Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Hiến máu là hành động nhân đạo được rất nhiều người hưởng ứng. Sau khi hiến, cơ thể sẽ mất đi một lượng máu. Điều này khiến nhiều người lo lắng và thắc mắc có cần uống viên sắt sau khi hiến máu không. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu vấn đề này. 

Sau khi hiến máu có cần uống viên sắt không?

Lượng máu cho mỗi lần hiến được quy định không quá 250ml. Đây là con số không cao và cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể hoạt động bình thường sau khi hiến máu. Chính vì vậy mà sau khi hiến máu, đối với những người có sức khỏe bình thường thì việc uống viên sắt không quá cần thiết. Tuy nhiên, đối với những người có cơ thể quá yếu, để yên tâm bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu cần uống viên sắt sau khi hiến máu, bạn cần uống theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. 

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu cần bổ sung sắt cho cơ thể

Thông thường, sau khi hiến máu chúng ta sẽ mất khoảng 24 giờ để môi trường của máu (plasma) trở lại bình thường. Tiếp đến là khoảng 3 – 5 tuần để phục hồi các tế bào hồng cầu. Trong thời gian này, bạn cần bổ sung sắt để cơ thể nhanh hồi phục. 

Cách bổ sung sắt cho cơ thể sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu, cách bổ sung sắt cho cơ thể hiệu quả nhất chính là thông qua chế độ ăn uống. Sau đây là một số loại thực phẩm thích hợp để bổ sung sắt sau khi hiến máu:

  • Các thực phẩm giàu chất sắt: Để bổ sung sắt sau khi hiến máu, việc sử dụng các loại thực phẩm giàu chất sắt rất quan trọng. Bạn nên thêm vào thực đơn các loại thực phẩm như: thịt đỏ, rau bina, cá, các loại đậu, thịt gà,… Ngoài ra, để tăng cường sự hấp thụ sắt của cơ thể, chúng ta cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B2: Có thể bạn chưa biết B2 là một trong các vi chất cần thiết để tạo nên tế bào hồng cầu. Nguồn thực phẩm giàu B2 gồm các loại rau lá xanh, các loại hạt, bông cải xanh, các chế phẩm từ sữa,…
  • Thực phẩm chứa folate: Để tạo nên các tế bào hồng cầu mới, cơ thể chúng ta cần sử dụng folate hay còn gọi là axit folic. Các loại thực phẩm giàu folate phải kể đến như: gan bò, măng tây, đậu khô và các loại rau lá xanh,… Ngoài ra, bánh mì, ngũ cốc, nước cam và cơm cũng là các loại thực phẩm cần bổ sung sau khi hiến máu để tăng cường axit folic tái tạo hồng cầu. 
  • Uống nhiều nước: Trong vòng 24 – 48 tiếng sau khi hiến máu uống nước rất quan trọng. Nước giúp cơ thể ổn định lại. Trong khoảng thời gian này, bạn nên tăng cường uống nhiều hơn 4 cốc nước so với bình thường. Đồng thời cần tránh uống bia, rượu và các chất kích thích sau khi hiến máu. 

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Các loại thực phẩm bổ sung sắt sau khi hiến máu

Một số chú ý cần quan tâm sau khi hiến máu 

Ngoài việc bổ sung sắt và dinh dưỡng sau khi hiến máu thì sau khi hiến máu cần chú ý gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là một số điều cần lưu ý sau khi hiến máu mà ai cũng nên biết để chăm sóc sức khỏe tốt hơn: 

  • Sau khi hiến máu, cần giữ miếng dán cầm máu ít nhất vài giờ. 
  • Làm sạch khu vực xung quanh miếng dán cầm máu bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa phát ban da. 
  • Không chơi thể thao, tập thể dục hoặc làm các công việc nặng sau khi vừa hiến máu. 
  • Nếu vị trí kim lấy máu bị chảy máu, hãy nâng cánh tay lên cao trong vòng từ 5 – 10 phút cho máu ngừng chảy. 
  • Sau khi hiến máu, nếu cảm thấy chóng mặt thì cần nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy tốt hơn. 
  • Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cần đi khám ngay để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. 

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt

Như vậy là mọi người đã có được đáp án cho câu hỏi uống viên sắt sau khi hiến máu có cần thiết không. Hiến máu là hành động cao đẹp, tuy nhiên sau khi hiến máu bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe thật tốt. Hãy bổ sung sắt cho cơ thể đầy đủ thông qua các loại thực phẩm, hoặc uống viên sắt nếu được bác sĩ khuyến nghị nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

MUA NGAY

ƯU ĐÃI

  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp

PHÍ VẬN CHUYỂN

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ cho những người mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, hiến máu có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như mệt mỏi, thiếu máu. Vì vậy, cần ăn uống đúng cách trước và sau khi hiến máu để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể sử dụng để tạo ra hemoglobin. Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan trên cơ thể. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp cơ thể dự trữ thêm sắt. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt dự trữ để bù lại lượng sắt bị mất khi hiến máu thì có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Vì vậy, trước khi hiến máu, bạn nên cân nhắc tới việc tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt. Việc này giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: Trứng, các loại thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt lợn), thịt gia cầm, cá và động vật có vỏ (cá ngừ, tôm, trai, hàu, cá thu), gan động vật, rau bina, khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, củ cải đường, cải thìa, cải xoăn, cải bẹ, bánh mì và ngũ cốc, trái cây (dâu tây, nho khô, dưa hấu, quả sung, mận, mơ), các loại đậu,...

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Trước khi hiến máu nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt

Vitamin C giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất sắt có nguồn gốc từ thực vật. Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C gồm: Dưa lưới, kiwi, xoài, trái cây họ cam quýt, đu đủ, dứa, dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất, dưa hấu, cà chua,... Vì vậy, trước khi hiến máu, mỗi người nên chủ động tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C.

Nước chiếm khoảng 50% trong lượng máu hiến tặng. Do đó, cần cung cấp đủ nước trước khi hiến máu. Nếu cơ thể bị mất nước trong quá trình hiến máu có thể bị giảm huyết áp, dẫn tới chóng mặt. Vì vậy, trước khi hiến máu nên uống thêm 2 cốc nước lọc hoặc các loại đồ uống không cồn. Ngoài ra, nên uống khoảng 9 - 13 cốc nước mỗi ngày.

Một số loại thực phẩm và đồ uống cần tránh ăn, uống trước khi hiến máu gồm:

  • Rượu: Là loại đồ uống có cồn dẫn đến mất nước. Trước khi hiến máu 24 giờ, người hiến không nên uống rượu. Nếu có uống rượu thì cần bù đắp bằng cách uống thêm nước
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Khoai tây chiên, kem,... được ăn trước khi hiến máu có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu. Vì vậy, nên bỏ qua đồ ăn chứa nhiều chất béo trong ngày hiến máu
  • Thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu chất sắt: Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Tuy không nhất thiết phải tránh những thực phẩm này hoàn toàn nhưng người dùng nên tránh ăn chúng cùng lúc với những thực phẩm giàu chất sắt hoặc các chế phẩm bổ sung sắt. Những thực phẩm làm giảm hấp thu sắt gồm cà phê, trà, thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, sữa chua), socola, rượu vang đỏ)
  • Aspirin: Nếu đi hiến tiểu cầu, người dùng cần đảm bảo không uống aspirin trong vòng 48 giờ trước khi hiến.

Có nên uống sữa sau khi hiến máu

Rượu, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt,... là một số thực phẩm cần tránh trước khi hiến máu.

Sau khi hiến máu, người hiến máu sẽ được cung cấp đồ ăn nhẹ và đồ uống để ổn định lượng đường trong máu và lượng nước trong cơ thể. Để bổ sung thêm nước cho cơ thể, cần uống thêm 4 cốc nước trong vòng 24 giờ tiếp theo và tránh uống rượu.

Một số lưu ý quan trọng khác về chế độ dinh dưỡng sau khi hiến máu:

  • Uống nhiều nước, có thể uống nước đường tán để bù chất sắt, tạo máu
  • Trong vòng 1 tháng sau khi hiến máu, tốt nhất không nên uống trà pha đặc. Nguyên nhân vì trong trà có chứa nhiều acid tannic, dễ kết hợp với protein và sắt để tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu. Do đó, cơ thể không hấp thu được protein và sắt, làm ảnh hưởng tới sự tái tạo tế bào máu
  • Sử dụng nhiều thức ăn tạo máu, tức là thực phẩm giàu protein, sắt, acid folic và vitamin B12. Cơ thể sớm hấp thu những chất này sẽ có tác dụng bổ máu nhanh chóng. Các thực phẩm giàu protein gồm sữa, trứng, thịt nạc, các loại đậu,... Thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, rong biển, nấm hương, đậu hà lan, long nhãn,... Thức ăn giàu acid folic gồm gan lợn, cật lợn, thịt bò,... Vitamin B12 có nhiều trong gan động vật, cật lợn, cật dê,...

Ngoài chế độ dinh dưỡng, trước khi hiến máu bạn cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Đêm hôm trước khi hiến máu cần ngủ đủ giấc, không nên tập luyện quá mức
  • Trước khi hiến máu cần ăn sáng, không để bụng đói. Bữa ăn sáng nên dùng thức ăn thanh đạm như cháo, bánh mì,...;
  • 2 ngày trước khi hiến máu nếu mắc triệu chứng sốt, cảm mạo, ho,... nên nên tạm ngừng hiến máu
  • Nữ giới nên tránh hiến máu 3 ngày trước và sau thời gian kinh nguyệt
  • 1 - 2 ngày sau khi hiến máu nên chú ý nghỉ ngơi, ngủ mỗi ngày 8 tiếng. Sau khi hiến máu không nên lao động thể lực và tập luyện quá mức, cần cho bản thân cơ thể có quá trình thích ứng
  • Sau khi hiến máu không cần tẩm bổ hoặc tránh ăn quá nhiều. Chỉ cần ăn uống khoa học, hợp lý, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng đủ để hồi phục lượng máu mất đi.

Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi thích hợp, khi hiến máu 200ml/lần chỉ chiếm 1/20 tổng lượng máu của toàn cơ thể nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, sau khi hiến máu nếu bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, không xảy ra các tác dụng phụ.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã tự mình giải đáp được thắc mắc nên ăn gì trước khi hiến máu. Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập thể dục trước và sau hiến máu không chỉ mang đến chất lượng máu tốt mà còn đảm bảo được sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra chất lượng máu có đủ điều kiện để cho đi cũng như thể trạng mình có phù hợp để hiến máu hay không, bạn có thể lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được kiểm tra sức khỏe bản thân toàn diện.

Với gói khám này, khách hàng được bác sĩ đo huyết áp, xét nghiệm máu, chức năng gan, thận, chụp x-quang, siêu âm,... để kiểm tra và đánh giá những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe để từ đó có hướng can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM: