiều phát minh khoa học mang tính vạch thời đại xuất hiện. Những phát minh khoa học này không chỉ làm bộc lộ rõ tính hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình mà còn tạo ra cơ sở khoa học để khắc phục phương pháp tư duy siêu hình này. Đồng thời, chúng cũng cung cấp những cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, tiếp thu có phê phán toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ cổ đại đến thời đại của C.Mác [1818-1883] và Ph.Ăngghen [1820-1895], nhưng trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Sự ra đời của chủ nghĩa Mác còn là kết quả của các yếu tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen, như: tình yêu thương những người lao động, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, cùng sự thông minh…

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khoa học về thế giới vi mô phát triển và chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở nước Nga Xô viết, mở ra giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, bởi nó phản ánh đúng quy luật khách quan vận động của lịch sử và đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức nô dịch người, xây dựng một xã hội mà ở đó không còn người bóc lột người, người đàn áp người, người nô dịch người và sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người.

Những nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin

Thứ nhất: Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học thống nhất của ba bộ phận cấu thành không thể tách rời là Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học là còn bởi lẽ, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã kế thừa toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư duy của nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lênin còn có căn cứ cơ sở, tiền đề khoa học; có giai cấp vô sản và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp này và các phương pháp khoa học, khách quan trong nhận thức tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

Thứ hai: Chủ nghĩa Mác – Lênin là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận

Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng khoa học luôn tách rời nhau. Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại cũng có một số nhà tư tưởng có sự thống nhất giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng khoa học. Tuy nhiên, sự thống nhất này còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả thế giới quan khoa học, cả phương pháp luận biện chứng khoa học đều còn ở trình độ thô sơ.

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật thống nhất hữu cơ với phép biện chứng. Đồng thời, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều được C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển lên một trình độ mới về chất hơn hẳn so với trước đó. Do đó, sự thống nhất thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng khoa học mácxít là một đặc trưng không thể thiếu của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Thứ ba: Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người với việc xác định rõ con đường, lực lượng, phương thức để đạt mục tiêu đó

Chủ nghĩa Mác – Lênin xuất phát từ con người hiện thực và cũng nhằm mục đích giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác – Lênin không có mục tiêu nào khác là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột. Nhưng để giải phóng con người, trước hết phải giải phóng giai cấp công nhân rồi tiến tới giải phóng nhân loại, giải phóng xã hội. 

Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ ý nghĩa nhân văn to lớn của mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cả về phương diện lý luận, cả về phương diện thực tiễn đều chứng tỏ, chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa nhân đạo nhất.

Thứ tư: Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mở, không ngừng được đổi mới, được phát triển trong dòng trí tuệ của nhân loại

Về bản chất, chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết phát triển, là hệ thống mở, luôn được bổ sung, phát triển. Ngay từ năm 1887, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Lý luận của chúng tôi không phải là một giáo điều, mà là sự giải thích quá trình phát triển, quá trình này bao hàm trong bản thân nó một loạt những giai đoạn kế tiếp nhau”. V.I.Lênin sau này cũng đã không ít lần nhắc lại lời Ph.Ăngghen và khẳng định lại luận điểm kinh điển ấy của chủ nghĩa Mác.

Trên đây là nội dung bài viết triết học Mác ra đời vào thời gian nào? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề