Lớn thuyền thì lớn sóng có nghĩa là gì

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"

[VTC News] - NSƯT Chí Trung cho biết anh không sốt ruột khi thấy sân khấu kịch TP.HCM lúc nào cũng sáng đèn, vì "Thuyền to thì sóng lớn, thuyền nhỏ sóng biển dịu êm".

Tiếp cuộc trò chuyện với NSƯT Chí Trung, anh đã có những trải lòng rất thật về thực trạng sân khấu kịch hai miền Nam, Bắc; và những trăn trở làm nghề của người dành cả đời cho nghệ thuật.

Clip NSƯT Chí Trung: "Thuyền to thì sóng lớn, thuyền nhỏ sóng biển dịu êm"



- Anh từng mong Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng xây thêm những nhà hát tại đây. Anh có cho rằng điều này sẽ gây lãng phí ở thời điểm hiện tại?

Hồi Tết, tôi từng nói với Bí thư Đinh La Thăng "Chúng ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, còn đang mải lo cái ăn cái mặc và cuộc sống mưu sinh mà quên mất rằng, khi đến một đất nước nào đó, người ta sẽ tham quan các viện bảo tàng, nhà văn hoá, bức tượng, đền đài, công viên chứ không đến những nhà hàng để xem nó phồn vinh, văn hoá của như thế nào. Mà những điều đó, quá thiếu ở Việt Nam!".

Khi cơm no rồi, áo ấm rồi, chúng ta phải khoe phông văn hoá. Nếu không lường trước để xây những tụ điểm văn hoá, sẽ chẳng có gì để khoe.

Ở TP.HCM, ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ, quảng trường 30-4, các tượng đài, các bạn còn gì để khoe?

NSƯT Chí Trung.
- Trở lại câu chuyện "con gà - quả trứng" những không gian nghệ thuật hoành tráng với tầm thưởng thức của khán giả chưa "tới" sẽ trở thành những không gian chết. Theo anh, chúng ta nên xây nhà hát trước hay giáo dục khán giả về thưởng thức nghệ thuật trước?Nói thật là 5 năm Bí thư Đinh La Thăng ở TP.HCM có thể chưa làm được gì, nhưng phải có lộ trình, phải có thiết chế văn hoá, tầm nhìn, quy hoạch dành đất trống cho những công trình này.

Chúng ta đang "say sưa" với ba nhà hát lớn do người Pháp để lại từ năm 1911 mà chẳng có một nhà hát đúng nghĩa. Đây là nơi người ta có thể đến để sinh hoạt, hoà mình vào dòng chảy văn hoá để xoá đi cuộc sống thường nhật.

Tôi nói đến tầm nhìn. Nếu cứ mải mê dành những khu "đất vàng" cho thương mại, đâu sẽ là "đất vàng" cho văn hoá? Chẳng lẽ xây nhà hát nổi giữa sông Sài Gòn?

- Giới nghệ thuật miền Nam làm việc rất chuyên nghiệp. Nhưng những người có tư duy hơi cũ và cho rằng thị trường miền Nam "bát nháo", anh nghĩ sao về nhận định này?

Thị trường nào cũng có cái "bát nháo" cả, vì tất cả đang loạn lạc niềm tin. Cho nên, không thể nói thị trường miền Bắc hay thị trường miền Nam là "bát nháo".

Trong mỗi xã hội, trong mỗi vùng miền, phường xã, trong mỗi gia đình đều có người "bát nháo" và người nghiêm túc.

Ngay cả chúng ta, đang rất nghiêm túc khi ngồi với máy quay, với các bạn, nhưng khi ngồi bên hàng bia cũng rất "bát nháo". Cái này tự mỗi người lắng nghe cơ thể mình để hạn chế lại.


- Sân khấu kịch của miền Nam hoạt động hướng thị trường nên rất sôi nổi và gần như cuối tuần nào cũng đông khách và kín chỗ, còn miền Bắc thì không có điều đó vì quá "già", anh nghĩ sao về nhận định này?

Tôi không nói xấu bạn trong nghề nhưng không có nghĩa là tôi không nói thật về công việc mình đang làm. Thực trạng sân khấu miền Bắc là cả một sự trì trệ trong nếp nghĩ lẫn những người làm.

Dù nhà hát Tuổi trẻ là một nhà hát năng động, và cá nhân tôi trong một thời điểm nhất định từng suy nghĩ mình là một nghệ sỹ miền Nam sống trong lòng miền Bắc, nhưng rất khó để thay đổi mọi thứ.

Sân khấu kịch miền Bắc thật sự già cỗi và không tìm được chỗ đứng trong lòng khán giả, đó là sự thật. Thuận lợi của sân khấu miền Nam là các bạn có cầu nên các bạn cung gì cũng có cầu. Không chỉ trong nghệ thuật mà trong mọi thứ.

Nhưng nghệ sỹ miền Bắc chúng tôi không sốt ruột. Thuyền to thì sóng lớn, thuyền nhỏ sóng biển dịu êm. Tôi không ghen tị và không ngạc nhiên.

Nhà hát Tuổi trẻ đi khắp các tỉnh thành, thuộc từng cái "ổ trâu ổ gà". Tôi tự tin, nhà hát Tuổi trẻ đi bất kỳ đâu, cũng nhận được sự đón nhận rất trân quý của khán giả. Còn các bạn TP.HCM, các bạn có sẵn sàng rời những sân khấu nhiều khán giả để ra các tỉnh thành khác phụ vụ được không?

Tôi sẵn sàng mời các nghệ sỹ miền Nam ra miền Bắc để thử sức ở nhà hát Tuổi trẻ với 600 chỗ ngồi. Khi đó, các bạn sẽ hiểu chúng tôi vất vả như thế nào.

- Anh có nghĩ rằng sân khấu kịch miền Bắc và khán giả "xa nhau" vì nội dung bị xa rời thực tế không?

Thực trạng sân khấu miền Bắc là cả một sự trì trệ. Chúng tôi được bao cấp nhiều năm, và khán giả cũng vậy. Nhà hát không đưa ra những vấn đề khán giả quan tâm, và không giải quyết những mệnh đề đó. Và có sự xa cách dần, đó là sự thật.

Nhiều người nói rằng "vậy thì các bạn ra đường đứng đi", nhưng bảo những người quen sống trong nhung lụa ra đứng ngã tư kiếm tiền, họ chỉ có một con đường là đi ăn cắp thôi. Phải cho chúng tôi thời gian để làm quen chứ!

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước trên thế giới, các nhà hát công lập cũng thiếu chỗ đứng trong lòng khán giả. Những rạp hát chỉ làm những vở diễn chẳng tốt cho ai, chỉ để giải ngân ngân sách, không tìm được đối tượng khán giả thì chết chắc. Và chúng tôi đang "chết chắc"!

Chẳng ai hả hê nói về cái chết của mình, nhưng chúng tôi có những phương hướng nhất định trong những năm tới. Hãy không hứa nữa, các bạn hãy xem chúng tôi làm.

- Cám ơn anh về những chia sẻ.Clip NSƯT Chí Trung: Với những khán giả khiếm nhã, tôi chặn facebook luôn
Trung Ngạn - Chu Nguyên [thực hiện]


Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

to thuyền sóng lớn có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu to thuyền sóng lớn trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ to thuyền sóng lớn trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ to thuyền sóng lớn nghĩa là gì.

Tiềm lực mạnh thì phải đối chọi với thử thách lớn.
  • chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm là gì?
  • lưỡi không xương nhiều đường lắt léo là gì?
  • khen phò mã tốt áo là gì?
  • nhất sự thiện, vạn sự lành là gì?
  • sinh con ai dễ sinh lòng là gì?
  • chính đại quang minh là gì?
  • người làm sao chiêm bao làm vậy là gì?
  • phượng hoàng ăn lẫn với gà là gì?
  • thằng chết cãi thằng khiêng là gì?
  • sung cũng như ngái, mái cũng như mây là gì?
  • tháng một bếp chủ nhà, tháng ba bếp con ở là gì?
  • mũi dại, lái chịu đòn là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "to thuyền sóng lớn" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

to thuyền sóng lớn có nghĩa là: Tiềm lực mạnh thì phải đối chọi với thử thách lớn.

Đây là cách dùng câu to thuyền sóng lớn. Thực chất, "to thuyền sóng lớn" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ to thuyền sóng lớn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề