Chủ tịch hội kế toán và kiểm toán việt nam

[sav.gov.vn] - Ngày 28/10/2021, PGS.TS Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã ký Quyết định số 127/QĐ-HKT về việc thành lập Phân hội Kiểm toán viên nhà nước Việt Nam [Phân hội].

Theo đó, Phân hội là tổ chức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước, kế toán viên, công chức và viên chức đang công tác tại Kiểm toán nhà nước [KTNN] và các cá nhân khác được KTNN phê duyệt; Hoạt động với mục đích tập hợp các cán bộ kiểm toán, kế toán, hỗ trợ nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên nhà nước.

Phân hội là tổ chức cơ sở của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam [VAA], thừa nhận và hoạt động theo Điều lệ của VAA và chịu sự quản lý của VAA.

Hội viên cá nhân của Phân hội là công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, làmviệc ở Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt và thỏa mãn các tiêu chuẩn: Là Kiểm toán viên nhà nước, công chức, viên chức đang công tác tại KTNN hoặc các cán bộ nghỉ hưu của KTNN; Người đã tốt nghiệp đại học, có thời gian từ 03 năm trở lên làm việc thực tế trong ngành kiểm toán, tài chính, kế toán [tính từ ngày tốt nghiệp đại học ghi trên bằng tốt nghiệp].

Các hội viên của Phân hội có quyền được tham gia các hoạt động tư vấn khoa học, phản biện khoa học, đề xuất, kiến nghị với Phân hội những vấn đề liên quan đến chính sách kiểm toán, kinh tế, tài chính, kế toán.

Tham gia các hoạt động của hội viên tổ chức của Phân hội, tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ. Được tạo điều kiện để thực hiện các nghiên cứu, các sáng kiến, phát minh. Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Được cung cấp thông tin, hướng dẫn và bảo đảm quyền tiếp cận, khai thác thông tin về pháp luật, chính sách kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán và thông tin nghề nghiệp kiểm toán, kế toán, hoạt động của Phân hội.

Giới thiệu các hội viên mới; Hưởng các chính sách ưu đãi và tiện ích đối với các dịch vụ do Phân hội cung cấp và được khen thưởng theo quy định của Phân hội; Làm đơn xin không tham gia là hội viên của Phân hội, VAA.

Hội viên của Phân hội có nghĩa vụ chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Phân hội.

Tham gia các hoạt động của Phân hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để phát triển nghề nghiệp, xây dựng Phân hội.

Bảo vệ uy tín của Phân hội, VAA, của nghề nghiệp; không được nhân danh Phân hội, KTNN trong các quan hệ giao dịch cá nhân, kinh doanh gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Phân hôi, KTNN, trừ khi được lãnh đạo KTNN phân công hoặc đồng ý bằng văn bản.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Phân hội, VAA; Nộp hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định, thông báo của Phân hội, VAA./.

Xem xét, sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng trong Chương trình xây dựng luật năm 2024

13/12/2023

Sáng nay, ngày 13/12, phát biểu khai mạc tại Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến trong 03 ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với 19 nội dung quan trọng, tập trung vào 05 nhóm vấn đề: Nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tổng kết kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của ...

Đại hội AFA lần thứ 23 có chủ đề “Tương lai kế toán ASEAN: Xây dựng nghề nghiệp kế toán ASEAN phù hợp và uy tín”.

Tham dự đại hội có gần 400 đại biểu, là các lãnh đạo và đại diện hội viên của 10 tổ chức nghề nghiệp thành viên chính thức [Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam], đại diện lãnh đạo của Liên đoàn Kế toán quốc tế [IFAC]; đại diện một số tổ chức nghề nghiệp kế toán Vương Quốc Anh, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ,... Đặc biệt, ngài Tổng Thư ký ASEAN, TS. Kao Kim Hour đã có bài phát biểu khai mạc đại hội AFA lần thứ 23 này.

Đoàn của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam gồm: ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch VAA; ông Đoàn Xuân Tiên - Phó Chủ tịch VAA; một số Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành và gần 20 hội viên tham dự.

Lãnh đạo các tổ chức thành viên chính thức chụp ảnh cùng Chủ tịch AFA Đoàn Xuân Tiên, nhiệm kỳ 2024-2025. Ảnh: VAA

Đại hội lần này có những nội dung hướng tới việc hỗ trợ các chuyên gia kế toán trong khu vực ASEAN phát triển các kỹ năng, kiến ​​thức và các xu hướng mới nổi trong nghề kế toán, để đáp ứng những cơ hội và thách thức trong xu hướng thay đổi của thời đại số. Đặc biệt, đại hội thông qua việc chuyển giao kiến ​​thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành kế toán quốc tế.

Lễ bàn giao cương vị Chủ tịch luân phiên của AFA nhiệm kỳ 2024-2025 cho Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã diễn ra trọng thể.

Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao, ông Đoàn Xuân Tiên bày tỏ vui mừng khi Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam được đảm nhiệm cương vị Chủ tịch AFA trong nhiệm kỳ 2024-2025. Đây là vinh dự, là trách nhiệm của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong sự duy trì và phát triển nghề nghiệp kế toán các nước khu vực Đông Nam Á.

Trước đó, tại Bangkok – Thái Lan, ngày 24 - 25/11/2023, Hội nghị lập kế hoạch chiến lược AFA giai đoạn 2024 đến 2027 và Họp Hội đồng AFA lần thứ 137 cũng được tổ chức thành công tốt đẹp.

Tại hội nghị, Hội đồng AFA đã bỏ phiếu thông qua việc kết nạp Hội Kế toán Chi phí Ấn Độ [ICMAI] trở thành hội viên liên kết thứ 10 của AFA. Hội nghị không chỉ thúc đẩy việc chia sẻ kiến ​​thức và kỹ năng cho các chuyên gia kế toán trong khu vực ASEAN mà còn thúc đẩy hợp tác và phát triển nghề nghiệp và dịch vụ kế toán ở các nước ASEAN, nhằm đáp ứng hiệu quả các nhu cầu và thách thức của thời đại kỹ thuật số.

Kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất: Kế toán là thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Vacpa là viết tắt của từ gì?

Hội có tên: Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Association of Certified Public Accountants, tên viết tắt là VACPA.

Ngành kế kiêm làm gì?

Học ngành Kế toán - Kiểm toán ra trường làm gì? Làm ở đâu? Sinh viên học ngành Kế toán - Kiểm toán tại Trường Đại học Lạc Hồng, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,…

Chủ Đề