Chuyên môn hóa công việc được hiểu là năm 2024

Sự chuyên môn hóa xảy ra khi một cá nhân, công ty hay đất nước tập trung sản xuất một số ít các hàng hóa hoặc dịch vụ để theo thời gian sẽ hình thành nên lợi thế so sánh về giá với những hàng hóa/ dịch vụ đó. [ Nguyên gốc : Specialisation takes place when an individual, firm or country produces a narrow range of goods or services and over time develops a comparative cost advantage in producing these goods and services - Trích từ Economicsonline.co.uk]

Ngay từ khi xuất hiện nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa, con người đã dần tiến đến việc chuyên môn hóa như một lẽ tất yếu nhằm nâng cao khả năng sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa và của cải hơn. Theo thời gian, chúng ta dần chấp nhận sự chuyên môn hóa như một điều hiển nhiên của xã hội. Hay như ông cha ta đã có câu "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" ám chỉ việc tập trung rèn luyện thành thạo cho mình một "nghề" nào đó. Ngày nay, "sự thật" đó ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta đến mức chúng ta định nghĩa một con người thông qua nghề nghiệp của người đó, và vô thức gán cho một ngành nghề/công việc cụ thể một đặc tính nào đó, qua đó ngầm đánh giá về tính cách của người làm công việc đó. Ví dụ một người giáo viên sẽ thường được gán những đặc điểm tính cách như hiểu biết rộng, có khả năng giao tiếp và khả năng truyền thụ kiến thức tốt [ hay có chăng là khả năng truyền cảm hứng/ khơi dậy trí tò mò ham học từ người học]. Một bác sĩ sẽ là một người có phẩm chất đạo đức tuyệt vời, biết chịu đựng và hi sinh, biết quan tâm người khác. Còn một lập trình viên thì sao nhỉ? Đeo hai cái đít chai? Suốt ngày cắm mặt vào máy tính không biết trời đất gì? Còn rất rất nhiều nữa. Việc này rất dễ giải thích, vì chính việc chuyên môn hóa sản xuất đã khiến người lao động tự phân mình vào một ngành nghề nào đó và cố gắng phát triển bản thân theo hướng đã định, từ đó tạo ra những đặc điểm riêng của từng ngành nghề khác nhau. Đỉnh cao của việc chuyên môn hóa có lẽ là những Geek [ những người 'cuồng' một lĩnh vực nào đó và vì thế trở nên 'khác thường' trong mắt người khác].

Thế nhưng việc tự tạo ra những quy chuẩn nhất định cho những công việc nhất định vô tình đã bó hẹp những người lao động trong cái khuôn "hình mẫu công việc". Con người vốn là tổng hòa của rất nhiều mặt trong cuộc sống. Một người không thể chỉ ăn, ngủ và viết code được, hoặc sớm muộn cũng sẽ gục ngã trên những chiếc bàn làm việc với luồng ánh sáng xanh chiếu thẳng vào mặt. Chúng ta cần ăn những thức ăn tốt cho cơ thể, ăn xong thì lại cần nghỉ ngơi để cho thức ăn còn được tiêu hóa nữa chứ. Chúng ta cũng cần nghệ thuật : âm nhạc, tranh ảnh, nhảy múa, hoặc bất cứ thứ gì nâng cao đời sống tinh thần.

Liệu bạn có đang chăm lo cho sức khỏe tinh thần của mình?

Hiện nay những "freelancer" đã dần trở nên phổ biến, dù họ cũng đa số tập trung vào một vài lĩnh vực như editor, designer, mẫu ảnh,.. tức là họ cũng đã có một sự chuyên môn hóa nhất định nhưng điều này thì không thể phủ nhận vì nếu muốn kiếm được tiền thì vẫn cần phải tạo ra được giá trị cho người khác. Đây là một hình thức có thể phần nào giảm bớt được sự thống trị của chuyên môn hóa suốt nhiều thế kỉ.

Chuyên môn hóa đã tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội, cả trong quá khứ và hiện tại. Chuyên môn hóa giúp các công ty giảm bớt chi phí nhờ sản xuất hàng loạt, thế nhưng đó là ở góc độ công ty, xã hội và nhà nước- tức là ở tầm vĩ mô. Còn xét trên góc độ cá nhân, chuyên môn hóa dường như lợi bất cập hại.

1.Chuyên môn hóa làm cho cuộc sống nghèo nàn Nghèo nàn ở đây có thể về cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần. Chuyên môn hóa tạo ra những con người ngày càng giỏi hơn, có chuyên môn sâu hơn về một lĩnh vực, do đó đẩy những người lao động trung bình xuống và ít có khả năng cạnh tranh hơn. Khi có áp lực phải cạnh tranh để thăng tiến trong công việc lại càng đẩy con người ta xa khỏi những thứ quan trọng khác trong cuộc sống như văn hóa nghệ thuật, và đôi khi là cả sức khỏe. Chưa kể đến, việc lặp đi lặp lại một công việc sẽ tạo cho người lao động một sự nhàm chán, từ đó làm giảm khả năng lao động cũng như dẫn đến những bệnh lý về tinh thần. Nếu không phải những người cực giàu có thì khả năng cao là bạn sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy công việc này.

2. Khả năng bị thay thế Chính đặc điểm của chuyên môn hóa là mỗi người sẽ lặp đi lặp lại công việc của mình trong hầu hết quãng đời lao động dẫn đến việc rất dễ những người lao động đó sẽ bị thay thế bằng robot trong tương lai. Dịch covid-19 đã chứng minh rõ điều này, rất nhiều công ty cắt giảm nhân sự, máy móc thay thế con người trong cả những lĩnh vực tưởng như rất cần sự tương tác giữa con người với nhau như y tế [ robot lấy mẫu sẽ giảm khả năng lây nhiễm cho nhân viên y tế]. Điều nguy hiểm ở đây là khi bạn quá tập trung vào việc nâng cao chuyên môn thì khi bị thay thế sẽ khó có khả năng tìm được công việc khác, dẫn đến thất nghiệp và tạo gánh nặng cho nhà nước.

3.Nhìn vào nước Nhật Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị đã có giai đoạn phát triển thần kì 1951-1973, đưa đất nước mặt trời mọc trở thành cường quốc lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Nhưng đánh đổi cho sự phát triển đó là những điều mà không phải ai cũng tìm hiểu kỹ, hoặc bị những điều tốt đẹp về nước Nhật che đi mất. Những con người giống hệt nhau, mặc vest chỉnh tề, sáng cắp cặp đi chiều cắp cặp về.

Những con người vì làm việc [ mình không dùng "vì đam mê công việc"] mà quên đi việc lập gia đình, sinh con, dẫn đến già hóa dân số là quốc nạn của Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có riêng một từ 過労死 [ Karō shi] ám chỉ những cái chết do làm việc quá sức. Và đó chắc chắn chưa phải tất cả.

Chuyên môn hóa là gì ví dụ?

Chuyên môn hóa là tập trung vào một khía cạnh cụ thể của một cái chung lớn. Nó có thể là một sản phẩm, một công việc, một kỹ năng, hay nhiệm vụ. Ví dụ như, một công ty sẽ tập trung vào sản xuất một vài loại hàng hóa chứ không sản xuất tất cả.

Tại sao phải chuyên môn hóa công việc?

Việc thực hiện chuyên môn hóa giúp người lao động chuyên tâm vào một vị trí công việc được đào tạo bài bản. Nhờ vậy, kỹ năng làm việc, mức độ chuyên nghiệp được nâng cao giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả và có được cơ hội mở rộng thị trường.

Chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp là gì?

Chuyên môn hóa trong sản xuất được hiểu như một kiểu phân chia lao động mà ở đó mỗi cá nhân, bộ phận sẽ chỉ tập trung vào một hoạt động sản xuất duy nhất hay một vài sản xuất hoạt động nào đó. Điều này tạo ra sự phân công lao động một cách rõ rệt và từ đó có thể làm gia tăng năng suất của sản phẩm.

Chuyên môn hóa công nghệ là gì?

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để biến đổi và tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.

Chủ Đề