Công cha như núi ngất trời có nghĩa là gì

Bài làm

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Câu ca dao ấy vang vọng và khắc ghi trong tâm trí người con mỗi khi cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của cha mẹ. Công cha nghĩa mẹ là thứ trừu tượng nhưng rất đỗi thiêng liêng mà không ngôn từ nào có thể diễn tả hết. Câu ca dao ấy là điển hình của sự ghi khắc công lao cha mẹ trong nền văn học dân gian trân quý tình người.

“Công cha như núi ngất trời”-công lao của người cha to lớn hùng vĩ như ngọn núi cham trời. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian lại so sánh công cha với ngọn núi. Núi ngất trời là ngọn núi vô cùng kì vỹ, vững chãi và mãi trường tồn. Núi luôn đứng sừng sững ở đó che chắn bảo vệ cho con người. giống như người cha vậy, cha luôn lấy thân mình che chở cho gia đình, cha bảo vệ con từ khi con cất tiếng khóc chào đời đến khi con khôn lớn. Cha làm việc, đổ mồ hôi hàng ngày để con có điều kiện tốt nhất phát triển. Hình tượng cha trong lòng người con mạnh mẽ như ngọn núi, là chỗ dựa vững chắc nhất bảo vệ con khỏi tất cả những đau đớn buồn tủi. Cha là động lực, là tấm gương cho người con noi theo. Bài học và phong thái sống của người cha sẽ luôn đi cùng con trong suốt năm tháng đời người. Cha là bàn đạp xuất phát nâng bước chân con tiến ra ngoài xã hội, là người thầy dạy con cách tự lập. Thế nhưng cha vẫn luôn từ phía sau dõi theo ủng hộ cho sự độc lập của con. Công lao to lớn ấy liệu biết bao từ có thể kể hết.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về người mẹ của em

Giải thích câu ca dao “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Ơn nghĩa người mẹ luôn đong đầy dạt dào như nước Biển Đông. Biển Đông rất lớn về diện tích và lượng nước. Từng con sóng liên tục vỗ vào bờ là tình thương của người mẹ cham đến trái tim con. Mẹ nuốt nỗi đau thể xác trong chín tháng mang nặng đẻ đau. Mẹ giấu đi nỗi đau tinh thần mỗi khi con buồn khổ. Mẹ dành cả cuộc đời mình gom những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Nếu như cha là người dạy con sự mạnh mẽ thì mẹ là người truyền cho con tình thương. Mẹ dạy con cách thương người, làm một người tốt, sống tử tế và có ích. Mẹ trao cho con sự trìu mến vô hạn, lo lắng cho đứa con từ bữa ăn áo mặc đến giấc ngủ. Đôi bàn tay mẹ chăm sóc chúng ta, nâng niu ta đến hết cuộc đời. Không gì có thể cân đo đong đếm được lòng mẹ dành cho con “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Hình ảnh Biển Đông cũng là hình ảnh bất tử, thể hiện tình yêu của người mẹ là mãi mãi. Từ hình ảnh nước ngoài Biển Đông ta có thể hình dung ra những giọt nước mắt người mẹ bởi con cái luôn là phần mềm yêu nhất trong trái tim của mẹ.

Đã có ai đó nói rằng “ Khi cả thế giới quay lưng lại với bạn, hãy quay đầu lại, bạn sẽ thấy cha mẹ bạn vẫn luôn đứng đằng sau”. Thật vậy, cha mẹ là người nuôi nấng ta đến khi ta trưởng thành, cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, luôn ở đó dõi theo, động viên và đợi ta trở về. Hạnh phúc biết bao khi rời xa mọi sự căng thẳng phức tạp của xã hội, được về nhà sà vào lòng mẹ và để bố vuốt tóc cho. Cũng xúc động biết bao khi bắt gặp hình ảnh người mẹ ngồi ngoài hiên cửa đợi con trở về. Đó là nơi bình yên nhất thế gian, là nơi ta thuộc về, nơi có cha mẹ luôn yêu thương ta vô điều kiện. Người cha người mẹ vui cùng nỗi vui của ta và buồn thay nỗi buồn của ta.

Bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân dân ta đã phác họa công lao của cha mẹ trong câu ca dao ấy. Ơn nghĩa sâu nặng mẹ cha tựa như sông dài biển rộng, như dãy núi trùng trùng điệp điệp, bất tử, mênh mông và dào dạt. Người làm con hãy giữ đúng đạo hiếu, biết ơn và báo đáp công ơn của cha mẹ. Hãy nghe lời cha mẹ sống thật tử tế và mang niềm vui đến cho họ- những người đã có công sinh thành và dưỡng dục ta. Xin tặng người làm con câu thơ sau:

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

Minh Nguyệt

Bài văn số 1

Có lẽ rằng trên đời này công lao cha mẹ luôn luôn là một điều nhắc nhớ mãi không nguôi ngoai được đó chính là tình cha mẹ. Công lao trời biển của cha mẹ luôn luôn khắc ghi trong lòng, trong tâm khảm của mỗi một người con. Đã có biết bao những lời ca, tiếng hát những câu ca da hay nói về công lao trời biển của các bậc làm cha làm mẹ. Trong số những câu ca dao hay đó không thể không kể đến câu

“Công cha như núi ngất trời.

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”.

Công lao cha mẹ được ví như trời biển quả thật rất ý nghĩa như câu “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Qủa thực khi đọc câu ca dao này thì việc đầu tiên chúng ta ấn tượng nhất có lẽ chính là các hình ảnh so sánh trong câu ca dao. Câu ca dao đặc sắc này đã chủ yếu là nói lên công ơn to lớn của cha, mẹ của chúng ta. Cha, mẹ được biết đến cũng chính là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Không thể phủ nhận được những công lao trời biển của các bậc làm cha làm mẹ đối với chúng ta. Trong câu ca dao thì ta thấy được công lao của người cha được ví như "núi ngất trời". Không ghi chính xác địa danh là ngọn núi nào mà chỉ là núi ngất trời. Hình ảnh núi ngất trời đã cho người nghe, người đọc liên tưởng ra một ngọn núi hùng vĩ có vị thế cao, sừng sững đến “ngất trời”. Chỉ câu này thôi cũng như đã cho thấy công ơn của người cha đối với chúng ta là hết sức to lớn. "Núi ngất trời" được đánh giá chính là một hình ảnh cao cả và vĩ đại biết chừng nào. Thực sự ta như thấy được ngọn núi cao ngất trời mà có lẽ sẽ không ai có thể đo được nó cao bao nhiêu, những chắc chắn biết được nó cũng rất cao và không ai có thể đo được, chỉ biết rằng nó cứ cao hun hút vật thôi. Qủa thật chính điều này cũng như công ơn của người cha, như một sự đối chiếu đó chính là không ai có thể đo được ơn của người cha là bao nhiêu cả, không một ai có thể cân đo đong đếm công lao của người cha. Nhưng chắc chắn rằng công lao đó thật vĩ đại và to lớn biết nhường nào.

Bài văn số 2

Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Bài văn số 3

Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.

Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận.

Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện.

 Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.

 Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.

 Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ

Bài văn số 4

Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Bài văn số 5

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Giải thích ý nghĩa bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Video liên quan

Chủ Đề