Văn bản cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen cô ý nghĩa như thế nào

 Soạn bài Đọc: Cô bé bán diêm [Han Cri-xti-an An-đéc-xen]

* Trước khi đọc

Câu 1 [trang 60 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Truyện kể hoặc bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng là: 

+ Cô bé bán diêm

+ Hoàng tử bé, …

Giới thiệu ngắn gọn về chuyện Cô bé quàng khăn đỏ:

Ngày xưa có cô bé quàng khăn đỏ có bản tính ham chơi. Có lần, bà ngoại cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ nguy hiểm. Cô bé quàng khăn đỏ lên đường nhưng vì quá ham chơi nên quên mất lời mẹ dặn nên đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói. Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến nhà bà ngoại cô bé và ăn thịt bà cô bé. Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói mặc đồ của bà và nằm lên giường chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói đã nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi được bữa no nê, sói lăn ra ngủ. Đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường thì đã giết sói, cứu bà cháu cô bé quàng khăn đỏ. Hai bà cháu hạnh phúc, đoàn tụ bên nhau.

Câu 2 [trang 60 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Một vài cảm nhận của em về nhân vật đó: 

Ví dụ: Nhân vật cô bé bán diêm: ngoan ngoãn, yêu quý, đáng thương, … 

Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật Cô bé quàng khăn đỏ: Là cô bé hồn nhiên, trong sáng, tuy nhiên còn ham chơi và chưa biết nghe lời. Cô bé đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình qua sự việc vì không  nghe lời mẹ nên đã bị chó sói ăn thịt.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Chú ý các chi tiết miêu tả trang phục của cô bé bán diêm giữa trời đông giá rét.  

- Cô bé đầu trần, chân đất

- Lúc ra khỏi phòng có đi giày vải nhưng nó quá rộng nên em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc. 

- Mặc chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm. 

2. Dự đoán: Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa? 

- Giữa trời đông giá rét, cô bé không có giày để đi, chân đỏ ửng lên, tím bầm lại vì rét. 

- Em cố kiếm một nơi có nhiều khách qua lại để bán diêm nhưng khách qua đường đều rảo bước nhanh và không đoái hoài gì đến em. 

- Cả ngày em không bán được bao diêm nào, bụng đói, lang thang trên đường, không ai bố thí cho em chút đỉnh. 

3. Theo dõi: Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?

- Sau khi bà mất, gia sản tiêu tán, phải rời ngôi nhà xinh xắn để chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa. 

- Em bé không dám về nhà nếu như không bán được bao diêm nào vì sợ bố đánh. 

- Ở nhà cũng rét, cha con em phải ở trên gác, sát mái nhà, mặc dù đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách nhưng gió vẫn thổi rít vào trong nhà.

4. Theo dõi: Mỗi lần quẹt diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?  

- Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dàn biếc đi, trắn ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. 

- Em tưởng như đang ngồi trước lò sưởi, lửa cháy nom đến vui mắt. 

- Bàn ăn đã dọn, khăn trải bản trắng tinh, toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, một con ngỗng quay. 

- Cây thông Nô-en, những ngọn nến sáng rực lấp lánh trên cành lá. Ngọn nến bay lên trời, biến thành những ngôi sao. 

- Bà nội đang mỉm cười. 

→ Tất cả những hình ảnh này đều là mơ, ảo ảnh, không có thực. 

5. Theo dõi: Chú ý trình tự xuất hiện của các hình ảnh khi cô bé quẹt diêm: 

- Lần thứ nhất: lò sưởi. 

- Lần thứ hai: bàn ăn thịnh soạn với những món ăn ngon. 

- Lần thứ ba: cây thông Nô-en.

- Lần thứ tư: bà nội hiền hậu. 

6. Đối chiếu: Điều xảy ra với cô bé bán diêm có giống như dự đoán của em không? 

- Em dự đoán cô bé bán diêm sẽ được gặp bà, bà dùng phép màu khiến cô bé không còn phải chịu rét, đói khổ nữa mà được sống sung túc, hạnh phúc. 

- Nhưng cuối cùng, không như dự đoán, cô bé đã theo bà về chầu Thượng đế [đã mất]. 

7. Theo dõi: Có những hình ảnh trái ngược nào trong quang cảnh ngày đầu năm mới? 

- Mặt trời lên trong sáng, chói chang, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà – xó tường hiện ra thi thể em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười đã chết vì rét trong đêm giao thừa giữa những bao diêm trong đó có một bao đã hết nhẵn. 

- Mọi người chỉ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!” mà không ai giúp đỡ em,… 

1. Tác giả

H. C. An-đéc-xen [1805 - 1875]

Quê quán: Đan Mạch.

Vị trí: Là nhà văn của loại truyện kể dành cho trẻ em.

2. Tác phẩm

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Bố cục:

+ Phần 1 [Từ đầu đến "cứng đờ ra"]: Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm.

+ Phần 2 [Tiếp theo đến "chầu thượng đế"]: Những mộng tưởng của cô bé bán diêm.

+ Phần 3 [Còn lại]: Cái chết của cô bé bán diêm.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

- Hoàn cảnh gia đình: 

+ Mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán sau khi bà mất.

+ Bố nghiện rượu, hay đánh đập, chửi rủa.

+ Em cô đơn, đói rét, phải tự đi kiếm sống.

→ Sự đối lập giữa quá khứ tươi đẹp và hiện tại tăm tối.

Trước đâyHiện tại
Được yêu thương,
được ở một nơi ấm áp.
Đau khổ, sống ở
 nơi tối tăm, lạnh lẽo.

→ Sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Tình huống đặc biệt:

+ Đêm giao thừa, trời rét mướt.

→ Giao thừa đáng ra phải là thời gian hạnh phúc, sum vầy bên gia đình.

+ Suốt cả ngày không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ cha đánh.

+ Em đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối.

Trời đông giá rét tuyết rơi.Cô bé đầu trần, chân đất.
Trời tối đen.

Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn.

Cô bé bụng đói, rét run.Phố sực nức mùi ngỗng quay.
Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn nơi em sống ngày xưa.Một xó xỉnh lạnh lẽo

→ Các cặp hình ảnh đối lập làm nổi bật hiện thực khốc liệt, tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé.

2. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm

* Những mộng tưởng của cô bé

Mộng tưởngThực tại

Lò sưởi ấm nóng.

→ Sáng sủa, ấm áp.

Lửa vụt tắt, sợ hãi

→ Tối tăm, lạnh lẽo.

Bàn ăn thịnh soạn.

→ Sung túc.

Bức tường dày, phố lạnh lẽo

→ Nghèo khổ, thiếu thốn.

Cây thông lộng lẫy.

→ Vui tươi, đẹp đẽ.

Ngọn nến biến thành sao.

→ Nuối tiếc, xót xa.

Bà nội về, cười hiền hậu.

→ Vui sướng.

Ảo ảnh biến mất.

→ Đau khổ, tuyệt vọng.

Hai bà cháu bay lên.

→ Hạnh phúc ngập tràn.

Cô bé chết bên đường.

→ Hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn.

→ Các mộng tưởng đều phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí của cô bé bán diêm:

+ Lần 1 vì trời rét.

+ Lần 2 vì bụng đói.

+ Lần 3 vì đó là đêm giao thừa.

+ Lần 4 vì cô bé thiếu tình yêu thương.

+ Lần 5 vì cô bé quá mệt mỏi, đau khổ trong cuộc sống hiện tại.

→ Cô bé luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, luôn khát vọng tình yêu thương, mái ấm gia đình.

* Hình ảnh que diêm

+ Xua đi cái giá rét.

+ Thể hiện mơ ước của cô bé về: mái ấm gia đình, cuộc sống no đủ, tình yêu thương.

+ Tố cáo xã hội: sự vô tâm của con người trong xã hội.

→ Thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả.

3. Cái chết của cô bé bán diêm

Chi tiết miêu tả: "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười".

→ Cái chết được miêu tả rất đẹp, cái chết của một người được toại nguyện.

→ Cái chết của thiên thần.

Tình cảm của tác giả:

+ Cảm thông, xót xa cho thân phận cô bé.

+ Ca ngợi vẻ đẹp, khát vọng, mơ ước trong tâm hồn của cô bé.

+ Lên án sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trong xã hội

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. 

2. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?

Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.

Các chi tiết miêu tả ngoài hình của cô bé bán diêm:  Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em với đôi giày vải phỏng, rồi em lại đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi "về nhà mà không bán được bao diêm nào", không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời. Ở lứa tuổi của em, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em. Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

4. Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không?

Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ 1, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật hài hước, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơm, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ 3, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Từng que diêm được em đốt lên bằng cả niềm khao khát và ước muốn, ngọn lửa của que diêm hiện ra những thứ cần thiết trong hoàn cảnh đói rét bơ vơ của em.

