Chưa đến tháng đẻ xuống nước chân làm thế nào

TTO - Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải rắc rối này.

Nguyên nhân gây phù chân:

- Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường

- Do việc tăng hàm lượng muối và caffein

- Do đứng lâu

- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống

- Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao

- "Thủ phạm" gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai

Mẹo nhỏ mách bạn:

- Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

- Đun sôi 1 thìa hạt rau mùi với 2 cốc nước. Bắc ra khỏi bếp khi lượng nước cạn đi chỉ còn 1 cốc. Dùng nước này để uống.

- Không nên đứng quá lâu, mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

- Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

- Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.

- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.

- Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp các bà bầu nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, hay Pranayama cũng rất tốt cho cơ thể và trí não.

Ngoài ra các bài tập thở cũng có tác dụng trong trường hợp này. Thêm vào đó, các hình thức luyện tập như đi bộ hay bơi lội cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.

- Biện pháp thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Cách thực hiện rất dễ dàng, bạn có thể làm ở nhiều nơi như trên ghế, trên sàn nhà hay trên giường. Bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái dễ chịu. Hoặc chỉ cần bạn nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.

- Việc uống nước chanh mỗi ngày cũng là một cách đơn giản để ứng phó trong trường hợp này.

- Tránh tiếp xúc với không khí nóng.

- Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù nề. Nhưng lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường.

- Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

- Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.

- Buổi sáng dậy đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 - 6 tháng khi mang thai.

Hoặc có thể ngâm từ 15 - 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.

Phù chân hay sưng tấy bàn chân hay, đôi khi được gọi là phù nề, ảnh hưởng đến khoảng 8/10 phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do lượng chất lỏng lưu thông xung quanh cơ thể tăng lên.

Nhiều người thường nhận thấy bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc thậm chí mặt của họ bị sưng tấy trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, mặc dù trên thực tế phù nề bàn chân đặc biệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1. Nguyên nhân khiến phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng tấy thường xảy ra muộn hơn trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, thai phụ có thể sẽ nhận ra bàn chân của mình bị sưng tấy trong nửa đầu hoặc hơn của thai kỳ.

1.1 Phù chân ở ba tháng đầu thai kỳ

Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của thai phụ. Điều này có thể gây chướng bụng trong thời gian dài. Thai phụ cũng có thể nhận thấy một chút bọng mắt ở tay, chân hoặc mặt nhưng không nhiều.

Nếu nhận thấy sưng nhiều ngay từ sớm, đặc biệt là nếu đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu, tốt nhất thai phụ nên đi khám ngay lập tức.

1.2 Phù chân ở ba tháng giữa thai kỳ

Tình trạng phù chân do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng.

Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ, gần bắt đầu từ tháng thứ 4. Không có gì lạ khi thai phụ bắt đầu nhận thấy bàn chân bị sưng vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đặc biệt nếu phải đi lại nhiều hoặc thời tiết nóng bức.

Tình trạng sưng tấy này là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng. Lượng máu của thai phụ tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai và điều đó kết hợp với việc giữ nước nhiều do nội tiết tố. Tất cả chất lỏng bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ thể thai phụ và chuẩn bị cho việc sinh nở. Hãy yên tâm, lượng chất lỏng dư thừa sẽ giảm nhanh chóng trong vài tuần sau khi sinh con.

1.3 Phù chân ở ba tháng cuối thai kỳ

Bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ, cơ thể bà bầu đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng, điều này có thể góp phần làm sưng tấy. Tử cung cũng trở nên nặng hơn nhiều khi thai nhi lớn lên, điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu từ chân trở về tim. Điều này không đáng lo lắng hay nguy hiểm gì chỉ là khó chịu.

Các yếu tố khác có thể góp phần làm sưng bàn chân trong ba tháng cuối thai kỳ, bao gồm:

  • Thời tiết nóng bức
  • Mất cân bằng chế độ ăn uống
  • Uống không đủ nước
  • Đứng trên đôi chân trong một thời gian dài

2. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Thai phụ cần đi khám ngay nếu nhận thấy nững dấu hiệu nguy hiểm của phù chân.

Bàn chân bị sưng là một phần rất điển hình của thai kỳ. Vì vậy, hầu hết thời gian, bàn chân sưng phồng chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang làm việc chăm chỉ để phát triển sự sống nhỏ.

