Chung húc tên thật là gì

Những ngày TP.Hồ Chí Minh trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua, chắc hẳn nhiều người vẫn không thể quên hình ảnh chàng trai phát quà từ thiện theo phong cách khác lạ, thường được gọi với tên “Lâm Ống Húc”.

Chung húc tên thật là gì
Việc làm của Lâm Ống Húc tạo hiệu ứng tích cực cho xã hội. Ảnh: Thanh Vũ

Kẻ “buôn lậu tình thương”

Lâm Ống Húc tên thật là Phạm Tùng Lâm (30 tuổi), hiện làm việc trong một xưởng thiết kế đồ gỗ ở thành phố Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) do anh làm chủ.

Kể về biệt danh của mình, anh Lâm cho biết, ngày nhỏ anh thích làm đồ thủ công nhưng không có tiền mua vật liệu để làm. Khi thấy mọi người dùng ống hút một lần xong vứt đi rất phí, anh nảy ra ý tưởng dùng ống hút nhựa để tái chế thành những con côn trùng, ngôi nhà, chiếc xe… Kể từ đó, mọi người gọi anh là Lâm Ống Húc, nhưng sau thấy cái tên Ống Húc mạnh mẽ hơn nên anh gắn bó với cái tên này từ đó.

Trong đợt bùng phát dịch vừa qua tại TP.Hồ Chí Minh, chàng thợ gỗ vô danh đã vô tình trở thành hiện tượng trên mạng xã hội và được nhiều người gọi vui là “người hùng giữa lòng Sài Gòn”.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ những đoạn video phát quà từ thiện được quay với những kỹ thuật thô sơ nhưng được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Trong những đoạn video đó, Lâm Ống Húc hai tay xăm trổ loang lổ, chân đi dép tông sờn cùng bộ quần áo khá luộm thuộm mà anh thừa nhận "đã hơn hai tháng chưa giặt, chỉ hong khô mỗi khi gặp mưa". 

Những ngày giãn cách xã hội, dù nắng hay mưa, Lâm vẫn đều đặn thức dậy từ sáng sớm để cùng con xe mà anh gọi vui là “chiến mã cà tàng” chở những phần quà đầy ấp yêu thương đến với bà con đang gặp khó khăn vì dịch.

Sau và trước xe buộc chặt chiếc giỏ to đùng chứa đầy bánh mì, bánh tét, khẩu trang, sữa tươi và có hôm còn có thêm bánh trung thu. Cứ thế, anh Lâm bắt đầu rong ruổi khắp các con phố, ngõ hẻm để "truy tìm" người nghèo.

Theo Lâm, anh phát quà dựa trên cảm tính và không dựa theo bất kỳ nguyên tắc nào. Hành trình di chuyển trong ngày cũng không được anh Lâm lên kế hoạch trước.  Anh chỉ việc lên xe và đi, cái duyên sẽ đưa anh gặp được những người cần giúp đỡ.

Trong các cuộc trò chuyện, Lâm luôn tự nhận mình là "kẻ vận chuyển tình thương", "kẻ buôn lậu tình người".  Anh không thích ai gọi và nghĩ anh đang làm từ thiện. 

Ban đầu, Lâm không nghĩ anh có thể nổi tiếng từ những đoạn video anh tự quay lại bằng cách bỏ điện thoại vào túi trước ngực áo. Tuy nhiên, giữa thời điểm cả nước gồng mình chống dịch, người dân phải sống trong nỗi sợ thì việc làm đơn giản của Lâm tạo ra nguồn năng lượng tích cực, giúp người dân cảm thấy thoải mái và có niềm tin vào ngày cả nước sẽ sớm đẩy lùi dịch COVID-19.

Từ những việc làm đơn giản tạo hiệu ứng tích cực cho xã hội, anh Lâm muốn tạo tấm gương tốt cho thế hệ trẻ sau này học hỏi theo. "Tôi mượn danh nghĩa những việc đang làm để hướng tới giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các em nhỏ. Sau khi xem qua các clip tôi đăng tải trên mạng xã hội, tôi hy vọng, các em có thể thay đổi được nhận thức, tư duy mạch lạc về những điều được xem và cố gắng sống tích cực nhất có thể. Tôi hy vọng các em,  sau này khi trưởng thành, sẽ làm được nhiều điều quý giá hơn cả công việc "vận chuyển tình thương" này của tôi" - anh Lâm tâm sự.

Trưởng thành từ lớp học tình thương xoá mù chữ

Nhìn vào sự vui tươi, lạc quan của Lâm Ống Húc, chắc hẳn nhiều người không tin anh đã trải qua tuổi thơ rất cơ cực. Lâm sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mất lúc anh chỉ vừa tròn 8 tuổi. Ngày đó, mẹ anh là công nhân may, phải làm việc liên tục để có tiền nuôi con. Lâm được gửi cho ông bà ngoại chăm sóc. Và từ đó, cả hai mẹ con cũng không có nhiều thời gian dành cho nhau.

Bà ngoại Lâm bán vé số, còn ông ngoại đạp xích lô. Khi Lâm lớn hơn, cũng chính chiếc xích lô của ông đã đưa anh tới trường mỗi ngày.

Ba mất, mẹ Lâm đi bước nữa và sinh được 2 em. Dượng của anh Lâm cũng vất vả với nghề phụ hồ nhưng may mắn hai cha con gần gũi, yêu thương nhau không khác gì ruột thịt.

Ba mẹ mưu sinh quá vất vả, anh Lâm không được đến trường học như những đứa trẻ khác. Mẹ nén nước mắt cho anh tới trường xoá mù chữ mang tên Ánh Sáng. Ở đó, Lâm học chung với cả những người lớn bán vé số, chạy xe ôm, bán hàng rong.

Có người ác miệng đã bảo mẹ Lâm rằng: “Thằng Lâm học ở đó rồi cũng chẳng có tương lai đâu, rồi nó lại đi bán vé số thôi”. Câu nói ấy Lâm vẫn còn nhớ đến tận bây giờ. Đó cũng chính là động lực để anh luôn cố gắng vươn lên, để mẹ không phải tủi thân.

Phải lên đến cấp 2, anh Lâm mới được đi học ở một ngôi trường đúng nghĩa. Tự lập từ nhỏ nên anh Lâm dọn ra ở riêng từ năm cấp 3. Dù không còn sống chung nhưng làm gì anh Lâm vẫn luôn nhớ về mẹ. Mẹ cũng là động lực để anh cố gắng sống tốt hơn.

Học chung với những người lao động chân chất từ nhỏ, anh Lâm không coi đó là một thiệt thòi. Anh được đùm bọc, học hỏi từ chính họ và xem đó là trải nghiệm quý giá để anh sống tốt hơn ở hiện tại và tương lai.

"Những người học chung với tôi có thể là chú xe ôm, người bán vé số lớn tuổi hay những người khuyết tật. Vẫn luôn tự tin rằng đó là điều may mắn vì mình có thể dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm, hòa nhập được khi được tiếp xúc với họ từ rất sớm" - anh Lâm nói.

"Tôi mượn danh nghĩa  những việc đang làm để hướng tới các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là các em nhỏ. Sau khi xem qua các clip tôi đăng tải trên mạng xã hội, tôi hy vọng, các em có thể thay đổi được nhận thức, tư duy mạch lạc về những điều được xem và hãy cố gắng sống tích cực nhất có thể" - anh Phạm Tùng Lâm nói.