Có nên uống trà hoa cúc mỗi ngày

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Thơ - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông.

Ngày nay, việc sử dụng trà thuốc thảo mộc trong đời sống hàng ngày để tăng cường sức khỏe ngày càng phát triển mạnh. Trong đó, trà hoa cúc là một thảo mộc quý không thể bỏ qua vì rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt trong các bệnh cảm nhẹ [feverfew], cảm cúm: hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu. Vậy cùng tìm hiểu công dụng trà hoa cúc tốt cho sức khỏe.

Hoa cúc thường dùng làm trà có tên là Chrysanthemum morifolium Ramat, họ Asteraceae. Hoa cúc có vị đắng, ngọt, tính bình hoặc hơi hàn; quy kinh Phế, Can, Tỳ [theo Đông Dược Học Thiết Yếu] - tác dụng nhiều lên hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần trong hoa cúc gồm có: Flavones, Apigenin, Luteolin, Thymol, Tricosane... Theo nghiên cứu dược lý, hoa cúc có tác dụng ức chế khuẩn lỵ trực trùng, tụ cầu vàng, vi khuẩn gây bệnh thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta, ức chế một số loại nấm ngoài da ...

Thanh nhiệt, giải độc: do có tính hơi hàn nên trà hoa cúc giúp giảm nhiệt cơ thể khi bị cảm sốt, mắc phong nhiệt hay có những cơn bốc hỏa, bốc nóng không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trong những chứng dị ứng mẩn đỏ, nổi phát ban, mụn nhọt, ghẻ ngứa thì trà cũng có tác dụng điều trị rất tốt, làm bay các ban đỏ, hết viêm ngứa.

  • Giúp an thần, trị mất ngủ hiệu quả: do có tính chất dịu nhẹ và hương thơm dễ chịu, mà cúc hoa giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm lo lắng, cân bằng lại tinh thần vì vậy sẽ giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.
  • Một số chứng đau: do có tính chống co thắt cơ nên trà hoa cúc giúp thư giãn làm dịu cơ, cải thiện tốt các chứng đau nhức đầu, đau bụng kinh và đau dạ dày,...
  • Bệnh tim mạch, chứng bệnh tăng mỡ máu: những nghiên cứu gần đây về hoạt chất Flavones – chất chống oxy hóa trong hoa cúc có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm hình thành Cholesterol. Qua đó giảm nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, bệnh mỡ máu, rất hiệu quả trong điều trị cơn đau thắt ngực.
  • Các chứng bệnh về mắt: các bệnh về khô mắt, đau mỏi, viêm đỏ mắt, ngứa cộm mắt, cận thị, mắt thâm...
  • Ngăn ngừa ung thư: do trong thành phần có hoạt chất Apigenin giúp ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển lan rộng của tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa: giúp cải thiện làn da, do có chất Flavones – một trong những chất chống oxy hóa, nên nó sẽ làm giảm và làm chậm sự hình thành các gốc tự do. Qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và nhất là lão hóa da.

Công dụng trà hoa cúc giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

3.1 Uống khi nào là tốt nhất ?

Đó là khi ăn sáng sau 30 phút và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Ngoài ra có thể uống trong những trường hợp sau khi ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, ăn nhiều đồ mặn và sau khi tập luyện thể thao mệt mỏi.

3.2 Cách pha để trà hoa cúc có tác dụng tốt nhất

Trà hoa cúc và nhiều loại trà hoa thảo mộc được văn hóa người Việt Nam sử dụng từ rất lâu, nhưng không phải ai cũng biết cách pha đúng cách. Vì là hoa nên có tính chất nhẹ, các hoạt chất bên trong sẽ thích hợp ở nhiệt độ thấp hơn so với các loại trà xanh chát. Nhiệt độ tốt nhất của nước pha trà hoa là từ 80 - 850C. Cách pha là cho trà vào bình hãm với nước nóng với nhiệt độ trên, hãm trong 3 - 5 phút là có thể dùng được. Có thể pha trà hoa cúc cùng 1 số vị giúp tăng mùi vị thêm thơm ngon như: mật ong, kỷ tử, bạc hà,...

Lưu ý: Dù trà hoa cúc có nhiều công dụng đáng kinh ngạc cho sức khỏe, nhưng không vì thế mà lạm dụng. Các trường hợp sau cần chú ý tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia để sử dụng phụ nữ đang mang thai, người có bệnh lý mãn tính đang sử dụng thuốc chống đông, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tinh thần nặng,...

Không dùng với những trường hợp sau :

  • Người đang bị tiêu chảy, Tỳ Vị hư hàn [hay đau chướng bụng, lạnh bụng, sôi bụng, ăn đồ sống lạnh thì tiêu chảy], khí hư.
  • Những người có bản hư hàn, Dương hư [người hay lạnh, chân tay lạnh, ốm mệt nhiều], đầu đau nhưng sợ lạnh.
  • Khi bụng đang đói. Sau khi tập thể dục nặng.

Công dụng trà hoa cúc sẽ phát huy tác dụng khi dùng đúng cách

  • Hỗ trợ ngủ tốt: Cúc hoa – Mật ong
  • Giúp mát gan, sáng mắt: Cúc hoa – Cam thảo
  • Hỗ trợ giảm cân, đẹp da: Cúc hoa – Atiso

Tóm lại, trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc tự nhiên mang lại rất nhiều tác dụng đáng kinh ngạc cho sức khỏe con người. Nhưng cần hiểu rõ và sử dụng trà một cách hợp lý với ý kiến của chuyên gia như thế tác dụng trà hoa cúc sẽ mang đến nhiều hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: drugs.com, ncbi.nlm.nih.gov

XEM THÊM:

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang tới rất nhiều tác dụng cho sức khỏe như: chống vi khuẩn cảm cúm, giải tỏa căng thẳng, giảm mỡ trong máu, tăng sức đề kháng,…Hãy cùng khám phá thêm công dụng của vị trà này qua bài viết dưới đây. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng, loại hoa cúc được dùng có tên gọi Chrysanthemum morifolium [cúc hoa trắng] hoặc Chrysanthemum indicum [cúc hoa vàng], họ Asteraceae. 

Loại trà này được sử dụng trong hàng thập kỷ nay với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà được biết là một dược liệu quý từ thời La Mã. Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, cách ướp trà hoa cúc đã được áp dụng để bậc vua chúa được thưởng thức tách trà thượng hạng thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.

Trà hoa cúc khô thơm ngon, bổ dưỡng

Trà hoa cúc có vị gì? Theo đông y, cúc hoa có vị ngọt, cay; quy kinh can, phế, thận. Công dụng dưỡng tâm, an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong trà có chứa các nhiều chất dinh dưỡng như acid folic, riboflavin, thiamin, vitamin A, natri, kali, magie, kẽm và không chứa chất béo, chất đạm, cholesterol.

Với những thành phần này, tác dụng của trà hoa cúc như thế nào?

Tác dụng của hoa cúc vàng đối với bệnh này như thế nào ? Trong cúc hoa có chứa hoạt chất flavonoid giúp ngăn ngừa sự lão hóa, giảm cholesterol, tăng cường sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ và các biến chứng tim mạch.

Uống trà hoa cúc có tác dụng gì với cảm lạnh? Trong những trường hợp phong hàn, cảm lạnh kèm theo triệu chứng sốt cao, sưng nhức đầu, viêm họng, sử dụng tách trà nóng sẽ làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng cảm lạnh khó chịu.

Trà bông cúc có tác dụng gì với việc cải thiện giấc ngủ ? Trà có tác dụng dưỡng tâm, an thần nên có tác dụng tuyệt vời khi căng thẳng, stress hoặc mất ngủ. Không chỉ có hương vị thơm ngon, hương vị của nó còn khiến cho người dùng cảm giác dễ chịu, thư thái. Uống một tách trà trước khi đi ngủ là cách để giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, cải thiện rõ rệt tình trạng mất ngủ lâu ngày.

Tác dụng với căn bệnh này là nhờ trong trà có chứa các hoạt chất giúp thu gọn các gốc tự do, thủ phạm gây ra các bệnh ung thư. Bởi vậy, những người sử dụng từ 2 đến 5 lần mỗi tuần thì tỉ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến giáp sẽ thấp hơn so với những người không sử dụng.

Tác dụng của hoa cúc đối với da mặt rất tốt. Trà có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc gan nhờ vào tính mát của nó. Do đó, dùng thức uống này có tác dụng mát gan là bí quyết giúp tiêu mụn nhọt, làm đẹp da, giúp da sáng mịn, thải trừ độc tố.

Uống trà thảo mộc là một trong những bí quyết làm đẹp của phụ nữ

Nghiên cứu chỉ ra rằng đây là loại thức uống chứa các hợp chất có tác dụng hạn chế sự tiến triển và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Trà có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Đây là công dụng của hoa cúc đối với hệ miễn dịch. Từ đó hạn chế được các bệnh khi thời tiết chuyển mùa như cảm cúm, ho, sổ mũi…

Nếu có vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu…bạn hãy uống từng ngụm nhỏ tách trà, các dấu hiệu khó chịu sẽ giảm đáng kể.

Với tính giải nhiệt làm mát, loại trà thảo dược này sẽ giúp các nốt mẩn đỏ dịu và mất dần dần. Nếu các nốt nổi nhiều, bạn uống ngày 2-3 lần mỗi ngày đến khi dấu hiệu cải thiện.

Tác dụng của hoa cúc làm trà như thế nào với đôi mắt? Nếu mắt của bạn hay bị khô mắt, đau hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc nhiều với máy tính thì đây sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Nó sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng trên, đem lại một đôi mắt sáng, khỏe.

Nghiên cứu cho thấy trà có tác dụng làm giảm co thắt tử cung. Do đó, sử dụng tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới hoặc uống trà trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp xoa dịu chứng đau bụng kinh đáng kể.

  • Vào bữa sáng : Sau khi ăn sáng, việc uống tách trà sẽ giúp tinh thần thư giãn, giúp bạn có năng lượng cho một ngày mới.
  • Sau bữa ăn : với một bữa ăn nhiều dầu mỡ, nếu uống trà hoa cúc sẽ giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, thanh lọc, giảm bớt hấp thụ lượng mỡ có hại cho cơ thể.
  • Sau khi có các hoạt động thể lực : các hoạt động ra nhiều mồ hôi, uống tách trà hoa cúc sẽ là cách giúp giải nhiệt tốt, bù lượng nước đã mất.
  • Khi căng thẳng: Sử dụng một tách trà vào những lúc này sẽ khiến cho tinh thần được thư thái, thoải mái, giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi.

Trà hoa cúc cách làm rất đơn giản và được sử dụng khá phổ biến.

  • Nguyên liệu: 10g hoa khô, 200ml nước.
  • Cách làm : Đổ nước sôi vào trà, lọc đổ nước đầu để tráng trà. Cho nước sôi vào hoa hãm trong 10 phút rồi thưởng thức.

Hoa cúc kết hợp mật ong

  • Nguyên liệu: cúc hoa, mật ong, nước
  • Cách làm: Cho nước và hoa cúc vào bình, tráng qua nước sôi. Có thể hãm hoặc đun một nồi nước sôi lên, cho hoa cúc vào, đun nhỏ lửa 5 phút. Sau khi đun xong đổ ra ly rồi cho 1-2 thìa cà phê mật ong vào.

Hoa cúc kết hợp lá chè xanh

  • Nguyên liệu: hoa cúc khô, lá chè xanh, nước
  • Cách làm : Cho hoa cúc và lá trà xanh vào ấm rồi đổ nước sôi tráng qua. Cho nước sôi vào hãm trà và để trong 15 phút.

Vậy là cốc nước hoa cúc thơm ngon đã hoàn thành.

Hoa cúc kết hợp atiso

  • Nguyên liệu : Hoa atiso, hoa cúc, nước
  • Cách làm : Đun nước sôi lên, cho hoa atiso vào đun nhỏ lửa 5 phút. Rót ra ấm trà, cho hoa cúc vào cùng hãm trong 10 phút rồi thưởng thức.

Hoa cúc trắng kết hợp với kỷ tử, táo đỏ

  • Nguyên liệu : hoa cúc, lá cỏ ngọt khô, quả câu kỷ tử khô, táo tàu khô, mật ong, nước
  • Cách làm : Cho các nguyên liệu vào ấm, đổ nước đun sôi vào ngâm trong khoảng 10 phút rồi chờ thưởng thức.
Kết hợp với kỷ tử và táo đỏ làm tăng hiệu quả sử dụng trà
  • Liệu có nên uống trà hoa cúc mỗi ngày không hay thường xuyên uống nhiều trà hoa cúc có tốt không ? Thức uống này được xem là lành tính, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 15-20g để mang lại hiệu quả tốt. Bạn cần lưu ý không uống vào lúc đói. Bởi đây lúc dạ dày rỗng, uống trà dễ khiến bị cồn cào hoặc thậm chí say trà.
  • Những người bị dị ứng với phấn hoa, cỏ dại không nên dùng.
  • Người huyết áp không ổn định cần thận trọng khi dùng vì có thể bị tụt huyết áp. Khi mới uống chỉ nên uống với lượng nhỏ  để theo dõi.
  • Người cơ địa thể hàn, hay lạnh chân tay hạn chế dùng vì dễ dẫn đến tiêu chảy, đau bụng.
  • Nếu có thai uống trà hoa cúc được không? Nếu uống với lượng vừa phải sẽ hỗ trợ làm dịu ốm nghén. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ dùng dưới 15g tương đương với 1 đến 2 tách nhỏ. Vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi có bầu uống trà hoa cúc được không?
  • Trà hoa cúc công dụng rất tốt cho những người cao huyết áp bởi khả năng hạ huyết áp của nó. Bởi vậy người huyết áp thấp không nên dùng.
  • Không nên sử dụng loại trà này để uống thuốc. Trong trà có chất acid tannic sẽ kết hợp với các chất trong thuốc như berberin hoặc sắt sulfate…tạo kết tủa và giảm tác dụng của thuốc điều trị. Đặc biệt, khi dùng các thuốc an thần như phenobarbital thì chất theophylline hoặc caffeine trong trà sẽ làm cho thuốc bị mất tác dụng. Bởi vậy, khi đang điều trị thuốc gì, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà thảo dược.
  • Những người trước và sau phẫu thuật nên dừng uống trà. Nghiên cứu cho rằng trong trà có chứa chất coumarin- là chất chống đông máu, ảnh hưởng đến người bệnh trong quá trình phẫu thuật.

Hiện nay trên thị trường không khó để tìm trà thảo dược hoa cúc. Tuy nhiên, nắm được thị hiếu khách hàng nên nhiều cơ sở vì lợi nhuận mà làm hàng nhái, hàng giả. Bởi vậy, trước khi mua trà cần tìm hiểu thật kỹ. Bạn có thể biết trà hoa cúc loại nào tốt dựa vào một số tiêu chí sau :

  • Hoa dùng làm trà vẫn còn nguyên mùi vị như hoa tươi, thơm thoang thoảng, màu vàng đặc trưng.
  • Tránh không mua hoa có mùi quá nồng hoặc hắc, mùi ẩm mốc.
  • Màu sắc quá thâm xỉn có thể do hoa dùng hóa chất trong quá trình sấy khô hoặc do quá trình bảo quản không đạt chuẩn.

Sau khi mua trà hoa về bạn cho vào túi nilon buộc kín hay lọ thủy tinh, để nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu mua hoa tươi, hãy học cách sao trà hoa cúc để được dược liệu khô đảm bảo chất lượng. Thỉnh thoảng có thể đưa ra phơi lại để tránh nấm mốc, mối mọt.

Trà hoa cúc giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào cách trồng, bảo quản và dược tính có trong hoa. Hiện nay trà được bán với giá dao động khoảng 2.000.000-2.400.000VNĐ/ kg. Để biết trà hoa cúc bán ở đâu, bạn cần tìm đến những cơ sở uy tín. Đó là những nơi có đầy đủ giấy tờ chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và địa chỉ rõ ràng.

Những bông cúc được sấy khô lựa chọn kĩ càng làm trà

Như vậy, chúng ta đã hiểu trà hoa cúc tốt như thế nào với sức khỏe con người. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn biết cách áp dụng loại trà thảo dược này vào quá trình cải thiện và nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề