Có bầu đi xe máy bị tê tay

Càng đến gần giai đoạn sinh nở thì mẹ sẽ càng cảm nhận được nhiều thay đổi cho thấy thai nhi đã chuẩn bị "sẵn sàng". Trong đó, hiện tượng tê chân tê tay ở phụ nữ mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu. Đặc biệt càng vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu khi tay chân thường xuyên tê nhức. 

1.    Triệu chứng bị tê chân tay ở mẹ bầu:

Thông thường, các dấu hiệu của chứng tê chân tay cũng khá nhẹ nhàng chỉ là những cơn tê tê giống như bị châm chích, kiến bò ở đầu ngón tay và ngón chân. Nhưng đôi khi lại kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức ở các trường hợp nặng. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở các bộ phận như: ngón tay, bàn tay, cổ chân,...
Đối với phụ nữ mang thai thì có nhiều biến đổi trong giai đoạn thai kỳ nên hiện tượng tê chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trong một số trường hợp nếu tay chân bị tê, kèm theo một số triệu chứng như: không nhấc nổi cánh tay, lơ mơ dù trong giây lát,...thì nên cần đến bệnh viện để khám xảy ra các chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Và rất có thể triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng gan, đái tháo đường, thiếu chất hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch....



Mẹ cần chú ý những biểu hiện tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai

2.    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị tê chân tay:

Nguyên nhân hiện tượng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai là do đâu? Đó chính là do những thay đổi về sinh lý trong thời lỳ mang thai. Đặc biệt là từ tháng 5 trở đi, thai nhi lớn hơn và chèn ép các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn khi chân tay dễ bị tê mỏi. Mặt khác, có thể là do mẹ bầu lười vận động, bị phù nề, thiếu canxi và magie do ngồi quá lâu hay tư thế chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi. 

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác thuộc về bệnh lý:
–    Mẹ bầu bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là axit folic, magie, canxi, B1, B2.
–    Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường, béo phì, cao mỡ máu…
–    Thiếu nước dẫn đến ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ, gây mỏi cơ.
–    Thiếu máu, hạ đường huyết [Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của các mẹ bầu trong 3 tháng đầu].
–    Các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh cũng gây ra triệu chứng tê bì, chuột rút.

3.    Triệu chứng tê tây khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng tê chân tay khi mang thai đã khiến không ít mẹ bầu lo lắng và tự hỏi không biết có nguy hiểm hay không. Nếu triệu chứng tê tê ở chân tây ở mẹ bầu không gây nguy hiểm nhưng nó lại là kẻ quấy rối cực kỳ khó chịu vào hằng đêm, khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc và thường xuyên phải trở dậy vào ban đêm. Nếu hiện tượng này ngày càng nặng sẽ làm mẹ bầu bị mất nghủ, cơ thể mệt mỏi và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

4.    Phương pháp cải thiện bà bầu bị tê tay

Chân tay tê nhức, uể oải có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Những biến chứng nguy hiểm như bà bầu cao huyết áp, bị đột quỵ hoặc có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng đều cần được mẹ bầu đề phòng. Để có được sức khỏe tốt trong thai kỳ của mình, mẹ bầu nên:
-Tập thể dục: mẹ bầu nên vận động nhẹ, đi bộ khi mang thai hoặc tập yoga đều đem đến kết quả đáng mong đợi trong việc giúp mẹ bầu dẻo dai, thư giãn gân cốt và việc chuyển dạ cũng thuận lợi hơn.
- Thường xuyên thay đổi tư thế: việc đứng yên một chỗ, nằm ngủ thường xuyên mà không đi lại sẽ làm mẹ suy giảm chức năng khớp tay, chân. Lúc ngủ, mẹ cũng nên thực hiện massage lòng bàn tay, chân sẽ giúp chứng tê nhức đáng kể.
- Bổ sung canxi: bà bàu bị tê tay có thể là do cơ thể mẹ thiếu canxi, magie. Cần bổ sung qua tôm, sữa không đường.... hoặc uống thuốc bổ sung canxi nếu mẹ bị thiếu chất này trầm trọng.



Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bà bầu cải thiện được tình trạng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai

- Bổ sung vitamin nhóm B: Như đã đề cập ở trên, khi mẹ bầu bị thiếu vitamin nhóm B sẽ khiến cơ thể cử động chậm chạp, tay chân tê nhức. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hỗ trợ hoặc bổ sung vitamin bằng chế độ dinh dưỡng khi mang thai tại nhà.
- Ngủ đúng tư thế: Hãy nằm ngủ nghiêng sang trái và thường xuyên thay đối tư thế nằm nếu cảm thấy tay chân bị tê. Mẹ bầu cũng nên trang bị gối kê chân trong lúc ngủ sẽ có tác dụng vừa giảm nhức, vừa giảm sưng phù.
- Ngâm tay chân vào nước ấm: Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm tay trong nước ấm có chứa tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc kết hợp với các động tác massage tay sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn với cơ thể đau nhức của mình.

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

Chủ Đề