Có phải bất kỳ sự thay đổi về lượng nào

sự liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động, quy định lẫn nhau cùng tồn tại trong sự vật hiện tượng. Các thuộc tính này chỉ thể hiện ra bên ngoài thông qua sự tác động với chinh nó hoặc sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ tính tan của đường chỉ được bộc lộ khi có tác động với nước.

Lưu ý : Vì mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính nên có vô vàn chất. Nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật, chỉ thuộc tính cơ bản mới cấu thành chất của sự vật.

  • Những thuộc tính cơ bản quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. Đặt trong quan hệ này nó là thuộc tính cơ bản nhưng đặt trong quan hệ khác nó có thể trở thành thuộc tính không cơ bản.
  • Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật. Khi sự vật, hiện tượng này chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi.
  • Chất còn được xác định bởi trật tự sắp xếp, phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật.

Ví dụ: học sinh được giáo dục như nhau nhưng tính cách từng người lại khác nhau. Một tập thể mạnh hay yếu không chỉ phụ thuộc vào cá nhân mà còn sự liên kết giữa các cá nhân.

  • Lượng : Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển.

Ví dụ: lượng của sinh viên thể hiện qua khối lượng kiến thức của 4 năm đại học; số lượng sinh viên của Học Viện Ngân Hàng, quyển sách 20 chương...

Đặc trưng của lượng

  • Lượng cũng mang tính khách quan như chất, là cái vốn có của sự vật. Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác như kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm..í dụ: vận tốc xe máy 40km/giờ; số tín chỉ của sinh viên ngành ngôn ngữ anh Học Viện Ngân Hàng là 135 tín chỉ...
  • Lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát , phải dùng tới khả năng trừu tượng hóa để nhận thức.

Ví dụ: Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con; Trình độ nhận thức của con người, phẩm chất đạo đức của một công dân, tinh thần trách nhiệm của học sinh...

  • Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật.

Lưu ý : Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, trong mối quan hệ này là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất.

Ví dụ: Trong mối quan hệ giữa người sinh viên năm thứ nhất với người học sinh năm thứ hai là nói đến chất của sinh viên năm thứ nhất với năm thứ hai. Trong mối quan hệ với cả khoá học thì năm thứ nhất với năm thứ hai lại là lượng.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

- Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.

  • Độ : là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác.

Ví dụ: - quá trình học tập của sinh viên đại học 4 năm từ 2021- 2025, 2025- 2029, ... Thì các đoạn thời gian này chính là độ. Trong khoảng độ, lượng kiến thức không ngừng tăng lên tuy nhiên vẫn chưa thể biến đổi chất sinh viên thành một cử nhân đã tốt nghiệp.

  • độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 73 tuổi vậy khoảng thời gian từ 0 đến 73 năm là độ của con người về mặt tuổi.

Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.

  • Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.

Ví dụ : Các giới hạn 0 tuổi (khi sinh ra), 73 tuổi; các kỳ thi, các kỳ kiểm tra chính là các điểm nút.

  • Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về

độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Sau khi đã tốt nghiệp đại học sinh viên học lên thạc sĩ, khi đó lượng kiến thức, kĩ năng cần học cũng nhiều hơn, cần nhiều thời gian tự nghiên cứu, tìm tòi để thu nạp được nhiều hiểu biết hơn.

  • Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

III. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên.

  • Ý nghĩa phương pháp luận.
  • Bất cứ sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy cần coi trọng và tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.
  • Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần số lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển đổi chất. Đây là quá trình vận động và phát triển của sự vật. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
  • Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh”.
  • Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn các điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể và quan hệ cụ thể.
  • Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó.

- Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên.

  • Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở phổ thông và đại học.

So với việc học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng kể. Nếu ở phổ thông một môn học sẽ kéo dài trong một năm vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ tiếp thu hơn, trong khi ở đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8-18 buổi (2 tháng). Rõ ràng số lượng kiến thức tăng lên đáng kể mang đến nhiều khó khăn cho sinh viên. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu ở phổ thông chủ yếu hoạt động là ở trên lớp còn học đại học là đi kiến tập, thực tập... Đây là cơ hội cũng như thách thức của sinh viên. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông lên đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất.

  • Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường cũng như trên giảng đường là khoảng thời gian quan trọng để có thể trang bị những kiến thức cơ bản và rèn luyện bản thân phục vụ cho tương lai.Đó là một quá trình dài, khó khăn và cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn cần từ chính mỗi người học. Ví dụ như đối với một sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ anh ở học viện ngân hàng thì quá trình tích lũy của lượng kéo dài 4 năm và trong khoảng thời gian ấy lượng không ngừng tăng lên,đó chính là kiến thức.Để có được tấm bằng thì sinh viên cần phải tích lũy đủ số học phần, tín chỉ.
  • Quá trình tích lũy không chỉ bao gồm những kiến thức cơ bản trong giáo trình, sách vở hay nghe giảng trên lớp mà kiến thức đó còn là những kĩ năng mềm bên ngoài khi tham gia vào các câu lạc bộ hay đi làm thêm như là cách sử dụng từ ngữ, ứng xử, xử lý thông tin, phân tích và giải quyết các tình huống trong xã hội. Việc tiếp thu kiến thức còn vô cùng phong phú và đa dạng đến chuyên sâu, từ cơ bản đến nâng cao, từ ít đến nhiều=>trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức của sinh viên cũng được thay đổi, tầm tri thức của sinh viên được nâng cao và cải thiện hơn.

Tuy nhiên qúa trình đó chưa đủ để làm thay đổi về chất sinh viên. Chất của sinh viên học viện ngân hàng chỉ có thể được thay đổi khi lượng kiến thức của sinh viên đó đủ để vượt qua các điểm nút tức là những kì thi, đặc biệt là những kì thi kết thúc học phần. Trong đó điểm nút quan trọng nhất là sau khi

đào tạo ngành giáo dục nước ta hiện nay. Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải nhiều sai lầm trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn. Việc chạy theo bệnh thành tích là một trong những thực tế đáng báo động của ngành giáo dục nước ta bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh, sinh viên chưa đủ nhưng vẫn được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ, không học mà vẫn có bằng. Có thể nói, một trong những mục đích quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Tuy nhiên với thực trạng nêu trên, trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng “chất”. Vậy nên, để có kết quả học tập tốt chúng ta cần phải trải qua quy luật nêu trên đó là từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.

  • Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên. Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phầm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “ chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.

Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật có vai trò to lớn trong việc học tập, rèn luyện của sinh viên hiện nay. Vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài để trở thành một người phát triển toàn diện.