Hệ thống phòng cháy chữa cháy khấu hao bao nhiêu năm

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với 1 số cơ sở, đơn vị như chung cư, nhà xưởng, bệnh viện, trường học,… Hệ thống PCCC cần được thiết kế và lắp đặt phù hợp với từng công trình khác nhau.

I. Tìm hiểu về hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống PCCC là gì?

Hệ thống PCCC là 1 hệ thống bao gồm hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy hiện đại nhất, được sử dụng nhiều nhất hiện nay là hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống chữa cháy thì được chia thành 3 loại chính là: hệ thống chữa cháy sử dụng nước, sử dụng bọt và sử dụng khí.

Hệ thống pccc

Hệ thống phòng cháy chữa cháy [PCCC] gồm những gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm: hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và hệ thống máy bơm chữa cháy. Các hệ thống này lại được phân chia thành nhiều hình thức báo cháy và chữa cháy khác nhau. Đồng thời chúng cũng sử dụng các thiết bị PCCC khác nhau và có nhiều hãng tham gia sản xuất các thiết bị này.

Thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Danh mục thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm:

  • Đầu báo cháy
  • Búa thoát hiểm
  • Bình chữa cháy
  • Bình dung dịch bọt
  • Mặt nạ chống khói
  • Thang dây inox
  • Bộ thang dây thoát hiểm hạ chậm
  • Mền chống cháy

Hệ thống pccc khấu hao bao nhiêu năm?

Hệ thống PCCC khấu hao 8 năm. Tỷ lệ hao mòn hằng năm là 12,5%. Đây là số liệu được lấy từ phụ lục I của Quyết định 32/2008/QĐ – BTC

II. Báo giá hệ thống phòng cháy chữa cháy

Báo giá hệ thống phòng cháy chữa cháy được chia thành nhiều loại. Bao gồm: báo giá thiết bị phòng cháy chữa cháy, báo giá lắp đặt hệ thống pccc và báo giá bảo trì hệ thống pccc.

Bảo trì, bão dưỡng hệ thống pccc

Mỗi công trình khác nhau sẽ có những yêu cầu về hệ thống PCCC khác nhau. Do đó giá thiết bị PCCC cũng như giá thi công, lắp đặt hay bảo trì hệ thống PCCC cũng khác nhau. Để biết giá chính xác, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0919.29.7766 – Công ty PCCC Ngày Đêm.

Ngày Đêm là công ty PCCC đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các dịch vụ của Ngày Đêm bao gồm: Thiết kế, thi công lắp đặt và bảo trì hệ thống PCCC. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị PCCC chính hãng, chất lượng trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu về các dịch vụ trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Công ty CPPT công nghệ Ngày Đêm
  • Hotline: 0919.29.7766
  • Địa chỉ: 36A Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một công việc quan trọng trong quản lý tài chính tại cơ quan, doanh nghiệp. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cơ quan, doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra ban đầu cũng như sự hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy mà cụ thể là việc sử dụng hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Vậy hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy như thế nào hiệu quả và chính xác nhất? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau.

Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một công việc quan trọng đối với chiến lược tài chính của cơ quan, doanh nghiệp

1. Xác định loại tài sản trong hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy như thế nào?

Trong hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy, loại tài sản như thế nào phải dựa trên các quy định của pháp luật, đặc biệt Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về việc ban hành quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Theo đó, hệ thống phòng cháy, chữa cháy là tài sản cố định hữu hình; nhờ vào thỏa mãn bốn tiêu chí:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

– Có thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên;

– Có giá trị từ mười triệu đồng.

2. Xác định nguyên giá tài sản trong hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy như thế nào?

2.1. Xác định nguyên giá

Trong trường hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy có được do mua bán thì tính nguyên giá theo bảng sau:

Nguyên giá TSCĐ do mua sắm=Giá trị ghi trên hóa đơnCác khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá [nếu có]+Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thửCác khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử+Các khoản thuế, phí, lệ phí [không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại+Chi phí khác [nếu có]

Trong trường hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy được điều chuyển đến thì xác định nguyên giá như sau:

Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến=Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển+Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thửCác khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử+Các khoản thuế, phí, lệ phí [không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại]+Chi phí khác [nếu có]

Trong trường hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu:

Nguyên giá TSCĐ có được theo phương thức giao thầu=Giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng+Chi phí liên quan trực tiếp khácLệ phí trước bạ

Trong trường hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy có được do hình thức mua trả chậm, nguyên giá được xác định như sau:

Nguyên giá của hệ thống được tính theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa số tiền trả theo hình thức mua trả chậm; và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kì hạn thanh toán; trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá theo quy định của chuẩn mực “Chi phí đi vay”.

2.2. Tính giá trị còn lại của hệ thống phòng cháy, chữa cháy qua quá trình sử dụng

Mức hao mòn hàng năm của hệ thống phòng cháy, chữa cháy được tính như sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định=Nguyên giá của tài sản cố địnhxTỷ lệ tính hao mòn [% năm]

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định là:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định=Nguyên giá của tài sản cố địnhGiá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định

3. Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy như thế nào?

Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy như thế nào phải căn cứ vào cách tính nguyên giá; và tính chất của hình thức mua sắm, trang bị tài sản. Từ đó tra bảng mã tài khoản kế toán tương ứng; theo các chuẩn mực kế toán theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC.

Xác định đúng mã tài khoản kế toán để đảm bảo hiệu quả hạch toán

3.1. Trường hợp mua hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo phương thức trả chậm; trả góp [phương thức mua bán thường gặp hiện nay], ghi:

Nợ  TK 211 – Nguyên giá của hệ thống

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

– Định kì thanh toán phần tiền mua chậm, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112 [số phải trả định kì bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kì].

Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kì, ghi:         

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước hạn

3.2. Các trường hợp khác

3.2.1. Khi công tác xây dựng cơ bản hoàn thành, đưa tài sản vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 – Nguyên giá của hệ thống

Có TK 241 – XDCB dở dang

3.2.2. Chi phí phát sinh sau ghi nhận liên quan đến hệ thống phòng cháy, chữa cháy, ghi:

Nợ TK 211 – Nguyên giá của hệ thống

Có TK 112, 152, 331, 334

3.2.3. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy mua với hình thức trao đổi tương tự, ghi:

Nợ TK 211 – Nguyên giá của hệ thống

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị đã khấu hao của tài sản mang trao đổi]

Có TK 211 – Nguyên giá của hệ thống

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu nhiều hơn về cách hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy như thế nào để hiệu quả và chính xác nhất; thông qua một số trường hợp thường gặp. Tìm hiểu thêm về hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại baotricodien.vn.

Tham khảo thêm những nội dung trong thiết kế hệ thống PCCC tại đây

0 0 đánh giá

Đánh giá bài viết

Summary

Video liên quan

Chủ Đề