Chứng minh trung quốc có nền văn minh lâu đời năm 2024

Văn minh Trung Quốc thời cổ đại là một bức tranh tuyệt đẹp về một quốc gia lâu đời và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Các thành tựu mà người Trung Hoa để lại chính là một kho báu quý giá cho toàn nhân loại.

Hôm nay, hãy cùng Khoa học vui nhộn điểm danh những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung quốc cổ đại ngay bên dưới nhé!

1.1 Quá trình hình thành chữ viết

Thuở ban đầu, người Trung Quốc cổ đại chỉ biết cách giao tiếp với nhau bằng phương pháp truyền miệng. Sau này, đến thời của Huỳnh Đế [thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế], họ đã biết cách sử dụng các nút thắt dây thừng để dùng cho việc ghi nhớ.

Khi kết thúc thời kỳ công xã nguyên thủy, chữ Trung Quốc cổ đại đã có mầm mống xuất hiện. Thời nhà Thương, người ta biết cách khắc chữ lên mai rùa và xương cứng, gọi là Giáp cốt văn. Các chữ này có nét nhỏ và dài, nét gấp khúc ngay ngắn, kích thước chữ chưa được thống nhất, có chữ to chữ nhỏ khác nhau. Sau này các chữ được thêm vào các ký tự biểu cảm và hài thanh.

Giáp cốt văn xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Thương

Đến triều đại của nhà Tây Chu, nhu cầu chữ viết đã tăng lên, đòi hỏi người Trung Hoa cổ đại phải phát minh ra phông chữ mới giàu tính linh hoạt hơn. Kết quả là, chung đỉnh văn [kim văn] được ra đời, nhưng chỉ dành cho giới quý tộc sử dụng. Chữ có đường nét to rộng, các nét gấp khúc hơi tròn, cấu trúc trở nên thống nhất, có kích cỡ đồng đều hơn so với chữ giáp cốt. Chỉ là các ký tự dị thể vẫn còn khá nhiều. Kim văn được khắc trên chuông đồng, khánh đá, thẻ tre,.. và để dùng cho các dịp quan trọng.

Chữ viết của nền văn minh Trung Quốc cổ đại có tính đột phá trong giai đoạn cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi mà Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước. Chữ đại triện, hay còn gọi là trứu văn là văn tự được sử dụng trong thời này. Chữ đã được đường nét hóa và tròn trịa hơn, thể chữ thì đều đặn và vuông vắn. Sau này, xuất hiện thêm chữ tiểu triện, có đặc điểm là lược giản phần lớn tính tượng hình, xóa bỏ được hàng loạt chữ dị thể không đều.

Cuối cùng, bộ chữ cổ đại Trung Quốc được hoàn thiện sau phong trào chuẩn hóa chữ Hán đầu tiên trong lịch sử. Sau này, chữ Trung Quốc được gọi quen thuộc là Hán tự, bắt đầu mở ra giai đoạn chữ viết thể hiện biểu ý của nền văn minh này.

Chữ Hán cổ được hoàn thiện trông đẹp và gọn gàng hơn

1.2 Văn học – Kết tinh của nền văn minh Trung Quốc cổ đại

Nền văn học của Trung Quốc từ thời cổ đến trung đại là thành tựu lớn nhất của nền văn minh này. Tính nghệ thuật trong văn học thời phong kiến đã đạt đến đỉnh cao và được ca ngợi cho đến ngày nay. Nổi tiếng nhất là tứ đại danh tác: Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Tam quốc chí của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am và Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Các tác phẩm đã được dựng nên rất nhiều phim, truyện và được khán giả tiếp đón rất nhiệt tình.

Về thi ca, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Thi tiên Lý Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ, Thi phật Bạch Cư Dị,.. đã để lại một số lượng tác phẩm khổng lồ góp một phần không nhỏ vào nền văn học hiện đại của thế giới. Đặc biệt là Kinh Thi, tập thơ cổ nhất Trung Quốc được sáng tác từ nhân gian, thông qua Khổng Tử chỉnh lý và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca của Trung Quốc giai đoạn sau.

