Vì sao cúng thất 3 quan trọng


Tại sao có tục cúng tuần? Cúng tuần có ý nghĩa như thế nào?
Có nên cúng tuần cho người mới mất hay không? Nếu gia chủ chưa hiểu rõ để tự đứng ra thực hiện thì ở đâu nhận tổ chức tục cúng tuần uy tín, giá rẻ nhất hiện nay? Những trăn trở này của quý vị sẽ được bài viết dưới đây giải đáp cặn kẽ!

Tại sao có tục cúng tuần?

Chắc hẳn quý vị đều đã từng nghe về tục cúng tuần sau khi chôn cất hoàn cất linh cữu. Thậm chí có không người đã từng thực hiện tục cúng tuần cho nhân thân hoặc bạn bè của mình.

Trước tiên chúng ta nói về nguồn gốc tại sao có tục cúng tuần? Tục cúng tuần hoặc tục cúng 7 ngày được xuất phát từ Trung Quốc. Các tục, nghi lễ khác như cúng cơm người mất mỗi ngày cũng đều có nguồn gốc từ đất nước láng giềng này.

Tục cúng tuần có ý nghĩa như thế nào?

Có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tại sao người Việt Nam ta lại xem tục cúng tuần là nghi lễ truyền thống và được duy trì đến tận ngày nay? Để lý giải cho điều này, chúng ta sẽ nói về ý nghĩa của tục này.

Tục cúng tuần được xem là cách người sống ở dương gian thay người mất chuộc lại những lầm lỗi hay oán nghiệp mà họ đã gieo lúc còn sống ở dương thế. Nhất là những người lúc sống khiến nhiều người khổ sở, tạo ra đau khổ cho người khác hoặc nói năng, hành xử gây tổn thương đến hòa khí, thậm chí là sức khỏe của người khác.

Những người lúc còn sống thường hay làm thiện lành dữ thì không nói vì theo quan niệm xa xưa, linh hồn của những người này sẽ được lên Thiên đàng hoặc về bên Phật để thụ hưởng bình an. 

Nhưng nếu người mất lúc sống không tạo nhiều thiện căn mà lại còn tạo thêm nhiều oán nghiệp thì khi mất, phần âm của họ tồn tại rất rõ và cứ sau 7 ngày, phần âm của họ phải chịu nỗi đau chết đi sống lại lặp đi lặp lại nhiều lần.

Cúng tuần là hình thức thể hiện sự thương mến, trân trọng đối với người mất. Đồng thời sẽ là cơ hội cho người còn sống ở dương thế làm việc tích đức, tu tâm dưỡng tánh. 

Bởi thế mà ông bà ta cho rằng, cúng tuần 7 lần cũng như tích nhân tích đức 7 phần. Trong đó có đến 6 phần đức dành cho người còn sống, 1 phần còn lại sẽ dành cho phần âm của người quá cố.

Với những ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh lẫn thực tế như trên nên đến thời điểm hiện tại, rất nhiều gia đình vẫn còn thực hiện tục cúng tuần cho người mới mất.

Đây không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn góp phần làm đa dạng thêm nét đẹp văn hóa, tâm linh cho dân tộc Việt Nam ta.

Nhiều gia đình theo đạo Thiên Chúa không thực hiện tục cúng tuần cho người mới mất. Nhưng rồi họ cũng sẽ đọc kinh cầu lễ để linh hồn người mới mất được hưởng bình an bên Chúa.

Tục cúng tuần thường được các gia đình theo đạo Phật hoặc các gia đình coi trong các lễ nghi truyền thống lưu giữ, áp dụng.

Hơn nữa thực hiện tục cúng tuần cũng không làm mất quá nhiều thời gian hay tiền bạc của quý vị. Nhưng đây lại là cách báo hiếu hoặc đáp đền công ơn của người sống đối với người quá cố. 

Vậy có nên cúng tuần cho người mới mất hay không? Chúng ta có thể trả lời rằng cúng tuần cho người mới mất là việc làm rất cần thiết. Vừa tình cảm vừa thể hiện rõ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” thì có việc gì khiến các vị trăn trở nữa đúng không nào!

