Chuyển đổi số có ý nghĩa gì đối với thầy/cô và nhà trường thầy cô

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Sự bùng nổ về công nghệ đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Xu hướng giáo dục đang dần thay đổi: thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tốn ít chi phí hơn. Vậy thực tế, chuyển đổi số đã tác động đến ngành giáo dục như thế nào? Hãy cùng FSI tìm hiểu về thực trạng chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo cùng các bước chuyển đổi số tác động tốt tới ngành Giáo dục trong bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Hiện tại, được ứng dụng dưới 3 hình thức chính:

  • Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: Lớp học thông minh, lập trình…vào việc giảng dạy.
  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ vận hành, quản lý
  • Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất.

Chủ động trong học tập:

  • Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp bạn có thời gian học tập thoải mái mọi lúc mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả.
  • Khả năng tiếp cận nhiều tài liệu học tập:
  • Thông qua chuyển đổi số, người dùng có thể tiếp cận những nguồn tài liệu khổng lồ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà bạn quan tâm.
Chương trình chuyển đổi số tác động tốt đến ngành Giáo dục và Đạo tạo

Chất lượng giáo dục đảm bảo:

  • Việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ đem lại những kết quả như: bigdata sẽ giúp lưu trữ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, IoT sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên, học sinh và người quản lý. Với Blockchain sẽ quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập cũng như bảng điểm một cách minh bạch.
  • Tiết kiệm chi phí học tập
  • Đây là lợi ích lớn thiết thực cho mỗi người trong việc chuyển đổi số. Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn và đem lại kiến thức sâu rộng.

Thay vì vài chục học sinh phải ngồi trong phòng học với bốn bức tường như trước đây, công nghệ số đã mở ra một không gian học tập linh động hơn. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị [máy tính, laptop, smartphone,…]

Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học.

Người học được trao đổi trực tiếp với giáo viên

Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa là học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn. Hiện nay, người học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ.

Mặt khác, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.

Truy cập tài liệu học tập không giới hạn với kho học liệu trực tuyến

Nhiều người nghĩ rằng học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Nhưng thực tế, phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện face to face một – một với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian.

Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho người học. So với phương pháp học lý thuyết truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở, công nghệ mới giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học.

Chuyển đổi số giúp gia tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế cho người học

Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ.

Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng, IoT [Internet vạn vật] giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám sát học sinh;; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.

Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng giáo dục

Kỷ nguyên học tập trực tuyến sẽ mở ra cơ hội học tập với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với trước đây các do trường học sẽ phải tốn ít chi phí hơn để chi trả cho các vấn đề liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị,….

Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì đến các trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả và chất lượng hơn.

Xem thêm: 

Học trò Trường THCS-THPT Thạnh An, Cần Giờ, TP.HCM trong giờ học - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thực tế cuộc sống có nhiều biến đổi, đòi hỏi người thầy cũng phải tự thay đổi để thích ứng với thời cuộc.

GS.TS HUỲNH VĂN SƠN [hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM]: Mẫu mực nhưng phải hiện đại

Người thầy hiện đại phải như thế nào? Chắc chắn đây là câu hỏi không dễ trả lời bởi vẫn là một nhân cách đáng được tôn trọng và trân trọng khi có những năng lực về khoa học - môn học - hoạt động giáo dục; năng lực nghiệp vụ sư phạm - năng lực công nghệ và ứng dụng công nghệ trong dạy học - giáo dục... Song song đó là phẩm chất của một người giáo viên.

Người thầy, cô giáo phải hiện đại, không phải ở hình thức mà chính là phong cách. Sự mẫu mực vẫn còn nhưng không phải là sự khuôn phép hay tính mẫu mực lý tưởng, mà vẫn là mô phạm nhưng có hơi thở của thời đại. Nên thân thiện và có phong cách đời thường, thực tế; có thể có cái tôi dù rằng không nên quá khác biệt để góp phần thích ứng và dựng xây văn hóa học đường, văn hóa sư phạm; văn minh trong nhận thức, sẻ chia, đánh giá; nhân văn trong tiếp cận, ứng xử... Làm được những điều đó quả không đơn giản.

Người thầy của ngày nay phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình để thích ứng với thời cuộc, nhất là tam giác của nội lực nghề nghiệp như đã đề cập: khoa học về môn học; khoa học nghiệp vụ sư phạm; khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ trong dạy học và giáo dục.

Để có được những điều này cần quan tâm đến việc cập nhật tri thức, không ngừng rèn luyện kỹ năng không chỉ ở vị trí của người thầy mà có tầm nhìn và trải lòng từ góc nhìn để chuẩn bị cho học sinh dựa trên học sinh nghĩ gì, muốn gì, làm gì, cần gì... ở chúng ta. Có như thế, mỗi thầy cô không chỉ đứng vững trong nghề mà còn có thể dần chinh phục các thế hệ học trò khác nhau.