Tuy nhiên, đôi khi bàn chân bị sưng có thể báo hiệu một nguy cơ nghiêm trọng hơn, do đó khi có các dấu hiệu bất thường kèm theo, cần phải nghĩ đến khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tình trạng tiền sản giật có thể phát triển trong thai kỳ và gây ra huyết áp cao nguy hiểm. Thai phụ cần gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nếu nhận thấy:

  • Sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột
  • Sưng tấy trở nên tồi tệ hơn
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phần trên bên phải của bụng
  • Lú lẫn
  • Khó thở

Nếu bà bầu chỉ thấy sưng ở một bên chân và kèm theo đau, đỏ hoặc nóng có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu là một cục máu đông, thường ở chân.

Điều quan trọng là đi khám ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng này. Điều này là do mọi người có nhiều khả năng bị đông máu khi mang thai hơn khi không mang thai.

Nếu không chắc liệu vết sưng của mình là điển hình hay có bất kỳ mối lo ngại nào, tốt nhất thai phụ nên gọi cho bác sĩ.

3. Những biện pháp khắc phục phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng có thể gây đau hoặc không đau tùy từng thai phụ nhưng đều gây khó chịu hoặc phiền toái. Để giảm bớt khó chịu, bà bầu có thể thử một số phương pháp đơn giản để giúp làm dịu các triệu chứng như chế độ ăn - uống, bơi lội, masage và có thể là mang một đôi giày, đôi dép nhẹ và thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, làm tăng lưu thông máu, có thể giúp loại bỏ chân sưng tấy.

Giảm lượng muối ăn vào

Tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, cá hồi, thịt nạc và protein.

Tránh thức ăn có nhiều muối, chẳng hạn như thức ăn nhanh. Khi cơ thể cảm nhận được quá nhiều muối trong cơ thể, sẽ có xu hướng giữ nước trong cơ thể khiến mắt bị bọng và chân tay bị sưng tấy, phù lên. Thay vào đó, hãy tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, thịt nạc và protein.

Tăng lượng kali

Kali giúp cơ thể thai phụ cân bằng lượng chất lỏng chứa trong cơ thể. Nhưng điều quan trọng là bà bầu phải ăn các nguồn cung cấp kali tốt trong chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali bao gồm khoai tây, khoai lang cả vỏ, chuối, rau bina, đậu, cam, chanh dây, cà rốt, củ cải và cá hồi.

Giữ đủ nước

Uống nhiều nước hơn để chống sưng tấy. Nếu cơ thể đang mất nước, cơ thể sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn để cố gắng bù đắp.

Vì vậy, hãy cố gắng uống từ 10-12 cốc nước mỗi ngày để giữ cho thận của thai phụ đào thải những chất độc hại ra ngoài và cơ thể được ngậm đủ nước.

Để dễ uống được nhiều nước, bà bầu cũng có thể tạo hương vị cho nước bằng vỏ chanh, lát chanh, bạc hà hoặc quả mọng.

Nâng cao đôi chân của bạn khi ngồi

Mặc dù việc ngồi nhiều không tốt cho quá trình tuần hoàn của thai phụ, nhưng việc đứng liên tục trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể bà bầu. Khi ngồi hãy cố gắng gác chân lên khi có thể. Ngồi nâng chân lên cao một chút - đặc biệt là vào cuối ngày - có thể giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân của bạn trong suốt cả ngày.

Tắm muối Epsom

Muối Epsom, còn được gọi là magie sulfat, hút các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm viêm. Vì vậy, tắm bằng muối Epsom có thể giúp bạn giảm đau. Ngâm chân trong với muối Epsom cũng có thể giúp giảm căng cơ ở chân, do đó bà bầu nên ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Massage chân

Massage chân giúp luuw thông máu, giảm phù chân, sưng tấy.

Massage giúp lưu thông các chất lỏng có xu hướng tích tụ ở bàn chân, do đó sẽ làm giảm sưng tấy. Bà bầu ngồi gác chân lên và để chồng hoặc người hỗ trợ nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân.

Đi giày thoải mái

Mang những đôi giày đế bệt, thấp và bằng, thoải mái vừa vặn là chìa khóa để giảm phù nề bàn chân, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về hông và lưng có thể phát sinh khi trọng tâm của bà bầu thay đổi và trọng lượng tăng lên.

Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái có thể cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm sưng bàn chân. Nằm nghiêng về bên trái sẽ làm giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là mạch máu lớn đưa máu trở về tim.

Chủ Đề