Tứ đại danh tác của nền văn minh Trung Quốc cổ đại

1.3 Thành tựu về sử học

Lịch sử nền văn minh Trung Quốc cổ đại nổi bật nhất là bộ sách của Tư Mã Thiên. Cuốn sử ký đầu tiên này đã ghi chép đầy đủ các dữ liệu lịch sử từ thời Ngũ Đế đến thời Tây Chu, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sử học của Trung Hoa cổ đại. Thông qua bàn tay tài hoa của mình, Tư Mã Thiên đã biến những con người lịch sử sống động trên trang giấy với sự tương phản và chi tiết tinh tế. Cuốn sử ký giúp cho chúng ta dễ dàng thấu hiểu những con người trong quá khứ và học hỏi được nhiều bài học từ các tiền nhân đi trước.

Cuốn sử ký Tư Mã Thiên nổi tiếng

2. Thành tựu về khoa học kỹ thuật

Con người của văn minh cổ đại Trung Quốc đã để lại nhiều cống hiến to lớn vào sự phát triển toàn nhân loại. Các phát minh như tơ lụa, giấy, la bàn, thuốc súng, gốm sứ, bàn chải đánh răng, kỹ thuật in ấn,.. vẫn còn được ứng dụng cho hiện đại, chính là do người Trung Hoa phát hiện.

Ngay từ các năm 6000 TCN, người Trung Quốc đã biết nuôi tằm, cho tằm nhả tơ và dùng tơ để dệt nên vải lụa cao cấp chuyên dành cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Khi biết về lực từ và đá nam châm, người ta đã tạo nên Kim chỉ nam [ngày nay gọi la bàn] dùng để xác định phương hướng. Thuốc súng là phát minh được “vô tình” phát hiện khi mà các nhà giả kim đang mày mò tìm thuốc “Trường sinh bất lão” để dâng lên cho Hoàng đế. Họ vô tình cho diêm tiêu và lưu huỳnh kết hợp và rồi mọi thứ nổ tung, một trong những phát minh vĩ đại nhất thế giới đã ra đời như thế đấy.

Văn minh Trung Quốc cổ đại đã biết chế tạo kim chỉ nam để xác định phương hướng

3. Truyền thống văn hóa tôn giáo

Điểm nổi bật của nền văn minh Trung Quốc cổ đại chính là sự phát triển của hai tôn giáo lớn: Phật giáo và Nho giáo. Hai văn hóa không hề bài xích nhau mà còn học hỏi, thúc đẩy cùng nhau phát triển.

3.1 Phật giáo

Phật giáo đã xuất hiện rất sớm từ trước công nguyên, nhưng mà chỉ mới bắt đầu phát triển ở văn minh Trung Quốc cổ đại vào thời nhà Đường. Khi mà các cuốn giáo lý của Phật còn gây nhiều tranh cãi, nhà sư Đường Huyền Trang đã lên đường đến Ấn Độ để nghiên cứu Phật pháp và trở về truyền giáo cho dân chúng. Điều này đã gây nên tiếng vang lớn, được quần chúng từ khắp nơi đổ về chỉ để lắng nghe thuyết pháp.

Sau này, vào thời Bắc Tống, Phật giáo rất được các vua chúa tôn sùng. Họ cho xây chùa, đúc tượng và in ra lượng lớn kinh sách. Thậm chí là nhiều nhà sư còn được tiến cử sang Ấn Độ để nghiên cứu sâu hơn về phật pháp và giáo lý. Đạo Phật đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của Trung Hoa cổ đại.

Sự tôn sùng Phật giáo của người Trung Quốc cổ đại

3.2 Nho giáo

Trong lịch sử phong kiến của văn minh Trung Quốc cổ đại, Nho giáo được xem như là công cụ quan trọng để sử dụng trong khía cạnh chính trị của đất nước. Nho học lấy lễ nghĩa quân thần là cơ sở, mọi thần tử đều phải phục tùng mệnh lệnh của quân chủ [hoàng đế]. Các nhà tư tưởng như Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đã xuất hiện, truyền bá rộng rãi đến nhân dân về Nhân, Lễ, Nghĩa, Chí, Tín; dạy cho hậu nhân các bài học về đối nhân xử thế, làm theo lẽ phải và đạo đức.

Tuy nhiên, một phần của Nho giáo thời phong kiến đã không còn phù hợp với chuẩn mực xã hội ngày nay. Ví dụ như là niềm tin “trọng nam khinh nữ” đã gây nên sự bất bình đẳng giữa hai giới.