Theo em thứ tự mỗi lần quẹt diêm của cô bé bán diêm là phù hợp, không thể thay đổi. Nó vừa thể hiện tâm hồn ngây thơ, trong sáng của em, những ước mơ lãng mạn, diệu kỳ nhất từ đơn giản nhất cho đến ước mơ được gặp người bà; vừa cho thấy được rõ hơn sự đói rét, và cô đơn của em [em mơ lò sưởi, bữa tiệc, cây thông,… vì em phải sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khổ. Em mơ thấy bà vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu tình yêu thương. Sau mỗi lần que diêm tắt là thực tế khắc nghiệt đổ ập vào em, khiến cho số phận của cô bé càng trở nên bất hạnh]. 

Thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm: Câu chuyện thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của cô bé. Qua câu chuyện, nhà văn muốn truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, xây dựng cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời.

6. Đọc lại một số câu văn miêu tả lại cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ?

Cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của em bé bán diêm: "Khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh", "khách qua đường vội vã mặc quần áo ấm đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm", "Mọi người bảo nhau: chắc nó muốn sưởi ấm". Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và tình yêu thương giữa con người đối với con người. 

Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh, chi tiết tương phản như: cảnh đoàn tụ của các gia đình trong đêm giao thừa với cảnh giá rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm; không khi tươi vui ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản đó để làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé. Em đang rét có lẽ càng rét hơn khi thấy mọi nhà rực sáng ánh đèn. Em đang đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Chẳng có điều gì tốt đẹp chờ đợi cô bé ngoài cái xó xỉnh tối tăm, rét mướt đầy tiếng mắng nhiếc, chửi rủa của người cha thô lỗ, cộc cằn. Hình ảnh đối lập của cô bé bán diêm và mọi người mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này niềm đau thương vô hạn, nhự luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

8. Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm có kết thúc như vậy không? Vì sao?

Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm cũng đã có một kết thúc có hậu [khi nói về phương diện giải phóng số phận con người]. Cái chết của cô bé bán diêm khốn khổ là một cảnh tượng thương tâm, nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, nhưng tác phẩm của An-đéc-xen là một bi kịch lạc quan.

9. Viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm.

Thân gửi nhà văn An-dec-xen - tác giả câu chuyện Cô bé bán diêm: Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn. 

Page 2

1. Thể loại: Truyền thuyết.

2. Bố cục

- Phần 1 [từ đầu đến nằm đấy]: Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.

- Phần 2 [tiếp theo đến cứu nước]: Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

- Phần 3 [tiếp theo đến lên trời]: Thánh Gióng ra trận đánh giặc.

- Phần 4 [còn lại]: Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.

3. Nhân vật

- Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.

- Nhân vật chính: Thánh Gióng.




II. Đọc hiểu văn bản

1. Sự ra đời của Thánh Gióng

Thời gian, địa điểm: Đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo: Ở làng Gióng có đôi vợ chồng chăm chỉ, đức phúc nhưng hiếm muộn ➞ Người mẹ ra đồng ➞ Ướm thử vào vết chân lạ ➞ Người mẹ mang thai ➞ 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng.

➩ Sự ra đời kì lạ, báo hiệu sự việc phi thường.

➩ Đồng thời gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành.

2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng

* Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng

- Thánh Gióng lên ba không nói, không cười, đặt đâu nằm đó. ➞ Kì ảo hoang đường.

- Hoàn cảnh cất tiếng nói đầu tiên: Khi giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài cứu nước.

- Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con....Ta sẽ phá tan lũ giặc này". ➞ Giọng nói cứng cỏi, đĩnh đạc +Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th­êng. Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th­êng.Nhiệm vụ cho sự xuất hiện của Thánh Gióng: bảo vệ đất nước.

➩ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

* Gióng lớn nhanh như thổi trong sự nuôi dưỡng của cả làng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. ➞ Chi tiết kì ảo, cách nói cường điệu, so sánh tô đậm tính chất phi thường của nhân vật. Thánh Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.​

- Bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng. ➞ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.

➩ Người anh hùng từ nhân dân, được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

Tư thế, hành động đánh giặc

+ thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác ➞ Sự oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.

+ roi sắt gãy, nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. 

➞ Sự nhanh trí để khắc phục khó khăn.

➞ Cụm tre là thiên nhiên đặc trưng của làng quê Việt Nam: tre vừa ngay thẳng, vừa kiên cường, vừa đoàn kết như con người Việt Nam. Giặc đến thì lũy tre, tầm vông cũng thành vũ khí chống lại kẻ thù.

