Học chứng chỉ kiểm toán ở đâu

8 CHỨNG CHỈ BẠN CÓ THỂ THEO ĐUỔI TRONG SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

1. Chứng chỉ CPA Việt Nam

CPA là cụm từ viết tắt của Certified Public Accountants, có nghĩa là những kế toán viên công chứng được cấp phép. Dễ hiểu là những người hành nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các hội nghề nghiệp quốc tế.

Chứng chỉ CPA Việt Nam là một chứng chỉ hành nghề, chỉ khi bạn sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam thì bạn mới trở thành một kiểm toán viên còn trước đó bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên. Chỉ những kiểm toán viên mới có quyền điều hành cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.

2. Chứng chỉ ACCA

ACCA là viết tắt của The association of Chartered Certified Accountants – Hiệp Hội Kế toán công chứng Anh Quốc, đã mang đến cho giới chuyên môn ngành kế toán, tài chính và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận giá trị toàn cầu. Hiện nay, ACCA là một trong những tổ chức nghề nghiệp có sự phát triển nhanh trên thế giới.

Chương trình ACCA cân bằng các kỹ năng trong lĩnh vực kinh doanh, kế toán tài chính. Văn bằng này được thiết kế dựa trên kết quả thu được từ hơn 30.000 cuộc điều tra năng lực của các bên liên quan [trong đó có hàng nghìn nhà tuyển dụng] và được tham khảo từ những phát triển mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn cho các chuyên gia tài chính hiện tại. Nhiều nhân viên kế toán, kiểm toán có thâm niên nghề nghiệp vẫn theo học ACCA

3. Chứng chỉ CPA

Chứng chỉ CPA của Úc là chứng chỉ kế toán – kiểm toán viên hành nghề của Úc, nó cũng giống như chứng chỉ CPA Việt Nam nhưng hiệp hội của Úc uy tín trên toàn cầu, đây là chứng chỉ uy tín và có giá trị trên nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh...

Vào Việt Nam sau ACCA nhưng hiện CPA Úc cũng đang mở rộng mạng lưới và cạnh tranh trực tiếp với ACCA.

4. Chương trình ICAEW ACA

Chương trình ACA là một trong những chương trình học tập và phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện có, được công nhận rộng rãi trong giới kế toán, tài chính và kiểm toán trên khắp thế giới. Bằng ACA được thành lập theo Hiến Chương Hoàng Gia năm 1818. Hiện đang có 140.000 thành viên có trụ sở tại 165 quốc gia khác nhau. 67% trong số 100 công ty FTSE Anh Quốc có ít nhất một thành viên ACA đảm được các vị trí cao trong công ty.

5. Chương trình CFA

Chứng chỉ CFA [Charactered Financial Analyst] là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: Chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Chứng chỉ CFA được đánh giá rất cao bởi các công ty, nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới. Chương trình CFA tập trung vào kỹ năng quản lý danh mục đầu tư và phân tích tài chính, áp dụng cho các loại tài sản khác nhau, cũng như cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.

6. Chương trình CIMA

CIMA [Charactered Institute of Management Accountants] – Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Công Chứng Anh Quốc được thành lập năm 1919, hiện nay có hơn 227.000 hội viên và học viên trên 179 quốc gia trên toàn cầu.

Bằng CIMA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu về quản trị tài chính và quản trị chiến lược. Bằng CIMA cung cấp cho người học kiến thức mang tính thực tế cao giúp họ thành công trong các vị trí quản lý.

7. Chương trình CIA

CIA được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA [Institute of Internal Auditors], tổ chức nghề nghiệp duy nhất được thế giới công nhận về kiểm toán nội bộ. IIA được thành lập vào năm 1941 và hiện có hơn 180.000 hội viên đến từ hơn 190 quốc gia.

CIA là chứng chỉ Kiểm Toán Nội Bộ Công Chứng được các nhà tuyển dụng xem như chứng nhận đáng tin cậy trong việc đánh giá năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp.

8. Chương trình CMA

Khóa học Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ - CMA [Certified Management Accountant] là chương trình đào tào cho các chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Cung cấp kỹ năng thiết yếu cho CFO chuyên nghiệp.

Bằng kế toán quản trị CMA được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA [Institute of Management Accountants], một tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu được thành lập năm 1919 với hơn 65.000 Hội Viên được công nhận tại hơn 120 quốc gia.

Chứng chỉ kế toán CMA có giá trị toàn cầu, được các tập đoàn đa quốc gia công nhận

Nguồn: Audiboy.com

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

Thuật ngữ CPA có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau khi chúng tương ứng với các hoàn cảnh sử dụng khác nhau và còn phải căn cứ vào từ ngữ được viết đầy đủ và cụ thể chính xác của thuật ngữ này.

Thứ nhất, ý nghĩa của thuật ngữ CPA là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cost Per Action được dịch ra ý nghĩa tiếng Việt là Chi phí của mỗi lần thực hiện các hành động của khách hàng, hay nói khác hơn là chi phí quảng cáo khi mà khách hàng click vào quảng cáo. Cụm từ này được sử dụng khi các bạn chạy chiến dịch quảng cáo nào đó, mang quảng cáo này tiếp cận khắp mọi nơi và tiếp cận với mọi người. Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực quảng cáo Marketing trực tuyến.

Thứ hai, CPA được dịch nghĩa và là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Certified Public Accountants được dịch nghĩa ra tiếng Việt có nghĩa là chứng chỉ kiểm toán viên CPA. Đây là một loại chứng chỉ hành nghề của những người làm nghề kế toán, kiểm toán. Có chứng chỉ này tức là họ được công nhận là một kiểm toán viên chuyên nghiệp và có thể tự do làm nghề, nâng cao thương hiệu của bản thân và chứng tỏ bản thân với xã hội.

Trong bài viết này chúng ta quan tâm tới nghĩa của từ CPA là chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên và đi sâu vào giải thích những vấn đề xoay quanh chứng chỉ này.

Xem thêm: Chiếu khấu thanh toán là gì? Thông tin đầy đủ cho bạn

Vai trò của CPA là gì?

Những người hành nghề kế toán, kiểm toán, làm việc trong ngành kinh doanh và dịch vụ kế toán thì chứng chỉ CPA chính là một chứng chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Chứng chỉ này có tác dụng minh chứng cho khả năng và trình độ của mỗi người, thể hiện được những khả năng đúng với khóa đào tạo tương xứng để được cấp chứng chỉ này.

Để một doanh nghiệp có thể tin tưởng thuê kế toán vào làm việc đối với các vấn đề tài chính của doanh nghiệp đó thì người kế toán ấy cần phải đảm bảo với các doanh nghiệp thuê về năng lực chuyên môn của mình, các kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc được giao. Và đương nhiên đối với những người được nhận chứng chỉ kế toán đó thì chứng tỏ họ đã tham gia vào các khóa đào tạo và được cấp bằng chứng chỉ chứng nhận năng lực được đào tạo.

Khi có chứng chỉ kế toán thì họ sẽ được tự do lựa chọn hành nghề hoặc có thể đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực kế toán hoặc cung cấp các dịch vụ kế toán do họ làm chủ một cách dễ dàng.

Chứng chỉ CPA là một bằng chứng chứng minh khả năng và năng lực của người kiểm toán viên đó, đồng thời Nhà nước có thể dễ dàng quản lý các hoạt động kế toán ở Việt Nam một cách cụ thể. Ngoài ra còn các chứng chỉ kế toán khác như ACCA, CMA, CIMA,... bạn có thể tham khảo và học thi vì các chứng chỉ này đều là các chứng chỉ "xịn".

3. Điều kiện để thi chứng chỉ kế toán viên CPA

 Điều kiện để thi chứng chỉ kế toán viên CPA

Những người dự thi chứng chỉ kế toán CPA cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Người dự thi cần đảm bảo về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, có tính cách trung thực thật thà và liêm khiết, có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
  • Cần có tấm bằng tốt nghiệp từ cấp bậc Đại học trở lên trong chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng.
  • Hoặc thí sinh đó có tấm bằng Đại học các chuyên ngành khác bao gồm các môn học như sau: Tài chính, Thuế, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính.
  • Có kinh nghiệm [thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng quyết định ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi] hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán, ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.
  • Thí sinh dự thi cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ và đảm bảo đúng các mẫu hồ sơ dự thi và chuẩn bị lệ phí đủ theo quy định.

Xem thêm: Các định khoản kế toán cơ bản. Cách định khoản cho người mới học

4. Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA gồm những gì?

Để có thể thi tuyển lấy chứng chỉ CPA thì các bạn cần chuẩn bị hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA. Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA gồm các yếu tố sau đây:

4.1. Đối với những người đăng ký dự thi lần đầu

Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA với những người đăng ký thi lần đầu

  • Phiếu đăng ký dự thi có ghi đầy đủ tên người dự thi và thông tin theo yêu cầu; có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi mà thí sinh dự thi đang công tác hoặc là dấu xác nhận của ủy ban nhân dân địa phương nơi thí sinh đó đang cư trú; có dán ảnh chân dung [ảnh thẻ] cỡ 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và được đóng dấu giáp lai theo quy định. Đồng thời, thí sinh cần chuẩn bị kèm theo giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế [kinh nghiệm làm việc và thâm niên làm việc] trong lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm toán; giấy xác nhận này cần phải có chữ ký xác nhận của người đại diện theo quy định của pháp luật và được đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo mẫu quy định.
  • Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thí sinh dự thi.
  • Sơ yếu lý lịch của thí sinh dự thi cần phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị, nơi mà thí sinh đó đang công tác hoặc là dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương nơi thí sinh đó cư trú.
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ có xác nhận của tổ chức cấp bằng và chứng chỉ, hoặc dấu của cơ quan công chứng. Nếu các thí sinh đó có tấm bằng đại học hoặc bằng các cấp bậc khác thì các thí sinh này cần phải nộp kèm theo là bảng điểm của tất cả các môn học và điểm tổng kết cuối cấp. Bảng điểm này cần được chứng thực một cách rõ ràng đối với toàn bộ môn học theo đúng chương trình học.
  • 3 ảnh chụp chân dung của thí sinh dự thi cỡ [3×4] mới được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và chuẩn bị 2 phong bì có dán tem và ghi rõ các thông tin cá nhân cơ bản bao gồm: họ và tên, địa chỉ của người nhận.

Hồ sơ dự tih CPA với những người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán 

  • Phiếu đăng ký dự thi có ghi đầy đủ tên người dự thi và thông tin theo yêu cầu; có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi mà thí sinh dự thi đang công tác hoặc là dấu xác nhận của ủy ban nhân dân địa phương nơi thí sinh đó đang cư trú; có dán ảnh chân dung [ảnh thẻ] cỡ 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và được đóng dấu giáp lai theo quy định.
  • Bản sao photo giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ chiếu, có chứng thực
  • Sơ yếu lý lịch của thí sinh dự thi cần phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị, nơi mà thí sinh đó đang công tác hoặc là dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương nơi thí sinh đó cư trú.
  • Chứng chỉ hành nghề kế toán/kiểm toán bản sao có chứng thực
  • 3 tấm ảnh thẻ có kích thước là [3×4] mới được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ các thông tin cơ bản của thí sinh dự thi bao gồm họ, tên và địa chỉ của người nhận.

Xem thêm: Hướng dẫn viết hóa đơn hợp đồng Hot nhất 2021

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang muốn có được chứng chỉ hành nghề kiểm toán CPA để chứng tỏ khả năng của bản thân, phục vụ cho quá trình xin việc và sự nghiệp tương lai của mình. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn băn khoăn về địa chỉ đào tạo chứng chỉ hành nghề kiểm toán CPA bởi vì họ không biết địa chỉ nào uy tín chất lượng tốt.

Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn lựa chọn cho mình địa chỉ và cách thức học CPA tốt nhất:

Thứ nhất, các bạn có thể học chứng chỉ CPA tại Học viện tài chính. Hiện Học viện tài chính có liên kết với CPA của Australia và trở thành một trong những địa chỉ đáng tin cậy của nhiều bạn trẻ theo học.

Ngoài việc học chứng chỉ tại các trường đại học hay học viện thì các bạn còn có thể theo học các khóa học online cũng mang đến hiệu quả đào tạo không kém. Nhiều người muốn học chứng chỉ CPA nhưng lại quá bận rộn và học chứng chỉ online chính là một sự lựa chọn chính xác và hoàn hảo.

6. Những lưu ý khi học CPA

Lưu ý khi học CPA 

Để có thể học thành công chứng chỉ kiểm toán CPA thì người học cần nắm vững các kiến thức của chuyên ngành kế toán. Không ngừng tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới mẻ, không ngừng phát huy tính tỉ mỉ bởi ngành kế toán cần sự tỉ mỉ và cẩn thận.

Học chứng chỉ CPA, các bạn cần lựa chọn cho minh địa chỉ đào tạo uy tín, nếu có thể thì tốt nhất các bạn nên đến trực tiếp các trung tâm đào tạo để học chứng chỉ thay vì học qua mạng mà không biết chắc chắn chất lượng đào tạo như thế nào. Hơn nữa, hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo online kém chất lượng, trá hình nhằm thực hiện hành vi lừa đảo các học viên. Đối với các bạn học sinh đang định theo chuyên ngành kế - kiểm toán có thể lựa chọn dần việc học kế toán ở đâu, điểm chuẩn ngành kế toán và xem xét các chứng chỉ kế toán để nâng cao năng lực. 

Thông qua những thông tin trên đây thì hy vọng các bạn đã hiểu rõ CPA là gì trong ngành kế toán rồi. Đồng thời cập nhật thêm những thông tin cơ bản về CPA. Xin chúc các bạn có một cơ hội để dễ dàng tìm được việc làm ngành kế toán, kiểm toán cũng như các mẫu cv kế toán tổng hợp, cv kế toán bằng tiếng Anh,.... Hãy truy cập ngay vào website timviec365.vn để dễ dàng tìm kiếm việc làm kế toán – kiểm toán tại tất cả các khu vực tỉnh thành trên cả nước. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và những thông tin bạn cần biết

Video liên quan

Chủ Đề