Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là gì

  • Việt Nam
  • Cập Nhật Gần Nhất: 11.30 sáng
  • 29℃ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.

Xuất phát từ đặc thù trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý và chịu sự áp đặt của các cơ quan này nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị các hành vi vi phạm pháp luật của công chức nhà nước xâm hại thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp không có phương tiện nào khác ngoài việc sử dụng pháp luật để tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Chính vì vậy, Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể các nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu bồi thường khi có những hành vi vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt động quản lý hành chính.

1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có phạm vi rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động trong xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của cá nhân, tổ chức. Các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Với đặc thù này, bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính được xác định là một hoạt động trọng tâm trong công tác bồi thường của Nhà nước. Trên tinh thần đó, khi xây dựng chế định phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính trong Luật, các nhà lập pháp đã liệt kê cụ thể từng trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, cụ thể bao gồm các trường hợp được quy định cụ thể tại điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện khi có các căn cứ sau:

[i] Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ cụ thể là:

– Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

– Quyết định xử lý tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật.

[ii] Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước;

[iii] Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.

[iv] Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

Theo quy định trên cho thấy, Luật Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước không trực tiếp quy định yếu tố lỗi là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nhưng theo khoản 3 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước quy định về một số trường hợp không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã gián tiếp quy định về căn cứ lỗi trong việc xác định căn cứ để thực hiện việc bồi thường. Theo đó, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Theo đó, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:

– Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ;

– Người bị thiệt hại che giấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;

Xem thêm: Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước?

– Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính là cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 tới, thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009.

Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 gồm  9 chương, 78 Điều.

Các quy định của Luật năm 2017 định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước. Điều đó sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực thi công vụ; tạo thuận lợi cho việc giải quyết bồi thường; bảo đảm tốt hơn quyền của người bị thiệt hại; cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có đầy đủ cơ sở pháp lý và các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, qua đó, nắm bắt một cách toàn diện và thực chất tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

1. Về đối tượng có quyền yêu cầu bồi thường:

Những người đương nhiên có quyền yêu cầu bồi thường, bao gồm: Người bị thiệt hại; Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; Tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự.

Những người có quyền yêu cầu bồi thường theo ủy quyền của những người đương nhiên có quyền yêu cầu bồi thường.

2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:

a] Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:

– Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

b] Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

c] Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

– Trong lĩnh vực quản lý hành chính;

– Trong lĩnh vực tố tụng hình sự;

– Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

– Trong lĩnh vực thi hành án hình sự;

– Trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

4. Cơ quan giải quyết bồi thường

– Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính;

– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

– Viện Kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;

– Tòa án giải quyết bồi thường trọng hoạt động tố tụng hình sự; tố tụng dân sự; tố tụng hành chính;

– Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự;

– Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự.

5. Thời gian giải quyết bồi thường: Từ 41 ngày – 71 ngày.

Đồng thời, nội dung được cho là nổi bậc là quy định một số điều về chủ động phục hồi danh dự [Điều 57]

– Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ yêu cầu.

– Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.

– Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.

– Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.

Phòng Tổ chức cán bộ
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Video liên quan

Chủ Đề