Có bao nhiêu ý đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch

Các rối loạn gây suy giảm chức năng thần kinh tự chủ có thể bắt nguồn từ hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên và có thể là nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh lý khác.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm thần kinh tự động là

Các nguyên nhân khác bao gồm

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm cảm ứng

- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường [bên ngoài hoặc bên trong cơ thể].

- Ví dụ: Khi trời rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại,…

2. Vai trò của cảm ứng

- Cảm ứng là đặc tính chung của mọi tổ chức sống.

- Đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.

3. Phân biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật

Tiêu chí

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Khái niệm

- Là khả năng tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường của các bộ phận cơ thể thực vật để tồn tại và phát triển.

- Là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

Đặc điểm

- Phản ứng chậm chạp.

- Không có tổ chức thần kinh

- Phản ứng nhanh hơn nhờ các phản xạ

- Có tổ chức thần kinh

Phân loại

- Gồm hướng động và ứng động.

- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới, chuỗi hạch, dạng ống.

4. Phân loại

- Tùy thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh, cảm ứng ở động vật bao gồm:

+ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh.

+ Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh: cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống.

→ Mức độ, tính chính xác của cảm ứng và hình thức cảm ứng thay đổi tùy thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh. Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể càng chính xác, đảm bảo cho cơ thể thích nghi cao với điều kiện môi trường.

5. Cấu tạo của cung phản xạ

- Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. - Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

- Cấu tạo một cung phản xạ bao gồm các bộ phận sau:

 + Bộ phận tiếp nhận kích thích [thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm].

 + Đường dẫn truyền vào [đường cảm giác].

 + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng [thần kinh Trung ương].

 + Đường dẫn truyền ra [đường vận động].

+ Bộ phận thực hiện phản ứng [cơ, tuyến,…].

- Lưu ý: Các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại ki bị kích thích nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ, phản ứng co của một bắp cơ tách rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ vì phản ứng này không được thực hiện nhờ cung phản xạ.

II. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

- Đại diện: động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh.

 - Ví dụ: Trùng đế giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi; trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

Trùng đế giày

Trùng biến hình

 - Cơ chế: Cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh nhờ các vi sợi. Cơ thể chuyển động tới các kích thích có lợi hoặc tránh xa các kích thích có hại.

- Đặc điểm: Cảm ứng ở động vật không có hệ thần kinh không được coi là phản xạ.

III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

 - Đại diện: Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang [thủy tức, sứa, san hô,…].

 - Cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới: Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào biểu mô cơ [tế bào biểu mô cơ có khả năng co rút như tế bào cơ].

 - Cơ chế cảm ứng: Khi các tế bào thần kinh bị kích thích sẽ truyền xung thần kinh qua mạng lưới thần kinh đến các tế bào biểu mô cơ làm cơ thể co lại để tránh kích thích.

- Đặc điểm của cảm ứng: phản ứng nhanh, kịp thời nhưng chưa chính xác, tiêu tốn năng lượng.

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Đại diện: Động vật có đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp [Giun dẹp, đỉa, côn trùng,…].

- Cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành các chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Cơ chế cảm ứng:

+ Khi một kích thích xuất hiện ở vùng nào thì hạch ở vùng đó đáp ứng trả lời kích thích cục bộ từng vùng.

+ Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.

- Đặc điểm: Chính xác, ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Câu hỏi: Điều nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới

B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên

C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới

D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

Trả lời:

Đáp án đúng:D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở trong cơ thể động vật. Cùng Top lời giải tìm hiểu về cơ quan cảm ứng ở động vật nhé!

I. Cảm ứng của động vật là gì?

Cảm ứng của thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm. Cảm ứng động vật có cách biểu hiện khác và tốc độ phản ứng nhanh hơn.

- Cảm ứng ở động vật là tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích đó.

Ví dụ : khi trời trở rét, mèo xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại…

- Cảm ứng ở động vật diễn ra theo cung phản xạ, gồm:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích [thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm]

+ Đường dẫn truyền vào [đường cảm giác]

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng [thần kinh Trung ương]

+ Bộ phận thực hiện phản ứng [cơ, tuyến…]

+ Đường dẫn truyền ra [đường vận động]

II. Cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau

1. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh [Động vật đơn bào]

- Đối tượng: ĐV đơn bào như amip, trùng roi, trùng giày.

- Hình thức: Phản ứng co rút toàn bộ cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh

Ví dụ, trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi, trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói

2.Cảm ứng ở ĐV có hệ thần kinh dạng lưới.

- Đối tượng: ĐV thuộc ngành ruột khoang như thủy tức, sứa…Cơ thể có đối xứng toả tròn.

- Cấu tạo: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi TK, tạo thành mạng lưới thần kinh. Các TBTK liên hệ với các tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ.

- Hình thức phản ứng: Khi bị kích thích thì toàn bộ cơ thể phản ứng bằng cách co mình lại.

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.

- Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.

- Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

III. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

Câu 2:Ở động vật đa bào:

A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới

B. chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống

D. hoặc A, hoặc B, hoặc C

Câu 3:Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng

D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 4:Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách:

A. trả lời kích thích cục bộ

B. co toàn bộ cơ thể

C. co rút chất nguyên sinh

D. chuyển động cả cơ thể

Câu 5:Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau

Câu 6:Nhóm thực vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?

A. Trùng biến hình, giáp xác

B. Trùng đế giày, sứa

C. San hô, mực ống

D. Giun đất, giáp xác

Câu 7:Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể

B. co toàn bộ cơ thể

C. di chuyển đi chỗ khác

D. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 8:Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể

B. nằm dọc theo lưng và bụng

C. nằng dọc theo lưng

D. phân bố ở một số phần cơ thể

Câu 9:Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

B. các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng

C. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ

D. chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

Câu 10:Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch?

A. Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi

B. Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác

C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn

D. Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giú dễ thao tác và quan sát hơn

Video liên quan

Chủ Đề