Thánh Gióng bay về trời: Gióng đánh giặc xong, mặc áo giáp và bay thẳng về trời. ➜ Chi tiết hoang đường kì ảo. Sự ra đời phi thường, sự ra đi cũng phi thường.

➞ Người anh hùng không màng danh lợi: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ra đi.

➞ Sự thiêng liêng hóa, bất tử hóa hình tượng: Thánh Gióng là con của trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bay về trời. Về với trời còn là về với bất tử, hóa vào non sông, đất nước. 

4. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.

- Làng Gióng.

- Bụi tre đằng ngà.

- Ao hồ liên tiếp.

- Làng Cháy.

➜ Lòng biết ơn, trân trọng, ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước.


[Đền Phù Đổng Thiên Vương]

5. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng

- Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 

2. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Nghệ thuật nói quá, so sánh.

Bài Làm:

+ Thời điểm xảy ra: vào đời Hùng Vương thứ sáu

+ Kể về chuyện một cậu bé sinh ra một cách kì lạ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin đất nước lâm nguy thì lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dẹp sạch quân thù.

+ Nhân vật nổi bật: Thánh Gióng

+ Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

+ Những chi tiết có yếu tố kì ảo:

  • Bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai.
  • Mang thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
  • Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
  • Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ ba lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

=> Để lại bài học cho em và thế hệ thanh thiếu niên tương lai, bài học về giữ gìn, xây dựng, bảo vệ đất nước.

Bài Làm:

? Chú ý những chi tiết khác thường ở phần 1?

Chi tiết khác thường là:

  • Người vợ ướm thử chân mình vào vết chân to ở đồng, trở về nhà thụ thai, sinh ra một đứa bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

? Câu nói đầu tiên của chú bé là gì?

Câu nói đâu tiên:” Mẹ ra mời sứ giả vào đây”

? Những ai đã góp phần nuôi chú bé?

Những người góp phần nuôi chú bé: cha mẹ cậu bé và bà con, làng xóm góp gạo nuôi chú bé.

? Những chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật?

Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tân với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tắm áo giáp! sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.=> Phẩm chất con người: con sàn chiến đấu, yêu nước, sẵn sàng hi sinh.

Chi tiết roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi đánh giặc, càng khẳng khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, đồng thời là chi tiết thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của bậc anh hùng trong chiến đấu.

Đánh giặc xong cưỡi ngựa về trời=> Phẩm chất: trong sạch, không màng vật chất, không màng danh dự

? Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?

Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời, là niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng giết giặc, trở thành một vẻ đẹp tinh thần sâu sắc trong tâm hồn của nhân dân. Nhấn mạnh một điều rằng, người anh hùng bảo vệ đất nước vĩnh viễn còn sống mãi trong tâm trí của nhân dân, được nhân dân đời đời ghi ơn, tưởng nhớ. Đồng thời cũng là bài học quý giá có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường, bất khuất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

VI. Câu hỏi cuối bài 

1. Một số sự kiện chính của Thánh Gióng

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

- Thánh Gióng xin đánh giặc, lớn nhanh như thổi.

- Gióng ra trận đánh giặc và chiến thắng.

- Thánh Gióng bay về trời.

- Nhiều dấu tích của Thánh Gióng còn để lại.

2. Qua câu chuyện, Thánh Gióng đã bộc lộ những phẩm chất: sức mạnh quật khởi, tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của nhân dân với Thánh Gióng: Tôn làm "Thánh" ➝ Tôn vinh, đề cao, kính trọng.

3. Các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử

- Địa điểm, thời gian: Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

- Tên kẻ thù xâm lược: Giặc Ân.

- Tên địa danh: Chân núi Trâu.

- Dấu tích còn lưu lại: hiệu Phù Đổng Thiên Vương, Đền Gióng, làng Gióng, bụi tre ngà ở huyện Gia Bình, ao hồ, làng Cháy.

4. Những chi tiết hoang đường, kì ảo:

- Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to.

- 12 tháng sau mới sinh ra Gióng.

- Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

- Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười.

- Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

- Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

- Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc.

- Đánh tan giặc, Gióng bay về trời.

➞ Ý nghĩa các chi tiết này:

Làm cho truyền thuyết trở nên sinh động, hấp dẫn.

Giúp truyền tải ý đồ của tác giả.

5. Truyện phản ánh hiện thực

- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc.

- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu diệt giặc thù.

Truyện phản ánh mơ ước

- Sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa, hòa bình.

- Mơ ước về người anh hùng oai phong lẫm liệt, bảo vệ Tổ quốc.

6. Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì

- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng.

- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề