Thành phần Hóa học có trong thuốc chữa đau dạ dày là

Lâu nay người bị bệnh dạ dày đều truyền tai nhau về công dụng chữa bệnh của lá khôi đặc biệt là khôi tía. Thực hư chuyện này ra sao? Có bằng chứng nào cho thấy lá khôi thực sự có khả năng điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề này để người bệnh có thêm thông tin cũng như cái nhìn đúng đắn về vị thuốc Nam này.

Việc sử dụng lá khôi trong điều trị bệnh lý dạ dày trào ngược có lẽ xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Người dân nơi đây thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng.

Sau này Hội Đông y Thanh Hóa đã kếp hợp dùng lá Khôi với Bồ công anh, Khổ sâm, Cam thảo điều trị thành công nhiều ca bệnh dạ dày. Rất nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An, và các tỉnh miền trung cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày.

Có rất nhiều vị thuốc trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng khoa học mà chủ yếu được dùng dưới dạng kinh nghiệm nhiều đời. Với lá khôi – thuốc Nam, đã bước đầu có những nghiên cứu để sớm có thể ứng dụng lá khôi rộng rãi trong điều trị.

Một số thí nghiệm cho kết quả tác dụng dược lý nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ:

  • Làm giảm độ acid của dạ dày khỉ.
  • Giúp giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
  • Yếu sự co bóp của tim
  • Giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Đối với các nghiên cứu trên cơ thể người tuy còn ít song đủ để chúng ta có thể lựa chọn Lá khôi trong điều trị bệnh dạ dày ví như

  • Nghiên cứu “Một số kết quả bước đầu nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của lá khôi” của PGS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương và Tiến sĩ Phạm Thị Vân Anh – Bộ môn Dược – Đại học Y Hà Nội đăng trên tạp chí Thông tin Y dược số 6 năm 2000. Kết quả thành phần hoá học của lá khôi gồm: saponosid, alcaloid, antraglycosid, flavonoid và tamin. Alcaloid toàn phần hàm lượng 1,21%, phân tích thành phần trên sắc ký lớp mỏng cho 11 vết nước sắc là 2:1 có tác dụng giảm đau rõ rệt khi gây đau bằng dung dịch acid acetic.
  • Nghiên cứu tác dụng kháng HP và chống loét tá tràng của HPmax [ 2012]” của PGS Nguyễn Trọng Thông – bộ môn Dược và PGS Đỗ Thị Phương – bộ môn Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội. Lá khôi có tác dụng chống viêm cấp, khả năng chống viêm xấp xỉ bằng 2/3 tác dụng của Analgin liều 100mg/kg [thuốc chống viêm giảm đau không steroid]. Đồng thời kết quả nghiên cứu trên mô hình gây đau bằng tiêm màng bụng chuột acid acetic cho kết quả giảm đau rõ rệt. Bên cạnh đó cao lỏng Lá khôi và mẫu dịch chiết flavonoid toàn phần của lá khôi đều có tác động ức chế vi khuẩn Gr [+] và Bucillus Sub.
  • Theo “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa và gây độc tế bào ung thư của dịch chiết lá khôi tía” của Vũ Thị Diệp, Đỗ Thị Hà [Viện dược liệu]; Nguyễn Thị Thảo [Cao đẳng Y tế Hải Dương] khẳng định  nhóm chất chính trong lá khôi tía là tannin pyrogallic. Cao chiết nước và chiết cồn 80% từ lá khôi tía gây độc trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm SK-LU-1, MCF-7, Hela, AGS, và SK-Mel-2. Cao chiết nước lá khôi thể hiện tác dụng dọn gốc tự do SOD và ức chế xanthin oxidase.
  • Theo nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện quân y 108, dùng nước sắc lá khôi điều trị cho 5 bệnh nhân đau dạ dày thì kết quả cho thấy 4 người giảm đau 80 – 100%, dịch vị giảm xuống tới mức bình thường. Viện y học cổ truyền cũng áp dụng lá khôi chữa đau dạ dày và nhận định bệnh nhân đỡ đau, ăn ngủ tốt.

Rõ ràng y học hiện đại cũng đã lên tiếng công nhận khả năng chống viêm, giảm đau và ức chế vi khuẩn của Lá khôi trên cả phòng thí nghiệm và thực tiễn lâm sàng. Kéo theo đó là hàng loạt các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày trên thị trường đều có chứa thành phần lá khôi. Đây thực sự là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả điều trị của thuốc Nam.

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi nhung, Khôi tía.

Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem [Myrsinaceae].

Hình ảnh lá khôi ngoài tự nhiên

Thực vật có hoa thuộc họ Anh thảo. Cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh.

  • Lá tập trung ở đầu ngọn, mọc so le. Phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn thon dài 15–40 cm, rộng 6–10 cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới.
  • Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa.
  • Quả mọng, khi chín màu đỏ. Loài này được Charles-Joseph Marie Pitard [1873-1927] mô tả khoa học lần đầu tiên, và được công bố trong Flore Générale de l’Indo-Chine năm 1930.
  • Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả chín tháng 10 – 12 năm sau. Tái sinh bằng hạt. Cây ưa bóng dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh, ở độ cao từ 400 – 1200m.

Có 2 loại là khôi tía và khôi trắng. Khôi tía một mặt xanh một mặt tím. Khôi trắng cả 2 mặt đều xanh. Thông thường loại khôi tía có tác dụng điều trị tốt hơn.

Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai [Sapa], Lạng Sơn [Hữu Lũng], Quảng Ninh, Vĩnh phúcc [Tam Đảo], Hà Tây [Ba Vì], Ninh Bình [Cúc Phương], Hòa Bình, Thanh Hóa [Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành], Nghệ An [Qùi Châu], Quảng điều trị, Thừa Thiên Huế [Phú Lộc], Quảng Nam – Đà Nẵng.

Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong bóng râm.

  1. Đơn thuốc có lá khôi của Phân hội Đông Y Thanh Hóa: Lá khôi 80g + Lá bồ công anh 40g + Lá khổ sâm nam 12g. Phơi khô, thái nhỏ, nấu như nấu chè uống lúc đói. Có thể thêm cam thảo.
  2. Lá khôi được dùng với lá vối, lá hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.
  3. Người Dao dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
  4. 1 nắm lá khôi tía tươi hoặc 20g lá khôi tía khô vào nồi sắc lấy nước để uống hàng ngày. Nước lá khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, nước sắc lá khôi tía còn có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị dạ dày xuống mức bình thường và giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
  5. Kết hợp lá khôi tía với nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo sắc nước uống để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị dạ dày.

BS Thanh Mai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Tấn Phúc - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa với thế mạnh trong Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị.

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa. Mất cân bằng axit dạ dày, cụ thể là tình trạng thừa axit dạ dày có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,... nếu không được phát hiện, điều trị sớm.

Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohydric [công thức hóa học: HCl]. Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 - 4.

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Đó là:

  • Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày;
  • Kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein,...;
  • Tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa;
  • Có vai trò quan trọng đối với việc đóng - mở các van tâm vị và môn vị.

Axit dạ dày cần đảm bảo cân bằng để ổn định quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Việc thiếu hoặc dư axit dạ dày đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa của dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.

Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 thì sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Axit dạ dày dư thừa có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý

2.2 Nguyên nhân thừa axit dạ dày

  • Lạm dụng rượu, bia: Rượu, bia ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị nên dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Người uống quá nhiều rượu bia thường có lượng axit dạ dày cao, làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể gây loét, thủng dạ dày, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày;
  • Ăn uống thất thường: Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây tăng tiết axit dạ dày dẫn tới dư axit dạ dày;
  • Căng thẳng thần kinh: Khiến dạ dày phải co bóp, tiết axit nhiều, dẫn tới dư axit dạ dày, đau dạ dày;
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày làm tăng tiết axit, gây nhiều bệnh lý tại dạ dày;
  • Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá có thể tiêu diệt các lợi khuẩn trong dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter Pylori gây tăng tiết axit dạ dày;
  • Thiếu ngủ: Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày.

2.3 Triệu chứng thừa axit dạ dày

  • Đau và nóng rát thượng vị;
  • Đầy hơi, ợ chua, chua miệng, hôi miệng;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu sẫm màu kéo dài;
  • Da khô, nổi nhiều mụn nhọt;
  • Thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ;
  • Buồn nôn, khó tập trung và căng thẳng thần kinh.

Người bệnh thường xuyên đau bụng vùng thượng vị do thừa axit dạ dày gây ra

Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm. Nguyên nhân vì lượng axit vừa đủ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu dư thừa axit thì sẽ gây phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. càng ngày, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như:

  • Đau dạ dày: Dư axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc, gây các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày;
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dịch vị dư thừa có thể trào ngược lên thực quản, làm tổn thương cơ quan này;
  • Viêm loét dạ dày: Các vết viêm dạ dày lâu ngày sẽ bị axit dư thừa tấn công, gây các ổ loét trên niêm mạc dạ dày;
  • Xuất huyết dạ dày: Axit dư thừa tiếp xúc với các vết loét có thể gây chảy máu dạ dày;
  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày: Là các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh.

Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn gây ăn mòn cơ thể, khiến cơ thể mất sức đề kháng, dễ mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,...

Các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, giảm tác động xấu của axit lên niêm mạc dạ dày đang được sử dụng phổ biến hiện nay là ranitidin, omeprazol, cimetidin, lansoprazol,... Các loại thuốc giúp trung hòa lượng axit dư thừa, làm tăng độ pH gồm alusi, maalox, gastropulgite,...

Khi thuốc được đưa vào cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ tan ra ở cơ quan tiêu hóa, đi vào máu. Chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, đau đầu, buồn nôn,... Vì vậy, người bệnh chú ý là không tùy tiện sử dụng thuốc giảm axit dạ dày mà cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc điều trị chứng thừa axit dạ dày

  • Ăn tối đúng giờ, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 - 4 tiếng;
  • Không ăn quá no trước khi đi ngủ vì việc này sẽ gây áp lực khiến dạ dày phải làm việc nhiều;
  • Tránh ăn những đồ chua, cay như: Ớt, giấm, các loại dưa chua,... để tránh bào mòn dạ dày;
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn uống với lượng phù hợp;
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ;
  • Tránh xa các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu hoặc đồ uống có ga;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
  • Uống một ly nước lọc mỗi sáng để làm sạch đường ruột, đào thải bớt các chất có hại ra khỏi cơ thể;
  • Tránh căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái và lạc quan.

Có một số loại thức ăn lành mạnh không kích thích sản xuất axit dạ dày, giảm viêm thực quản, dạ dày, đồng thời cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm có thể kể đến như:

  • Rau lá xanh: Cải xoăn, rau chân vịt có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ thực vật rất tốt cho hệ tiêu hóa;
  • Atiso: Giúp hỗ trợ tiêu hóa;
  • Ớt chuông: Giàu vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân nhiễm trùng;
  • Tỏi: Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm sự hình thành của axit. Vì vậy, để giảm axit dạ dày, người bệnh có thể nhai 2 - 3 tép tỏi mỗi bữa ăn;

Sử dụng tỏi có thể giúp giảm tình trạng dư thừa axit trong dạ dày người bệnh

  • Ngũ cốc nguyên cám: Hạt kê, bột yến mạch, gạo lứt, hạt lanh,... có nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt;
  • Chuối: Có tính kiềm, giúp trung hòa axit dạ dày. Mỗi ngày mỗi người nên ăn 1 - 2 quả chuối chín vì nó rất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng quát;
  • Dưa hấu: Ăn vài lát dưa hấu hoặc uống 1 ly nước ép dưa hấu mỗi ngày sẽ giúp giảm tiết axit dạ dày, ngăn ngừa ợ nóng, trào ngược;
  • Dầu thực vật: Gồm dầu hạt lanh, hạt cải, đậu nành, hướng dương,... Chúng rất giàu Omega-3 và Omega-6, giúp kháng viêm, trung hòa axit và tạo ra hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày;
  • Thực phẩm khác: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, thịt gia cầm, hạt hạnh nhân, quả óc chó, bí xanh, táo, ổi,...

  • Củ gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, trung hòa axit dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược, khó tiêu do dư axit. Để chữa thừa axit dạ dày, bệnh nhân nên ăn 2 - 3 lát gừng tươi mỗi ngày hoặc uống trà gừng đều được;
  • Củ nghệ: Nghệ chứa nhiều curcumin, giúp trung hòa axit dạ dày, bảo vệ các tế bào trong dạ dày khỏi bị ăn mòn, đồng thời ngăn ngừa viêm loét và trào ngược dạ dày - thực quản. Để giảm axit dạ dày, bệnh nhân nên trộn 120g bột nghệ với 60g mật ong, vo thành viên nhỏ cỡ hạt ngô, mỗi lần uống 3 viên, 3 lần/ngày và dùng ít nhất 10 ngày liên tục;
  • Mật ong: có chứa hàm lượng cao vitamin C, E và các khoáng chất canxi, kẽm, kali có tác dụng cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm sản xuất axit và ngăn ngừa những tác hại do thừa axit dạ dày gây ra. Để giảm axit dạ dày bằng mật ong, người bệnh nên uống 1 thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 15 phút hoặc thêm 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, uống 3 cốc nhỏ mỗi ngày.

Axit dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn, cho phép cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, nếu dư thừa axit dạ dày thì sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, mỗi người cần biết cách trung hòa axit dạ dày bằng cách duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề