Có hiện tượng gì xảy ra khí cho CaCO3 vào dung dịch HCl

Phương trình hóa học:

CaCO3 + 2HCl ⟶ H2O + CO2 + CaCl2

rắn dd lỏng khí dd

trắng không màu không màu không màu trắng

Điều kiện phản ứng: Không có

Hiện tượng: Chất rắn màu trắng Canxi cacbonat [CaCO3] tan dần và có bọt khí bay lên [CO2]

Cùng Top lời giải tìm hiểu CaCO3 nhé.

I. Định nghĩa CaCO3

- Định nghĩa: Canxi cacbonat [đá vôi] là một hợp chất hóa học với công thức hóa học là CaCO3. Chất này thường được tìm thấy dưới dạng đá ở khắp nơi trên thế giới, là thành phần chính trong mai/vỏ của các loài sò, ốc hoặc vỏ của ốc. Nó là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nước cứng.

- Công thức phân tử: CaCO3

II. Tính chất của CaCO3

1. Tính chất vật lí

- Là chất ở dạng tinh thể và ít tan trong nước → tồn tại tự do trong tự nhiên.

- kết tinh từ dung dịch nóng [từ dạng tinh thể tà phương rất bé để nguội chuyển sang dạng mặt thoi].

2. Tính chất hóa học

- Là muối trung hòa và không bền với nhiệt, có khả năng không bị bắt cháy và không tan trong nước. Có nhiệt độ nóng chảy cao lên tới 825 độ C [khi được nung chảy, CaCO3 sẽ tạo thành vôi sống]:

- Tan nhiều trong nước chứa NH4Cl và có nhiệt độ nó phân hủy hoàn toàn:

- Tan nhiều hơn trong nước có chứa khí CO2:

CaCO3+ CO2+ H2O → Ca[HCO3]2

→ đây là phản ứng ăn mòn đá vôi trong tự nhiên và giải thích nước sông có 1 lượng Ca[HCO3]2.

Và ngược lại, Ca[HCO3]2tiếp xúc với không khí hoặc đun nóng dung dịch này thì CO2bị mất đi và chuyển thành muối cacbonat:

→ phương trình này giải thích hiện tượng thạch nhũ trong hang động.

- Tác dụng với 1 số oxit ở nhiệt độ cao: SiO2; Al2O3; NO2; khí NH3…

CaCO3+SiO2→CaSiO3+CO2

CaCO3+2NH3→ CaCN2+ 3H2O

- Tác dụng với axit mạnh [HCl; H2SO4…]

CaCO3+ 2HCl→CaCl2+CO2+H2O

CaCO3+H2SO4→CaSO4+CO2+H2O

- Mang đầy đủ tính chất hóa học củamuối.

III. Trạng thái tự nhiên:

- Tồn tại dưới 2 dạng khoáng vật:

+ Canxit có tinh thể hệ mặt thoi đồng hình với NaNO3[phổ biến hơn khoáng vật còn lại].

+ Aragonit có tinh thể hệ tà phương đồng hình với KNO3.

- Ngoài ra còn có: đá vôi; đá cẩm thạch; đá phấn…

IV. Ứng dụng của CaCO3 – Canxi cacbonat trong đời sống

+ Canxi cacbonat có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất xi măng hoặc vôi.

+ Trong ngành nhựa dẻo, nhựa PVC, uPVC nó có tác dụng làm chất độn.

+Canxi cacbonatcòn là thành phần chủ chốt trong lớp màng vi xốp sử dụng trongtã giấycho trẻ em, ngành sản xuất giấy và một số màng xây dựng do các lỗ hổng kết nhân xung quanh các hạt cacbonat canxi trong quá trình sản xuất màng bằng cách kéo giãn lưỡng trục.

+ Cacbonat canxi được biết đến là "chất làm trắng" trong việc tráng menđồ gốm sứnơi nó được sử dụng làm thành phần chung cho nhiều loại men dưới dạng bột trắng. Khi lớp men có chứa chất này được nung trong lò, chất vôi trắng làvật liệu trợ chảytrong men.

+ Cacbonat canxi cũng được sử dụng rộng rãi trong một loạt các công việc và các chất kết dính tự chế, chất bịt kín và các chất độn trang trí.

+ Ngoài ra, nó còn được ứng dụng vào ngành: Phân bón, xử lý nước thải, thực phẩm, y tế, khử chua.

V.Các dạng của đá vôi trong tự nhiên

Trải qua quá trình sản xuất, đá vôi có thể tạo thành các dạng là đá phấn, vôi sống và vôi bột.

1. Vôi sống

Vôi sống là sản phẩm của quá trình nung đá vôi ở nhiệt độ cao trên 900 độ C. Nó được dùng trong ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất xử lý nước thải, môi trường gia cố nền đất, điều chỉnh nồng độ pH của đất, nước, là chất ăn da và hấp thụ khí axit,…

2. Vôi bột

Vôi bột là dạng tinh thể không màu hoặc có màu trắng, được tạo ra khi cho vôi sống tác dụng với nước. Nó cũng có thể kết tủa xuống khi trộn dung dịch có chứa CaCl2 với dung dịch chứa NaOH. Loại vôi bột này chủ yếu được sử dụng trong ngành nông nghiệp trồng trọt và khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

3. Đá phấn

Đá phấn là một loại đá trầm tích khá mềm, tơi xốp và có màu trắng. Nó là một dạng của đá vôi tự nhiên, chứa các ẩn tinh của khoáng vật canxit là chủ yếu. Loại đá này được khai thác nhiều trên thế giới và chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng và phân bón vôi cho đồng ruộng.

CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O được THPT Sóc Trăng biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phản ứng Đá vôi tác dụng với HCl. Hy vọng các bạn nắm được cách viết cân bằng phương trình, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập vận dụng. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng CaCO3 ra CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Nhiệt độ thường

3. Đá vôi tác dụng với HCl có hiện tượng

Đá vôi tan dần và thấy có khí không màu thoát ra làm dung dịch sủi bọt

Bạn đang xem: CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 1. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

A. KCl và NaOH

B. AgNO3 và NaCl

C. Ba[OH]2 và NaOH

D. CaCO3 và HCl

Câu 2. Phản ứng nào sau đây sau phản ứng thu được chất khí

A. KCl + AgNO3 

B. CaCO3 + HCl

C. NaOH + H2SO4 

D. BaCl2 + Na2SO4

Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 3. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:

A. 11,2 lít

B. 1,12 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Đáp án C

Số mol CaCO3 = 10 : 100 = 0,1 mol

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

0,1                                      0,1

→ Vkhí = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 4. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Đáp án C.  3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe[OH]3 [↓ đỏ nâu]

Câu 5. Cho 18,25 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 [dư], thu được dung dịch chứa 15 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là:

A. KHCO3

B. Mg[HCO3]2

C. NaHCO3

D. Ca[HCO3]2

Đáp án B

Gọi công thức muối hiđrocacbonat: M[HCO3]n

Phương trình hóa học tổng quát:

2M[HCO3]n + nH2SO4 → M2[SO4]n + 2nCO2 + 2nH2O

2 mol                                 1 mol

Số mol muối hidrocacbonat là: 18,25/[M+61n]

Số mol muối trung hòa tạo thành là: 15/[2M + 96n]

Theo phương trình hóa học ta có: 18,25/[M+61n] = 2. 15/[2M + 96n]

Biến đổi ta được phương trình 3,25M = 39n

Cặp nghiệm phù hợp là: n = 2 và M = 24 [Mg]

Công thức của muối hiđrocacbonat là Mg[HCO3]2.

Câu 6. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 60 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 0,2M , sau phản ứng thu được số mol CO2 là:

A. 0,03

B. 0,01

C. 0,02

D. 0,015

Đáp án C

nHCl = 0,06 [mol]

nNa2CO3 = 0,1.0,2 = 0,04 [mol];

nNaHCO3 = 0,1.0,2 = 0,04 [mol]

Khi nhỏ từ từ H+ vào dd hỗn hợp CO32- và HCO3– xảy ra phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3– [1]

H+ + HCO3– → CO2 + H2O [2]

=> n­CO2[2] = ∑nH+ – nCO32- = 0,06 – 0,04 = 0,02 [mol]

Câu 7. Dẫn V lít [đktc] khí CO2 qua 200ml dung dịch Ca[OH]2 1M thu được 12 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là:

A. 1,344 lít.

B. 6,272 lít.

C. 3,136 lít.

D. 3,136 lít hoặc 6,272 lít.

Đáp án B

Dung dịch sau phản ứng khi đun nóng có tạo thêm kết tủa => có tạo ra HCO3–

nCa[OH]2 = 0,2 mol;

nCaCO3 = 12/100 = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố Ca:

nCa[OH]2 = nCaCO3 + nCa[HCO3]2

=> nCa[HCO3]2 = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol

=> Bảo toànnguyên tố C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa[HCO3]2 = 0,12 + 0,08.2 = 0,28 mol

=> VCO2 = 0,28.22,4 = 6,272 lít

……………………………………

Trên đây THPT Sóc Trăng đã giới thiệu tới các bạn phương trình phản ứng CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O, giúp các bạn viết và cân bằng chính xác phương trình cũng như đưa ra các dạng câu hỏi để củng cố nâng cao thêm kĩ năng.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà THPT Sóc Trăng tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, THPT Sóc Trăng đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề