Có bao nhiêu công ty đức tại việt nam năm 2024

Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Đức đang tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trên các thị trường.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút FDI

Kết quả của cuộc Khảo sát mùa thu năm 2023 của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức [AHK Việt Nam] từ hơn 3.600 doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp Đức có ý định đầu tư vào các cơ sở kinh doanh tại nước ngoài của họ nhiều hơn là tại thị trường Đức.

Cụ thể, 42% công ty Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, cho thấy sự tập trung vào chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Bán hàng và tiếp thị [41%], dịch vụ [35%], và logistics [31%] cũng được xem trọng, nhấn mạnh một phương pháp toàn diện trong phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho biết, các công ty Đức hoạt động tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong đó, có 49% doanh nghiệp cho biết rằng nhu cầu toàn cầu suy giảm đang là một rào cản chính, 41% doanh nghiệp lo ngại về thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề, trong khi 37% doanh nghiệp nhấn mạnh nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, còn có những thách thức đáng chú ý khác như chính sách phát triển kinh tế [24%], chi phí năng lượng [24%] và thách thức về tài chính [22%].

Cuộc khảo sát cũng tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. 50% doanh nghiệp cho rằng tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam là yếu tố then chốt. Thu hẹp khoảng cách với khách hàng/tốc độ nội địa hóa theo sát với tỷ lệ 43%. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các doanh nghiệp Đức đến việc điều chỉnh các chiến lược cho phù hợp với các động lực phát triển tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nguồn lao động có kỹ năng cũng là một yếu tố rất quan trọng, với 37% nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, Đức đã tiến một bước mạnh mẽ trong việc củng cố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam. Tổng cộng có 26 dự án đầu tư đã được thực hiện, với tổng vốn đầu tư gần 221,5 triệu USD. Điều này không chỉ phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường Việt Nam mà còn cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.

Song song với đó, kết quả khảo sát cho thấy xu hướng các doanh nghiệp Đức đang triển khai chiến lược "Trung Quốc +1" [China plus one] tập trung vào các dự án đầu tư xanh. Và thị trường Việt Nam đã sẵn sàng chào đón và hỗ trợ những dự án kinh doanh như vậy bằng cách cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng, đa dạng hóa và thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững.

Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam [AHK Việt Nam] công bố ngày 6/7, Việt Nam là điểm sáng đầu tư với khả năng phục hồi nền kinh tế lạc quan. 91% nhà đầu tư Đức mong muốn tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khoảng 40% trong số họ có kế hoạch bổ sung lực lượng lao động trong 12 tháng tới. 57% doanh nghiệp Đức đang tìm nhà cung cấp mới nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

Với ưu thế như dân số trẻ và năng động, lại nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực, hệ thống chính trị ổn định, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh với sức chi tiêu ngày càng lớn, Việt Nam dần trở thành điểm đến quan trọng của các công ty Đức tại châu Á.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một điểm đến phù hợp của các công ty quốc tế trong xu hướng "Trung Quốc +1" vì các công ty đa quốc gia hiện phải nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc thông qua hướng tới các nước Đông Nam Á. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU.

Các lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư Đức là máy móc, điện tử thiết bị, hóa chất… Đầu tư từ Đức vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong lĩnh vực năng lượng và các công nghệ liên quan đến môi trường xanh, tiết kiệm tài nguyên và lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hết năm 2022, Đức có 441 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 2.37 tỷ USD, đứng thứ 18/141 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Đa phần các tập đoàn Đức đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức sản xuất và phân phối. Một số tập đoàn đa quốc gia của Đức đã đầu tư tại Việt Nam như Daimler - Chrysler [sản xuất ô tô Mercedes - Benz], B.Braun [sản xuất thiết bị y tế], Messer [tách hóa lỏng khí phục vụ luyện kim], Grohe và gần đây là hãng thiết bị nội thất, vật liệu xây dựng Kobler.

Các tập đoàn Đức đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức sản xuất và phân phối [Ảnh: Thảo Đặng].

Kobler là tập đoàn của Đức, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp về nội thất, vật liệu xây dựng đạt chất lượng châu Âu, với mục tiêu cung ứng sản phẩm bền bỉ theo thời gian, thân thiện với môi trường.

Đầu năm 2022, tập đoàn Kobler Đức thông qua tập đoàn phân phối Inno Paint ra mắt sản phẩm sàn thạch anh tại thị trường Việt Nam. Theo đại diện công ty, đây là bước đi mang tính chiến lược bởi Việt Nam là thị trường tiềm năng đối với ngành Vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu lát sàn nói riêng.

"Trong bối cảnh hiện nay, ngành vật liệu lát sàn Việt Nam mới chỉ được biết đến với các sản phẩm chủ lực như sàn gạch, sàn gỗ, sàn nhựa… Sản phẩm sàn thạch anh với sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bền và độ chịu nước của sàn đá, sự sang trọng, ấm cúng không gian của sàn gỗ có khả năng trở thành xu hướng trong tương lai gần bởi khắc phục các nhược điểm của các vật liệu sàn truyền thống", đại diện công ty cho biết.

Kobler xây dựng và đặt nhà máy tại Đà Nẵng, Việt Nam [Ảnh: Kobler].

Kobler hiện áp dụng những công nghệ chuyên dụng của Đức và văn hóa Á đông khi sản xuất. Theo đó, hãng đưa thành phần đá thạch anh tích hợp trong sàn Kobler thạch anh của mình.

"Công nghệ G-UV [Germany-UV] phủ kép double untraviolet lighting gấp đôi khả năng bảo vệ, giữ vững độ sáng bóng, bền màu cho lớp hoa văn họa tiết, tích hợp tính năng Microban Protection ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt sàn. Công nghệ Cool Mixing giúp loại bỏ hoàn toàn hiện tượng co ngót, công vênh, mối mọt, ẩm mốc. Trong khi đó, công nghệ hèm khóa I4F thả chốt một bước tăng độ chính xác lên tới 99,9% và tốc độ lắp đặt lên gấp 3 lần", đại diện hãng chia sẻ.

Tại Việt Nam, Kobler sở hữu nhà máy sản xuất trên diện tích 20.245m2 tại Đà Nẵng, với công suất 3 triệu m2 một năm.

Chủ Đề