Hướng dẫn cách cúng tuần cho người mới mất

Như đã nói ở trên, tục cúng tuần không làm hao tốn quá nhiều tiền bạc, thời gian hay công sức của quý vị. Mỗi gia đình có thể căn cứ theo tình hình tài chính của mình để tổ chức.

Tại đây, chúng tôi xin phép được hướng dẫn cách cúng tuần cho người mới mất đúng nghi thức và truyền thống nhất, phù hợp với thời buổi hiện đại, mọi người đều có không có quá nhiều thời gian ở tại nhà như hiện nay.

Để các nghi thức cúng thất đúng trình tự, không bị thiếu sót, quý vị hãy mời các chư tăng, nhà sư đến nhà mình để thực hiện.

Bên cạnh đó, mỗi lần cúng tuần đều cần phải có một mâm cơm có đủ các món xào, canh, gỏi,… nói chung tùy điều kiện gia đình mà quyết định mâm cơm đó có sang trọng hay không nhưng phải đáp ứng được tính tươm tất, gọn gàng, sạch sẽ và được bày trí đâu ra đấy.

Tránh tình trạng món này chèn đè lên món kia hoặc món ăn chưa cúng xong đã bị rơi vãi hoặc đổ ra ngoài. 

Trên mâm cỗ cúng tuần phải có bát nhang [Lư hương], gia chủ nên đặt theo vị trí được các nhà sư hướng dẫn. 

Sau đó các sư thầy sẽ tiến hành khấn vái. Toàn bộ con cháu, thân hữu trong nhà cần tề tựu đông đủ vào ngày cúng tuần để tiến hành khấn vái, cầu nguyện và bái lạy theo hướng dẫn chi tiết của các nhà sư được thỉnh về.

Trong quá trình thực hiện nghi lễ khấn vái cho người mới mất, tất cả những người có mặt đều phải thật sự nghiêm túc, luôn hướng về người quá cố bằng chân tâm, tuyệt đối tránh tình trạng xù xì to nhỏ, nói chuyện xì xào hoặc vui cười trong lúc nhà sư và những người khác đang làm lễ.

Có nên cúng tuần cho người mới mất hay không

Ở đâu tổ chức dịch vụ cúng tuần uy tín, giá rẻ nhất hiện nay?

Dịch vụ cúng tuần là một trong những dịch vụ hậu tang lễ cho người mới mất. Vì thế những đơn vị nào chuyên tổ chức tang lễ trọn gói hoặc cung cấp các dịch vụ chôn cất đều sẽ đảm nhận luôn việc cúng tuần cho người quá cố.

Tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, công ty Tang lễ Hà Nội là đơn vị chuyên tổ chức các dịch vụ tang lễ trọn gói uy tín nhất và có giá thành cũng tốt nhất.

Bên cạnh dịch vụ trọn gói, công ty của chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ riêng biệt khác trong tang lễ như dịch vụ trang trí hoa, dịch vụ chôn cất, dịch vụ cho thuê xe rồng và đội nhạc lễ, kèn Tây, dịch vụ hậu tang lễ [cúng tuần cho người mới mất],…

Sự đa dạng và chất lượng của dịch vụ chính là yếu tố tạo nên chỗ đứng cho công ty Tang lễ Hà Nội trong ngần ấy năm qua. 

Lựa chọn dịch vụ cúng tuần cho người quá cố tại công ty chúng tôi, quý vị sẽ được tư vấn cụ thể, chi tiết từng gói dịch vụ từ phổ thông đến cao cấp, tùy theo mong muốn và khả năng tài chính của từng gia đình.

Đối với dịch vụ cúng tuần, chúng tôi sẽ thỉnh các nhà sư uy tín, là trụ trì hoặc những nhà sư giàu kinh nghiệm cúng thất cho rất nhiều gia đình. Đồng thời, sách văn khấn và các vật dụng khác như lư hương, hoa tươi, quạt giấy, nước suối,… cũng sẽ được nhân viên của chúng tôi cung cấp đầy đủ, nhanh chóng để thực hiện các nghi thức. 

Nếu còn thắc mắc về dịch vụ và giá cả, quý vị vui lòng gọi đến số hotline 0984 567 022 luôn túc trực 24/24/365 để biết rõ thêm chi tiết nhé!

Những lưu ý khi thực hiện cúng tuần cho người mới mất

Không chỉ thắc mắc về việc có nên cúng tuần cho người mới mất hay không? Không ít gia quyến còn chưa hiểu biết rõ về các chuyện nên hay không nên khi thực hiện cúng tuần cho người quá cố.

Chúng tôi sẽ lưu ý giúp quý vị những điều quan trọng sau đây để buổi lễ diễn ra nghi thức cúng tuần được suôn sẻ mỹ mãn.

Mâm cơm dùng để cúng tuần phải được đặt ở nơi cao ráo. Một là để tránh tình trạng người sống quơ tay ngang mâm cơm, vô tình gây bất kính với bề trên. Mặt khác là để trẻ con trong nhà không gây đổ vỡ khi chạy nhảy, vui chơi rồi va vào. 

Tốt nhất là gia đình nên cúng mâm cơm chay để tránh nghiệp sát sinh. Nếu cúng các món mặn thông thường, tuyệt đối không được sử dụng thịt chó, mèo hay trâu, bò để nấu. 

Bàn thờ người quá cố nói riêng và nhà cửa thờ tự nói chung phải được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp. 

Khi thực hiện các nghi thức cúng tuần, tất cả những người có mặt đều phải nghiêm túc, không được đùa giỡn, xì xầm to nhỏ. Đối với quan niệm của ông cha ta, đây là việc làm gây bất kính với bề trên. Còn nếu nói về thực tế thì đây lại là những việc làm thiếu văn minh và kém lịch sự đối với người xung quanh.

Trước khi tiến hành cúng tuần, gia chủ và toàn bộ những ai trong gia đình đều phải nghiêm túc tìm hiểu các bước thực hiện. Nếu có nhà sư hỗ trợ thì phải tôn trọng, làm theo những lời nhắc nhở của các nhà sư để tránh gây ra thiếu sót. 

Tục cúng tuần được xem là một trong những nghi lễ hậu tang lễ truyền thống từ bao đời của người Việt Nam ta. Thông qua những chia sẻ chi tiết, chân thành ở trên, chắc hẳn quý vị đã tự có câu trả lời cho trăn trở có nên cúng tuần cho người mới mất hay không? Cám ơn quý vị đã theo dõi bài viết!

Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Kinh Phật 

Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người quá vãng

Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành.

Theo kinh Địa Tạng nói: Người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. Cũng chính theo lời dạy nầy, mà Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất.

Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành. Tuy nhiên, nếu luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì không phải chỉ trong 49 ngày thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “Từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành.

Theo ý nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu cho ta và cho người mãi mãi thoát khỏi khổ đau để được an vui giải thoát, chớ không phải chỉ trong phạm vi 49 ngày thôi.

Vì thế, sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.

Và sau mỗi lần tụng kinh niệm Phật như thế, thì Phật tử cũng nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình, cũng như cho những vong hồn khác, rộng ra là cho cả pháp giới chúng sinh hữu tình vô tình đều trọn thành Phật đạo. Đây là thể hiện tấm lòng từ bi vị tha của người Phật tử, như thế, cũng rất là tốt đẹp vậy.

49 ngày sau khi mất thân quyến nên làm gì cho người quá vãng?

Sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.

Thực hành theo Phật pháp

- Điều căn bản và quan trọng nhất là gia đình nên y theo Phật pháp để giúp cho vong linh được siêu thoát.

- Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.

- Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội. Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sinh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sinh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

- Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sinh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát.

- Gia đình tiếp tục luân phiên niệm Phật và khai thị nhắc nhở hương linh, thì nhất định sẽ giúp người thân mình được giải thoát.

-  Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. 

- Trường hợp này, các thiện tri thức phải dùng những lời như sau đây mà khai thị cho hương linh: “Phật biết rằng thân của bậc tăng-già tên… tức là thân của Phật. Ngươi phải khởi ý tưởng rằng chỉ nương theo pháp, chứ không nương theo người. Mặc dù người tác pháp đó có lầm lỗi thế nào đi nữa, đều là do cái lỗi của ý thức chưa được trong sạch đó thôi. Tỷ như người soi gương, vì mặt mình không sạch, nên cái bóng trong gương cũng nhơ bẩn. Vậy thì biết chắc rằng sở dĩ kẻ tác pháp có sai lầm, đều do tâm niệm của ngươi chưa trong sạch vậy. Ngươi nên khởi tưởng như thế và phải hết lòng cung kính ái mộ, thì việc làm gì cũng đều biến thành Phật sự thanh tịnh và mình vẫn không mất lợi lạc”.

- Gia quyến trước khi rước Pháp sư làm Phật sự, cũng nên đối trước bàn hương linh mà khai thị bảy phen như thế, thì dù trong khi làm Phật sự có đôi chút sai lầm, cũng vẫn được.

Cách làm việc phước thiện

Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích. Ảnh minh họa

Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích.

Kinh Vô thường đã nói: “Sau khi người thân mất, gia đình nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm 3 phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma và Tăng-già [Tam bảo]. Nhờ đó mà người chết dù nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phước lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mặc cho người chết để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi gì. Chỉ nhờ những công đức làm việc phước báu nói trên, người chết dù đọa vào Ngạ quỉ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích”.

Trong kinh Ưu-bà-tắc cũng có nói: “Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỉ, mà người con vì cha làm những việc phước đức, nên biết, người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sanh lên Trời thì người chết không còn nghĩ đến vật dụng trong cõi Người nữa. Vì sao? Vì ở cõi Trời, người ta đã được đầy đủ bảo vật thù thắng rồi. Nếu phải đọa vào địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, không được thảnh thơi để nhớ nghĩ luyến tiếc mọi vật, vậy nên không được hưởng thọ. Kẻ đọa vào súc sanh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong ngạ quỉ người chết có thể liền được hưởng thọ lợi ích, thì biết vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn xẻn, cho nên phải đọa vào ngạ quỉ. Khi đã làm ngạ quỉ, họ thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế họ được hưởng lợi ích”.

Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỉ thú, còn đối với công phu làm việc phước thiện, thật không luống uổng, vì không những kẻ chết, mà người sống hiện tại cũng chung phần được hưởng. Như trong kinh nói: “Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào ác đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong ngạ quỉ, nếu người sống có làm việc phước đức, tức thì họ cũng đều được lợi ích. Vì thế, người có trí, nên vì ngạ quỉ mà siêng năng làm việc công đức”.

Lưu ý rằng khi lấy di sản của kẻ chết làm việc phước đức, trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính tình có bỏn sẻn không. Điều này rất quan trọng, vì khi thấy gia đình người thân đem di sản của mình ra làm Phật sự hay bố thí, thấy vật dụng đó bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, người chết liền sanh lòng giận hờn, tiếc nuối, rồi khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo.

Cho nên thiện tri thức hoặc người thân gia đình phải khai thị cho người chết những lời như sau đây “Ông/bà tên… Nay ta vì ông/bà mà đem di sản của ông/bà làm Phật sự hay bố thí. Làm như thế, tức là lấy của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, ông/bà sẽ được siêu sanh Tịnh độ, thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Ông/bà phải chăm lòng thành kính niệm Phật A-di-đà, cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản, ông/bà cần phải rời bỏ, chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm mới được. Vì những thế tài [tài sản thế gian] dù có hoàn toàn để lại, ông/bà cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ông/bà, chúng đã thành vô dụng, còn luyến tiếc làm gì?”.

Cách sắp đặt cúng tế

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Ảnh minh họa

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.

Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết. Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy [tức là nhân sát hại] làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.

Bài viết sử dụng tài liệu từ Trợ Giúp Người Khi Lâm Chung - Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi cẩn biên

Video liên quan

Chủ Đề