Nho giáo là công cụ chính trị của các hoàng đế Trung Quốc

4. Thành tựu về các kiến trúc vĩ đại

Nền văn minh Trung Quốc cổ đại để lại nhiều công trình kiến trúc ấn tượng đến với ngày nay như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng,… Các công trình này dù trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay, trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của nền văn minh.

4.1 Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng lần đầu tiên vào thời nhà Tần năm 208 TCN, do Tần Thủy Hoàng xây dựng với mục đích bảo vệ quốc gia khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Thành lũy dài hàng nghìn km, kéo từ Đông sang Tây và được làm chủ yếu bằng đất đá. Sau này, các triều đại như Hán, Đường, Tống và Minh cũng tiến hành tu sửa trường thành, cải tiến chất liệu thành đá hoa cương, dùng xi măng để củng cố cho vững chắc hơn. Nhờ đó mà công trình vĩ đại này mới tồn tại đến hiện nay và trở thành dấu ấn nổi bật của văn minh Trung Quốc cổ đại.

Hình ảnh Vạn Lý Trường Thành vĩ đại

4.2 Tử Cấm thành

Tử Cấm thành được xem như là bảo vật của Trung Hoa cổ đại, nhờ vào ý nghĩa lịch sử to lớn và lưu giữ đầy đủ các phong tục tập quán của nhân dân. Vì là nơi ở của hoàng thất, thành cấm rất được các vị vua quan tâm, biến nơi đây thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật mang giá trị cao với những thiết kế đầy trang nhã.

Vào thời gian này, người dân của nền văn minh Trung Quốc cổ đại đã biết cách thiết kế theo kiểu đối xứng Nam – Bắc với tâm điểm là nhà vua [tượng trưng cho quyền lực tối thượng]. Kiến trúc sử dụng màu sắc chủ đạo của hoàng gia là vàng kim, cùng với những hình ảnh được chạm khắc để thể hiện quyền lực: Hoàng đế là rồng, còn hoàng hậu là phượng hoàng.

Tử Cấm Thành – Biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa cổ đại

Bên trong Tử Cấm thành chủ yếu chia thành 2 khu vực:

– Khu vực Tiền Triều, tọa lạc ở phía Nam thành phố, là địa điểm sẽ diễn ra các nghi lễ thượng triều, lễ tế bái quan trọng, hoặc là tổ chức các cuộc thi cử tuyển chọn nhân tài.

– Khu vực Hậu Cung, là nơi ở của vua và hoàng thất, bao gồm hoàng hậu, các phi tầng, các hoàng tử, công chúa,..

4.3 Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là công trình kiến trúc khảo cổ vĩ đại nhất được phát hiện của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Kiến trúc được xây dựng vào khoảng năm 246 – 208 TCN, có diện tích lên đến 244 ha. Lăng mộ có hình dạng giống với kim tự tháp, nhưng có mặt đế hình chữ nhật có kích thước cụ thể như sau:

– Chiều dài theo hướng Nam Bắc dài 350m.

– Chiều rộng theo hướng Đông Tây dài 345m.

– Chiều cao của lăng mộ lên đến 76m.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Khám phá các thành tựu nổi bật của nền văn minh Trung Quốc cổ đại là một hành trình đầy thú vị và sâu sắc. Từ ngôn ngữ phong phú, chữ viết độc đáo cho đến nghệ thuật đỉnh cao, văn minh này đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử nhân loại. Sự thăng hoa của nền văn minh cổ đại Trung Hoa này là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của tinh thần con người và khả năng của họ để định hình tương lai.

Nền văn minh Trung Quốc ra đời khi nào?

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ nhất trên thế giới, khi các triều đại xuất hiện rất sớm, từ năm 2852 trước Công Nguyên.

Cái nôi của nền văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại có nguồn gốc từ đâu?

Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn. Tại đây, người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư thế suy tưởng gợi đến môn phái yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 đến 1.800 trước công nguyên.

Trung Quốc có từ bao giờ?

Trung Quốc.

Trung Quốc đã tồn tại bao nhiêu năm?

Trung Quốc có bao nhiêu triều đại? Trong suốt tiến trình hơn 5000 năm lịch sử, từ khi được thành lập vào năm 2070 trước Công nguyên cho đến khi vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Trung Quốc đã trải qua hơn 83 lần thay đổi triều đại với hơn 600 nhà cầm quyền.

Chủ Đề