Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta


Please use this identifier to cite or link to this item: //thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/56743

Title: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng giải pháp giai đoạn 2021-2030
Authors: Phí Thị Hồng Linh, Bùi Đức Tuân
Trần Văn Thành
Keywords: Cơ cấuKinh tếViệt NamGiai đoạn 2011-2020

Giai đoạn 2021-2030

Abstract: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của các quốc gia. Ở Việt Nam, trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội đều xác định các chỉ tiêu cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của từng giai đoạn. Hiện nay, Việt Nam đã bước vào những năm cuốì của giai đoạn Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 để chuẩn bị bước sang giai đoạn chiến lược mới 2021-2030 với nhiều mục tiêu phát triển cao hơn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là điều kiện để thực hiện các mục tiêu phát triển. Bài viết phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho giai đoạn 2021-2030.
Issue Date: 2020-04
Type: Bài trích
Extent: 6 trang, pdf
Method: Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 4 năm 2020
Language: vi
Spatial: Thư viện Quốc hội
Right: Tạp chí Kinh tế và dự báo
Appears in Collections:Phân quyền - Kinh tế

Việc làm online

1. Định nghĩa chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc vận động và chuyển đổi các ngành nghề, các vùng kinh tế để phù hợp với quá trình phát triển và các điều kiện về kinh tế- xã hội. Những nhóm ngành có cơ hội phát triển sẽ tăng mạnh hơn và giảm các ngành có hiệu quả kinh tế thấp.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra rất mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tự nhiên- xã hội của từng vùng; nhà nước cũng dễ quản lý hơn trong việc đẩy mạnh việc tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được phân ra thành 3 loại:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Tức bao gồm 3 nhóm ngành là nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chuyển dịch theo tỷ trọng phù hợp với năng lực sản xuất, quá trình hội nhập của các quốc gia.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Tức là quốc gia đó sẽ phân chia thành cách vùng kinh tế riêng biệt; các vùng này hoạt động nền kinh tế chuyên biệt, phù hợp với trình độ, thực trạng kinh tế- xã hội tại khu vực đó.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Tức là sự chuyển dịch nền kinh tế ở quy mô quốc gia, quốc gia đó sẽ hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm để phù hợp với mục tiêu phát triển.

Xem thêm: Việc làm luật kinh tế

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

– Việc chuyển đổi cơ cấu theo ngành kinh tế:

Bản thân Việt Nam là một nước đang phát triển, Việt Nam có những cứ vần mình rất mạnh trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cụ thể là giảm tỷ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp [I], tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng [II] và dịch vụ [III]. Đây là hình thái tất yếu của các nước đang phát triển.

Ngoài dịch chuyển ở tổng thể ngành, trong mỗi khu vực còn có sự vận động rất mạnh mẽ: Trong nhóm I, nước ta đã giảm tỷ trọng trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp; tăng tỷ trọng nuôi trồng và đánh bắt các loại thủy, hải sản. Trong nhóm II, giảm tỷ trọng trong khai khác, tăng tỷ trọng các hoạt động chế biến. Trong nhóm III, tăng mạnh các ngành về cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.

Việt Nam còn là một đất nước non trẻ, nghèo nàn, còn đang trong quá trình phát triển nên nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.

Xem thêm: Việc làm giảng viên kinh tế

– Việc chuyển đổi cơ cấu theo từng vùng kinh tế:

Nước ta có được chia thành bảy vùng kinh tế: vùng Đông Bắc [7 tỉnh], vùng Tây Bắc [7 tỉnh], vùng Đồng bằng sông Hồng [11 tỉnh], vùng Bắc Trung bộ [5 tỉnh], vùng Nam Trung Bộ [11 tỉnh], vùng Đông Nam Bộ [9 tỉnh] và vùng Đồng bằng sông Cửu Long [13 tỉnh]. Các vùng kinh tế được khoanh thành các vùng có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển để có thể thuận lợi trong việc quản lý cũng như các hoạt động phát triển.

– Việc chuyển đổi cơ cấu theo lãnh thổ:

Nước ta có 4 vùng kinh tế trong điểm bao gồm: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng phía Nam, miền Trung và Bắc Bộ. Đây được coi như 4 toa tàu giúp phát triển nền kinh tế nước ta đi lên trong cuộc chiến phát triển đất nước.

Nhìn chung về tổng thể quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ, phù hợp với quá trình hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành kinh tế dần dịch chuyển sang hướng tự động hóa, làm việc theo dây chuyền chuyên môn để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang diễn ra thế nào?

3. Thành tựu

Vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài. Từ đó mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam, kéo theo những công nghệ phát triển tân tiến trên thế giới. Đồng thời, , họ cũng tạo ra những việc làm mới, giảm tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam và tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống.

Cv online

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất, Việt Nam không những cung cấp đủ hàng hóa cho nhu cầu của cả nước mà có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay hàng hóa của Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có những sản phẩm còn được coi như một mặt hàng xa xỉ phẩm tại các nước bạn.

Việc nhà nước khuyến khích các cá nhân tổ chức góp phần tham gia vào việc phát triển kinh tế như một nguồn động lực cho các công ty khởi nghiệp mọc lên với nhiều sản phẩm có ý tưởng táo bạo. Nhiều doanh nghiệp startup vừa có mặt trên thị trường đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường trong nước và cả nước ngoài.

– Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng gặp không ít khó khăn, chưa thể phát huy hết hiệu quả và thế mạnh. Việc khoanh vùng kinh tế của nước ta còn chưa được triệt để, chỉ khoanh vùng theo sự phân chia lãnh thổ nên gây áp lực cho những khu vực có trình độ thấp hơn, việc phát triển giữa các nơi trong cùng một vùng không đồng đều. Việc giảm tỷ trọng các hoạt động nông nghiệp cũng gây ra tình trạng thất nghiệp cho những người quanh năm gắn bó với nghề nông. Việc gắn bó với ruộng vườn không thể trang trải được cuộc sống của họ, kéo theo các hệ lụy khi người dân di chuyển quá nhiều lên các thành phố lớn, gây áp lực về công ăn việc làm, chỗ ở, các mối lo ngại về trật tự xã hội.

Ngoài ra, chúng ta cần chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm bởi trên thị trường quốc tế, các sản phẩm Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao, mức giá còn rất thấp so với các sản phẩm từ các quốc gia khác.

Các khu công nghiệp ngày càng nhiều, lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường mỗi ngày là rất lớn, có những chất có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe của những người tiếp xúc gần đó. Cho nên, việc phát triển đất nước cũng cần phải gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà nước cũng cần phải đưa ra các chế tài xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, không xử lý chất thải theo đúng quy trình. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh cần có ý thức hơn trong việc đầu tư cho khâu xử lý chất thải.

Xem thêm: Ngành Kinh tế phát triển là gì? Ra trường có dễ xin việc không?

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì. Chúng ta, những người con của Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để giúp đất nước phát triển, đến gần hơn với các quốc gia hiện đại.

Tìm hiểu về cơ cấu thành phần kinh tế? Tìm hiểu về thành phần kinh tế? Thành phần kinh tế là gì? Cơ cấu thành phần kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanh hơn. Chính vì thế mà vai trò của các thành phần kinh tế cũng như sư chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cũng rất được quan tâm.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về cơ cấu thành phần kinh tế:

Khái niệm cơ cấu thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế được xem là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành của nó chính là một thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay cũng có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay cũng có thể xem xét theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Thuật ngữ liên quan:

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.

Mối liên hệ với các loại cơ cấu kinh tế khác:

Xem thêm: Nền kinh tế kế hoạch hóa là gì? Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động

Cơ cấu kinh tế vùng được hiểu  là một trong các loại cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Cũng chính vởi vậy mà ta có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.

Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong đó:

– Cơ cấu kinh tế vùng:

+ Định nghĩa cơ cấu kinh tế vùng: đó chính là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ.

Cơ cấu kinh tế vùng là một trong các loại cơ cấu kinh tế.

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.

Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

+ Ý nghĩa và vai trò của cơ cấu kinh tế vùng:

Việc phân chia các vùng kinh tế của một quốc gia thường căn cứ vào vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, những lợi thế và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Trong phạm vị một nước, mỗi vùng có vị trí địa lí khác nhau, có những tiềm năng, lợi thế khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau,…

Do đó cũng có những thuận lợi cũng như khó khăn khác nhau trong phát triển kinh tế, đồng thời giữa các vùng lãnh thổ lại có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và có sự liên kết với nhau trong quá trình phát triển.

Việc thực hiện nghiên cứu cơ cấu kinh tế vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ, trong việc định hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng cũng như xác định vai trò của từng vùng trong phát triển kinh tế của đất nước.

– Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Định nghĩa cơ cấu ngành kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế là một trong các loại cơ cấu kinh tế.

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Chính bởi do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.

Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện cụ thể như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

+ Nội dung của cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện cụ thể đó là:

Đó là số lượng các ngành được hình thành. Số lượng này luôn luôn phát triển theo sự phân công lao động xã hội.

Mối quan hệ về số lượng thể hiện ở tỉ trọng của mỗi ngành trong tổng thể.

Mối quan hệ về chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng từng ngành, các mối liên kết kinh tế – kĩ thuật, kinh tế – xã hội và tính chất tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Nói chung, ta nhận thấy rằng, mối quan hệ của các ngành về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.

– Cơ cấu thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Ba loại hình cơ cấu kinh tế được nêu cụ thể bên trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để nhằm mục đích có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Quá trình phát triển kinh tế trên thực tế cũng luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

2. Thành phần kinh tế là gì?

Thành phần kinh tế là những khu vực kinh tế, những hình thức kinh tế dựa trên những hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và thích ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Như vậy, khi định nghĩa thành phần kinh tế sẽ cần phải căn cứ vào quan hệ kinh tế mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, do đó thành phần kinh tế cũng có nghĩa là chế độ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta không sử dụng thuật ngữ thành phần kinh tế mà dùng thuật ngữ khu vực kinh tế, nhưng cũng căn cứ vào vốn, tài sản thuộc về ai, nếu đó thuộc về nhà nước thì là KVKT nhà nước, nếu thuộc về tư nhân, đó là khu vực kinh tế tư nhân.

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

Thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.

3. Cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ. Mục đích của việc nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như trong từng ngành kinh tế, từng vùng kinh tế.

Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế được thể hiện bằng sự thay đổi số lượng các thành phần kinh tế hoặc thay đổi tỉ trọng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế tạo ra trong GDP.

Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự tồn tại khách quan, vai trò vị trí và sự vận động của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế thì sự định hướng về mặt chính trị – xã hội có sự tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nhằm mục đích để có thể xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí. Cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí được hiểu cơ bản là cơ cấu kinh tế dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay được hiểu là phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong nước và nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề