Đồng tiền trượt giá là gì

Tiền trượt giá BHXH là gì?

Tiền trượt giá BHXHđược hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.

Số tiền này được tính dựa trên hệ số trượt giá hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH để chống lại ảnh hưởng của sự tăng lên liên tục và mạnh mẽ của giá cả [khi lạm phát tăng cao].

Theo đó, khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH. Điều này giúp bù đắp một phần quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH trước những ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền.

Những ai được nhận tiền trượt giá BHXH?

Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH đã quy định cụ thể03 nhóm đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá BHXH.

Nhóm 1 - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi khi hưởng BHXH 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

Nhóm 2 - Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

Nhóm 3 - Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH khác nhau. Do đó, tương ứng với từng năm làm hồ sơ hưởng chế độ mà tiền trượt giá của mỗi người sẽ là khác nhau.

Tiền trượt giá được tính khi người lao động hưởng chế độ gì?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, tiền trượt giá sẽ được tính cho người lao động khi họ làm hồ sơ hưởng các chế độ rút BHXH 1 lần, nhận trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết.

Ngoài ra, tiền trượt giá còn được tính cho nhóm đối tượng 2, 3 khi làm thủ tục hưởng lương hưu hàng tháng hay nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm đóng được tính hưởng tỷ lệ 75%.

Hệ số trượt giá BHXH tăng thì số tiền mà người lao động được nhận khi hưởng các chế độ trên cũng sẽ tăng nhẹ so với những người đã hưởng chế độ ở năm trước.

Chính sách mới về giờ làm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 2/2022 người lao động cần biết

//cafef.vn/tien-truot-gia-bhxh-la-gi-ap-dung-cho-truong-hop-nao-va-nguoi-lao-dong-duoc-huong-loi-ra-sao-20220201131558906.chn

Thuật ngữ trượt giá BHXH ở Việt Nam dùng để chỉ một hệ số, cụ thể là hệ số điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều này phải được thực hiện và thậm chí là thực hiện hàng năm bởi vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam hiện tại là rất cao, thậm chí còn cao hơn nhiều so với tình trạng lạm phát chung của phần còn lại của thế giới.

Tiền trượt giá BHXH tại Việt Nam là gì?

Cần lưu ý rằng khi thế giới tiến bộ và phát triển, lạm phát có thể sẽ không bao giờ có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, trách nhiệm của chính phủ là kiểm soát lạm phát, làm cho cuộc sống của người dân an ổn hơn, tạo ra sự công bằng hợp lý giữa những người lao động có đủ khả năng và năng lực làm việc, bất kể thời đại mà họ làm việc khác nhau.

Hệ số trượt giá là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị hiện tại của đồng tiền so với thời điểm trước đó. Tuy nhiên, trong xã hội, tốt nhất là người lao động đừng nên hoàn toàn trông mong đến sự công bằng hoàn toàn. Vì nếu hệ số trượt giá là chính xác 100% thì người lao động sẽ không bao giờ phải lo lắng về lạm phát và nó sẽ không còn là mối đe dọa lớn đối với chính phủ các nước trên thế giới nữa.

Ở Việt Nam, hệ số trượt giá thường được sử dụng để đối phó với tác động của việc giá cả tăng cao và dai dẳng, thường là khi có lạm phát cao.

Năm nào, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng quy định hệ số trượt giá áp dụng cho năm đó. Có sự khác nhau giữa đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định.

Đây là mức điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH trước sự mất giá của đồng tiền.

Đối tượng áp dụng trượt giá BHXH ở Việt Nam

Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể 03 nhóm đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá BHXH:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi khi hưởng BHXH 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
  • Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
  • Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

Như đã đề cập ở trên, hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ công bố một hệ số trượt BHXH khác đối với các khoản đóng BHXH. Vì vậy, tương ứng với từng năm nộp hồ sơ hưởng chế độ, các hệ số trượt giá và khoản tiền nhận được của mỗi người lao động sẽ khác nhau tương ứng.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

  • Hệ số trượt giá là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước
  • Mỗi năm Bộ lao động thương binh và xã hội quy định về hệ số trượt giá áp dụng cho năm đó, có sự khác nhau giữa đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định.

Khi tính tiền bảo hiểm xã hội, ngoài số tiền bảo hiểm xã hội người lao động còn được hưởng mức tiền trượt giá.

Vậy mức tiền trượt giá được quy định như thế nào?

Cách tính mức tiền trượt giá ra sao?

Để trả lời cho câu hỏi đó, bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn tính tiền trượt giá khi rút bảo hiểm xã hội.



Nhiều người lao động khi đi làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội thường được nhắc đến khái hiệm tiền trượt giá.

Vậy tiền trượt giá là gì?

Thực chất không có khoản tiền nào tên trượt giá cả.

Thực chất “trượt giá” ở đây là một hệ số, cụ thể là hệ số điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Hiểu một cách đơn giản thì hệ số trượt giá là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

Hệ số trượt giá thường được sử dụng để đối phó với ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ của giá cả [tức khi có lạm phát cao].

Đây là mức điều chỉnh đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước sự mất giá của đồng tiền.

2. Đối tượng áp dụng tiền trượt giá

Cách tính tiền trượt giá căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

2.Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Theo Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá bao gồm:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  •  Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  • Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

3. Cách tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH

Cách tính tiền trượt giá căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định.

3.1 Đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước, và người sử dụng lao động quy định

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997
Mức điều chỉnh 5,01 4,25 4,02 3,89
Năm 1998 1999 2000 2001
Mức điều chỉnh 3,61 3,46 3,52 3,53
Năm 2002 2003 2004 2005
Mức điều chỉnh 3,40 3,29 3,06 2,82
Năm 2006 2007 2008 2009
Mức điều chỉnh 2,62 2,42 1,97 1,84
Năm 2010 2011 2012 2013
Mức điều chỉnh 1,69 1,42 1,30 1,22
Năm 2014 2015 2016 2017
Mức điều chỉnh 1,18 1,17 1,14 1,10
Năm 2018 2019 2020 2021
Mức điều chỉnh 1,06 1,03 1,00 1,00

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như trên.

3.2 Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2:

Năm 2008 2009 2010
Mức điều chỉnh 1,97 1,84 1,69
Năm 2011 2012 2013
Mức điều chỉnh 1,42 1,30 1,22
Năm 2014 2015 2016
Mức điều chỉnh 1,18 1,17 1,14
Năm 2017 2018 2019
Mức điều chỉnh 1,10 1,06 1,03
Năm 2020 2021
Mức điều chỉnh 1,00 1,00

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức phía trên.


  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH về việc quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội [BHXH]

Hai bảng hệ số trượt giá trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về cách tính trượt giá khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề