Có thai uống thuốc Efferalgan được không

Hỏi - 15/04/2014
Trước hết em xin chân thành cám ơn bác sĩ đã phản hồi câu hỏi của em đợt trước. Nay em có 1 câu hỏi nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp em với. Đến ngày 15/4/2014 là vợ em mang thai đủ 4 tháng [theo chu kỳ kinh cuối của vợ], theo kết quả siêu âm lúc 11 tuần 6 ngày thì vợ em được 17 tuần 4 ngày. Ngày 14/4 vợ em bị đau họng và đến chiều là sốt [38,5 độ], em có chở vợ đến Phòng khám Đa khoa Phước Sơn gần nhà ở Thủ Đức khám, Bác sĩ cho làm xét nghiệm kết luận vợ em bị viêm họng do virus, BS nói muốn nhanh hết thì phải uống kháng sinh, vợ em nói uống kháng sinh sẽ rất dễ ảnh hưởng đến em bé, nên BS kê thuốc hạ sốt là Efferalgan 500mg uống 3 viên 1 ngày trong 3 ngày và thuốc Ossizan_C1g [hàm lượng 1000 mg] uống 3 ngày, ngày 1 viên. Tối đó về vợ em uống 1 viên efferalgan, 10 phút sau, đổ nhiều mồ hôi và bớt nóng sốt. Đến khuya khoảng 2,3 giờ sáng vợ em lại bị sốt, em có cho vợ uống 1 viên efferalgan nữa và dán miếng hạ sốt [loại dùng được cho trẻ sơ sinh], 10 phút sau vợ em ra mồ hôi rất nhiều, đến sáng vợ em hết sốt, người cũng khỏe lên, mặc dù còn rất đừ, bác sĩ cho em hỏi: - Vợ em bị sốt như vậy có ảnh hưởng tới em bé không [vợ em đã chích ngừa Rubella đầu năm 2013 rồi, kết quả sàn lọc trước sinh quý I bình thường và kết quả siêu âm hình thái học 17 tuần ngày 11/4 đều bình thường, vợ em đều khám ở bệnh viện Từ Dũ] - Thuốc của bác sĩ ở Phước Sơn kê cho vợ em có ảnh hưởng đến em bé không thưa bác sĩ? - Mặc dù vợ em đã hạ sốt, chỉ cần nghỉ ngơi nhiều sẽ khỏe, tuy nhiên vợ em còn đau họng nhiều, bác sĩ có thể tư vấn cho em làm cách nào vợ bớt đau họng không ạ [ngoài k uống đá, giữ ấm cổ]? Em chân thành cám ơn bác sĩ!

Trả lời
Chào em,

Việc điều trị cho phụ nữ đang mang thai cần được cân nhắc kỹ lưỡng như em nêu là rất đúng. Thai đã hơn 17 tuần, với thời gian điều trị vài ngày và dùng các thuốc như vợ em thì đến nay cho thấy không ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho thai. Tuy nhiên, nếu vợ em còn đau họng nhiều, thì cần được khám chuyên khoa tai mũi họng để hỏi thêm về triệu chứng khác như ho, khạc đàm và thăm khám thực tế tình trạng mũi họng. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc điều trị kháng sinh với vợ chồng em. Nếu thực sự có tình trạng nhiễm khuẩn thì cần dùng kháng sinh và bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn loại ít ảnh hưởng thai nhi nhất. Có nhiễm khuẩn mà không điều trị kháng sinh cũng sẽ không tốt vì nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn đến phế quản, phổi...hoặc ho nhiều gây tăng áp lực ổ bụng, nguy cơ rỉ ối...

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Mang thai ở phụ nữ thường dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa và nhiều bà bầu thường hay bị sốt. Cứ mỗi khi bị sốt thì bà bầu thường tìm cách hạ sốt ngay để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Biện pháp được lựa chọn nhiều nhất là uống Efferalgan khi mang thai. Vậy Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ có thai không? Efferalgan 500 có dùng được cho bà bầu không? Các hạ sốt nhanh cho bà bầu là gì? Nếu lỡ uống Efferalgan khi mang thai thì sao?… Để giải đáp cho những thắc mắc này, các bạn cùng Omi Pharma cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Bạn đang xem: Bà bầu có uống được efferalgan

1. Tìm hiểu chung về thuốc Efferalgan Codein

– Thành phần thuốc Efferalgan Codein

Efferalgan Codein có thành phần chính là Paracetamol và Codein. Trong đó, Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhờ vào khả năng ức chế trung tâm điều chế nhiệt vùng dưới đồi và tác dụng kháng viêm. Còn Codein sẽ có tác dụng làm giảm đau nhanh và mạnh hơn. Sử dụng Efferalgan có thể hạn chế được các cơn đau quay trở lại. 

– Tác dụng của Efferalgan Codein 500mg

+ Tác dụng chính của Efferalgan chính lòa giảm đau đầu, đau răng, mỏi cơ, hạ sốt hiệu quả. 

+ Tác dụng phụ của Efferalgan: tiểu ít, chảy máu bất thường, phát ban, sốt kéo dài, nổi mề đay, vàng mắt, vàng da…

Thuốc Efferalgan giảm đau hạ sốt [Ảnh Internet]

2. Efferalgan có dùng được cho phụ nữ mang thai?

Cũng chính vì công dụng kể trên của Efferalgan mà rất nhiều chị em phụ nữ băn khoăn trong việc sử dụng Efferalgan trong việc giảm đau, hạ sốt khi có dấu hiệu bị sốt. Vậy Efferalgan có dùng cho bà bầu không? Câu trả lời là KHÔNG. Bởi trong thành phần của Efferalgan có chứa Codein – có liên quan đến một vài dị dạng sinh dục – niệu, hẹp môn vị, thoát vị bẹn, hay dị tật đường hô hấp… nên rất có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Mặc dù chưa có kết luận chính thức cho việc này nhưng thử nghiệm trên động vật [chuột] đã có hiện tượng sảy thai. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi các bà bầu cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. 

Vậy nếu lỡ uống Efferalgan khi mang thai thì phải làm thế nào?

Lời khuyên cho các mẹ bầu là chỉ nên sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết, đảm bảo thuốc đó thực sự an toàn và có sự đồng ý của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu lỡ uống Efferalgan 500 khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Nhưng hãy thật bình tĩnh và tìm hướng giải quyết bởi khi tinh thần, tâm trạng mẹ không tốt cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Bạn hãy lưu lại vỏ thuốc và dừng ngay loại thuốc đang dùng, nhớ liều lượng đã sử sử dụng với thời gian sử dụng rồi đến gặp bác sĩ để xin tư vấn giải đáp những băn khoăn của mình ngay nhé.  

Lỡ uống Efferalgan khi mang thai cần đến thăm khám và xin tư vấn của bác sĩ [Ảnh Internet]

3. Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú?

Khi mẹ cho con bú và sử dụng thuốc thì thuốc có thể tiết qua sữa mẹ nên bé có có thể uống luôn. Vì thế, không nên sử dụng Efferalgan 500mg cho phụ nữ trong giai đoạn cho con bé nhé. Để có thể biết biết chính xác loại thuốc mẹ có thể sử dụng nếu có vấn đề về sức khỏe thì không chỉ giai đoạn mang thai mà cả giai đoạn sau khi đang trong thời kỳ cho con bú,mẹ cũng cũng cần tham khảo của người có chuyên môn.

4. Bà bầu uống Paracetamol 500mg được không?

Thực tế trong suốt giai đoạn mang thai, việc dùng bất kì loại thuốc nào cũng đều không an toàn tuyệt đối với thai nhi có thể dẫn tới một số ảnh hưởng nhỏ. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp chúng ta bắt buộc phải kiểm soát các triệu chứng để không làm nghiêm trọng tình trạng bệnh của bà bầu và tổn hại đến thai nhi đặc biệt là hiện tượng sốt quá cao. 

Ngoài Efferalgan 500, chúng ta cũng thấy phổ biến một một số loại thuốc như Aspirin, Ibuprofen hay Paracetamol  dùng để hạ sốt. Vậy, thai phụ có thể dùng như thế nào?

– Aspirin: có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh, dạng viên nén nhưng có thể gây tác dụng phụ sảy thai với mẹ bầu lên đến 80% nếu sử dụng trong 3 tháng đầu. Sử dụng Aspirin lâu cũng có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng nên chống trị định với mẹ có tiền sử viêm loét.

– Ibuprofen: tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng cực kỳ nguy hiểm gây sảy thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu. Cần lưu ý và thận trọng trong quá trình sử dụng.

– Pracetamol: có nhiều dạng như viên, gói, siro, viên sủi bọt, cốm… so với 2 loại thuốc trên thì có lẽ Paracetamol được lựa chọn nhiều nhất vì độ ăn toàn. Liều dùng Paracetamol cho bà bầu được khuyên sử dụng khi sốt từ 38,5 độ trở lên là 1 viên 500mg và sử dụng cách nhau 4-6h. Nên sử dụng sau bữa ăn và không lạm dụng dụng thuốc quá liều làm ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Mẹo hạ sốt cho bà bầu mà không cần dùng thuốc

Hạ sốt cho bà bầu bằng phương pháp dân gian, hạn chế dùng kháng sinh đảm bảo an toàn cho mẹ và bé [Ảnh Internet]

Trước khi đặt vấn đề bà bầu bị sốt thì uống thuốc gì? Uống Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ có thai hay dùng Paracetamol 500 mang thai thế nào?… thì các bà bầu hãy thử áp dụng một số mẹo đơn giản này xem nhé. 

– Sử dụng khăn với nước ấm, lau các vùng cổ, ngực, nách, bẹn và dùng 1 khăn ấm đắp lên trán. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên để xem có hạ nhiệt không?

– Sử dụng lòng trắng trứng gà cho vào khăn vải mỏng và đắp lên lòng bàn chân để hạ sốt.

– Uống mật ong với húng quế và gừng được đun sôi và dùng hàng ngày.

Hy vọng với những chia sẻ trên mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp hạ sốt hiệu quả, chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai được tốt nhất đồng thời hạn chế dùng kháng sinh trong suốt thai kỳ.

⇒ Xem thêm: 

Những bài tập yoga cho bà bầu và yoga cho bà bầu 3 tháng đầu là gì?

[LƯU Ý] Có bầu uống thuốc tây được không? Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai

Thuốc bổ chuyên dùng cho bà bầu – PM Procare

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé tại website //suanoncolosence.com.

Video liên quan

Chủ Đề