TS TRẦN NAM DŨNG [phó hiệu trưởng Trường phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM]: Thích nghi với thay đổi

Thế giới hậu COVID-19 sẽ có những thay đổi mang tính cách mạng. Các hoạt động online, trong đó có dạy học online sẽ phát triển mạnh, kể cả khi COVID-19 được khống chế hoàn toàn và học sinh sẽ đến trường như trước. Vì thế, người giáo viên buộc phải thay đổi, thích nghi và sẽ tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy của sự thay đổi, cập nhật.

Bên cạnh vấn đề công nghệ [dù sao cũng chỉ là vấn đề thứ hai] thì việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cũng sẽ là thách thức đối với giáo viên. Vấn đề không phải là nội dung [vì nội dung nếu có thêm có bớt, về cơ bản là nhẹ hơn chương trình cũ], mà ở triết lý dạy học và yêu cầu đầu ra.

Trước đây chỉ yêu cầu về kiến thức [nên chỉ có thi, thi và thi], còn bây giờ kiến thức được đặt chung và ngang hàng với kỹ năng và thái độ. Như vậy giáo viên chắc chắn sẽ phải thay đổi cách dạy, cách tổ chức lớp học, cách đánh giá, sẽ phải ghi nhật ký nhiều hơn, dùng Excel nhiều hơn để ghi lại các thay đổi, tiến bộ, đóng góp của từng học sinh.

Do vậy, tố chất quan trọng của người giáo viên cần có, bên cạnh kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm còn phải là khả năng thích nghi với sự thay đổi và tinh thần học tập suốt đời. Thích ứng thay đổi, học tập suốt đời là nhiệm vụ của người giáo viên. Nhưng xã hội phải hỗ trợ một cách mạnh mẽ cho việc này. Lương và các chế độ của giáo viên phải đủ để họ yên tâm làm việc và cống hiến, không giàu có nhưng cũng đủ sức để lo cho gia đình. Không làm được điều này đừng nên đòi hỏi quá cao từ người giáo viên.

ThS NGUYỄN THỊ HUỲNH GIAO [giảng viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM]: Gắn với thực tiễn

Thực tế đang đòi hỏi người thầy hiện đại cần có kiến thức tổng quát bên cạnh những kiến thức chuyên môn vì ngày nay sự kết nối đa lĩnh vực đã trở nên phổ biến. Việc lặp đi lặp lại một bài giảng được chuẩn bị sẵn trong giáo án đã không còn phù hợp mà cần được cập nhật thường xuyên gắn với thực tiễn.

Chính vì thế, người thầy cũng phải tự học thêm nhiều nội dung chuyên sâu để làm nền tảng vững chắc trong việc định hướng kiến thức cho học trò, vừa phải mở rộng kiến thức qua nhiều kênh học liệu, thông tin và cả kiến thức thực nghiệm. 

Thực tế còn đòi hỏi giáo viên phải tự trau dồi năng lực ngoại ngữ để tiếp cận với nguồn học liệu của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, đồng thời có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để có thể tổng hợp, hệ thống và kết nối tri thức mới, sẵn sàng thích ứng với dạy học trực tuyến để truyền tải kiến thức, định hướng cho người học có thể tự học, trải nghiệm.

Ông VĂN CHÍ NAM [phụ huynh ở TP.HCM]: Giáo viên cũng cần bắt "trend"

Thực tế dịch COVID-19 vừa qua đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải chủ động trong việc tiếp cận công nghệ, sử dụng công nghệ thành thạo để giảng dạy. Ngoại ngữ cũng là yêu cầu rất quan trọng đối với giáo viên trong thời đại hiện nay. Với năng lực ngoại ngữ tốt không đơn thuần để giáo viên sử dụng giao tiếp mà giúp họ có thể tự cập nhật kiến thức, tiếp cận công nghệ, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại.

Phụ huynh chúng tôi còn quan tâm nhiều đến những chuyển đổi trong môi trường giáo dục hiện nay, đó là tâm sinh lý lứa tuổi. Giới trẻ ngày nay khác rất nhiều so với thế hệ học sinh hơn 10 năm trước. Trẻ con hiện tiếp cận công nghệ quá nhiều và từ rất sớm nên sự thay đổi tâm sinh lý của các con cũng rất nhanh qua từng lớp học, cấp học. Do đó, nếu giáo viên không có những tìm hiểu, nghiên cứu liên quan đến giới trẻ sẽ khó giảng dạy, đặc biệt trong bối cảnh dạy học online.

Khoảng cách thế hệ, khác biệt về hiểu biết giữa giáo viên và học sinh ngày càng lớn, chỉ cần giáo viên không hiểu và biết những "trend" đang có là đã tạo sự xa cách với học trò rồi. Đó là chưa kể trong xã hội hiện đại có không ít học sinh bị mắc bệnh tâm lý [trầm cảm, tăng động, lo lắng...] nên đòi hỏi giáo viên phải còn là người bạn của học sinh.

Bạn NGUYỄN THỊ MAI ANH [học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam]:

Hiểu tâm lý học sinh

Chúng em đều mong muốn thầy cô chủ động phá bỏ khoảng cách, tạo cho học sinh cảm giác gần gũi không chỉ trên lớp học trực tiếp mà còn cả trên không gian mạng.

Thầy cô phải là người hiểu tâm lý học sinh. Ngoài việc truyền tải kiến thức, thầy cô có thể giảng dạy thêm các vấn đề ngoài sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi khó mà học sinh thắc mắc; dạy hay dễ hiểu, gắn với thực tế, vui tính hòa đồng, có biện pháp giúp học sinh đỡ nhàm chán trong tiết dạy; bài tập giao phải vừa sức; tôn trọng suy nghĩ của học sinh, quan tâm đến việc học sinh hiểu bài hơn là "cháy" giáo án...

Mong thầy cô luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy hay hơn, trình bày bài giảng một cách ngắn gọn, súc tích để bài học dễ đi sâu vào trí nhớ, không tốn nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn hiệu quả, giúp đỡ học sinh tiếp cận với bài học một cách dễ dàng nhất.

Người thầy "Tiếp sức đến trường"

Thầy Nguyễn Văn Hận: "Từng suýt phải bỏ học nên tôi không muốn điều đó xảy ra với các em học sinh của mình" - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hằng năm, cứ đến dịp báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình xét học bổng "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên, thầy giáo Nguyễn Văn Hận [giáo viên Trường THPT Trần Trường Sinh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre] lại đôn đáo đến tận nơi tìm hiểu kỹ hoàn cảnh học sinh trước khi giới thiệu cho báo.

"Biết số lượng nhận học bổng có hạn nên mỗi lần chọn một hoàn cảnh để giới thiệu cho báo, tôi thường chọn trước rất kỹ. Còn nhớ năm 2019, tôi chọn ra năm trường hợp để nhận học bổng thì có đến bốn trường hợp được nhận học bổng của báo, trong đó có một suất đặc biệt" - thầy Hận nói. Từ khi biết đến chương trình học bổng của báo Tuổi Trẻ đến nay, thầy Nguyễn Văn Hận đã làm cầu nối giới thiệu hàng chục em tân sinh viên tiếp cận được với học bổng.

Thầy giáo trẻ thuộc thế hệ 8X tâm sự: "Tôi cũng đã trải qua những ngày tháng khó khăn, từng có nhiều người trong gia đình bàn nghỉ học nên tôi không muốn điều đó xảy ra với các em học sinh của mình".

Về giảng dạy tại Trường THPT Trần Trường Sinh từ năm 2004, điều khiến thầy giáo dạy toán này đau đáu nhất là học sinh phải nghỉ học giữa chừng do hoàn cảnh khó khăn. "Cứ mỗi lần nghe tin có học sinh nghỉ học, tôi nghĩ phải làm điều gì đó để thay đổi cuộc đời các em. Rồi cơ hội để giúp các em đến thật tình cờ. Vào một buổi họp lớp, các em cựu học sinh đóng tiền để mua bánh kẹo, nước ngọt liên hoan và có dư ra chút ít.

Sau khi bàn bạc, các em học sinh giao cho tôi để giúp các em khóa sau có hoàn cảnh khó khăn. Chính số tiền này là sự khởi đầu cho công tác thiện nguyện của nhóm từ thiện Miệt cồn sau này" - thầy Hận kể.

Đến nay, nhóm từ thiện Miệt cồn do thầy Hận lập đã có 30 thành viên và khoảng 100 tình nguyện viên đủ tầng lớp. Từ chỗ lập để giúp đỡ các em học sinh nghèo, nhóm mở rộng hoạt động giúp đỡ thêm những hoàn cảnh khó khăn, những cụ già neo đơn, mở các bếp ăn từ thiện và làm cầu, đường. Thầy Hồ Văn Út - phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Trường Sinh - cho biết học sinh ở xứ này phần lớn là con em của những gia đình khó khăn, đặc biệt khó khăn và có ý định bỏ học giữa chừng.

"Mỗi khi biết học sinh có ý định nghỉ học, chúng tôi đều liên hệ với chính quyền địa phương và giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu hoàn cảnh các em khó khăn thật sự mà vẫn ham học, chúng tôi lại nhờ thầy Hận đứng ra kêu gọi giúp đỡ các em để có điều kiện theo học. Tính đến nay không thể nhớ thầy đã giúp biết bao nhiêu hoàn cảnh. Chỉ riêng trong mấy tháng gần đây thầy đã giúp đỡ hai em học sinh mồ côi cha, mẹ tiếp tục được đến trường" - thầy Út nói.

Theo thầy Út, thầy Nguyễn Văn Hận là một giáo viên tận tụy với nghề, nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2012 và nhiều năm liền được UBND tỉnh Bến Tre tặng bằng khen về thành tích vận động vật chất trong việc xây dựng giao thông nông thôn...

Thầy Hận kể tuổi thơ của thầy rất cơ cực và từng phải vượt qua những khó khăn để được đến trường.

MẬU TRƯỜNG

Nhà ngoại giao Mỹ hát Bụi phấn chúc mừng thầy cô giáo Việt Nam

TRẦN HUỲNH - MẬU TRƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề