Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán năm 2024

Các nguyên tắc kế toán cơ bản mà luật kế toán ban hành giúp các doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Không những thế, nó còn giúp người sử dụng hiểu rõ và đánh giá một cách chính xác các thông tin của báo cáo tài chính.

Cùng EasyInvoice tìm hiểu chi tiết các nguyên tắc kế toán trong bài viết dưới đây.

7 nguyên tắc kế toán cơ bản nhất mà người trong nghề kế toán bắt buộc phải nắm rõ, bao gồm:

1/ Nguyên tắc cơ sở dồn tích

2/ Nguyên tắc giá gốc

3/ Nguyên tắc phù hợp

4/ Nguyên tắc nhất quán

5/ Nguyên tắc trọng yếu

6/ Nguyên tắc thận trọng

7/ Nguyên tắc hoạt động liên tục

Và để hiểu rõ hơn về từng nguyên tắc kế toán, mời các bạn đọc chi tiết hơn với các mục sau:

Nội dung bài viết

1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Dựa vào nguyên tắc cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ về kinh tế và tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được ghi lại trong sổ kế toán ở thời điểm phát sinh, không căn cứ theo thời điểm thực tế thu hay thực tế chi.

Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tỏng quá khứ, ở hiện tại hoặc tương lai.

2. Nguyên tắc giá gốc

Theo nguyên tắc giá gốc, khi các nghiệp vụ kinh tế như mua bán tài sản cố định [TSCĐ], công cụ dụng cụ [CCDC] hay nguyên vật liệu [NVL], … phát sinh thì giá trị của các tài sản này phải xác định theo giá gốc chứ không tính theo giá trị thị trường.

Kế toán doanh nghiệp không được tự ý điều chỉnh giá gốc của tài sản, trừ khi có quy định khác cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua ngoài sẽ được xác định dựa vào nguồn hình thành tài sản

Nghĩa là, giá trị của chúng tính tại thời điểm mua + các chi phí liên quan để đưa vào sử dụng [không bao gồm thuế GTGT].

Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo ví dụ sau:

Công ty X mua một máy điều hòa trị giá 20 triệu đồng [chưa tính 10% thuế GTGT].

Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng [chưa tính 10% thuế GTGT].

Chi phí lắp đặt: 500.000 đồng.

Như vậy, theo nguyên tắc giá gốc, máy điều hòa có giá trị là: 20.000.000 + 500.000 + 500.000 = 21.000.000 đồng.

3. Nguyên tắc phù hợp

Theo nguyên tắc phù hợp, khi kế toán ghi nhận doanh thu sẽ phải có một khoản chi phí tương ứng với việc tạo ra doanh thu đó.

Chi phí này bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu + chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X thuê văn phòng trong vòng 12 tháng. Tháng đầu tiên, doanh nghiệp trả 30 triệu cho 3 tháng [tháng 1 + tháng 2 + tháng 3]. Tuy nhiên theo nguyên tắc phù hợp, kế toán sẽ chỉ phản ánh việc thực hiện phân bổ chi phí trong từng tháng, có nghĩa là 10 triệu/tháng.

4. Nguyên tắc nhất quán

Dựa vào nguyên tắc nhất quán, các chính sách cùng phương pháp kế toán được doanh nghiệp lựa chọn phải được áp dụng sao cho thống nhất, mang tính nhất quán với thời hạn ít nhất là một kỳ kế toán/năm.

Với các trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì cần giải trình lý do cũng như sự ảnh hưởng tới từ sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.

5. Nguyên tắc trọng yếu

Theo nguyên tắc trọng yếu, các thông tin trọng yếu cần được kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ.

Thông tin trọng yếu là loại thông tin mà nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể dãn đến sai lệch báo cáo tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà tính trọng yếu của thông tin có thể phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin.

Độ trọng yếu của thông tin cần được xem xét trên phương diện định tính và định lượng.

6. Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng chính là việc kế toán cần thận trọng trong các công việc như xem xét, cân nhắc và phán đoán để lập các ước tính kế toán khi ở vào các trường hợp không chắc chắn.

Tuân theo nguyên tắc thận trọng có nghĩa là:

– Lập các khoản dự phòng theo quy định [không quá lớn, không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện, đảm bảo đúng kỳ của chi phí]. Đảm bảo doanh nghiệp không có sự biến động lớn về kinh doanh để có thể đủ nguồn bù đắp nếu có tổn thất.

– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

– Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

– Doanh thu + thu nhập chỉ được ghi nhận nếu có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu về lợi ích kinh tế. Chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X bán 500 chiếc điều hòa với thời hạn bảo hành là 1 năm.

Tại thời điểm bán điều hòa chưa phát sinh chi phí bảo hành, sửa chữa nhưng dựa vào nguyên tắc thận trọng, doanh nghiệp sẽ phải trích trước một khoản chi phí bảo hành.

7. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính dựa theo nguyên tắc hoạt động liên tục sẽ phải lập trên cơ sở giả định là đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lai gần.

Nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động.

Với các trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Kế toán có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?

Có nhiều nguyên tắc kế toán nhưng cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là 7 nguyên tắc sau: Nguyên tắc giá gốc , Nguyên tắc phù hợp , Nguyên tắc nhất quán, Nguyên tắc thận trọng , Nguyên tắc trọng yếu , Nguyên tắc cơ sở dồn tích, Nguyên tắc hoạt động lên tục. Tài sản được ghi nhận theo giá gốc.

Nguyên tắc nhất quán trọng kế toán là gì?

Nguyên tắc nhất quán là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán, đóng vai trò cốt lõi trong việc xác định tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Nguyên tắc này giúp đảm bảo rằng tất cả các giao dịch và sự kiện kinh tế được ghi nhận, báo cáo và phân loại theo cách thống nhất và đồng nhất.

Tại sao cần phải có nguyên tắc kế toán?

Nguyên tắc kế toán là một bộ bao gồm những quy định được chuẩn mực hoá, quy ước hoá và áp dụng bởi các công ty, tổ chức trong quá trình hạch toán và lập báo cáo tài chính. Áp dụng đúng nguyên tắc kế toán giúp những thông tin kế toán cung cấp, tổng hợp,… được xác thực tới một độ tin cậy nhất định.

Nguyên tắc hoạt động liên tục là gì?

Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concernNguyên tắc này được hiểu là việc lập báo cáo tài chính phải dựa trên giả định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, có khả năng thu hồi các khoản nợ phải trả, thực hiện các cam kết và tiếp tục sử dụng các nguồn lực của mình.

Chủ Đề