Công nghệ jet grouting là gì

Khoan cọc xi măng đất gia cố nền đất yếu tại Sân bay Cần Thơ

1. Giới thiệu chung

Cọc xi măng đất [hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất[1]] -[Deep soil mixing columns, soil mixing pile]
Cọc xi măng đất là hỗn hợp giữa đất nguyên trạng nơi gia cố và xi măng được phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi khoan đƣợc khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay ngược lại và dịch chuyển lên. Trong quá trình dịch chuyển lên, xi măng được phun vào nền đất [bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khô hoặc bằng bơm vữa đối với hỗn hợp dạng vữa ướt].
Phạm vi ứng dụng

Khi xây dựng các công trình có tải trọng lớn trền nền đất yếu cần phải có các biện pháp xử lý đất nền bên dưới móng công trình, nhất là những khu vực có tầng đất yếu khá dày như vùng Nhà Bè, Bình Chánh, Thanh Đa ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.[2]
Cọc xi măng đất là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu. Cọc xi măng đất được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý móng và nền đất yếu cho các công trình xây dựng giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng…như: làm tường hào chống thấm cho đê đập, sửa chữa thấm mang cống và đáy cống, gia cố đất xung quanh đường hầm, ổn định tường chắn, chống trượt đất cho mái dốc, gia cố nền đường, mố cầu dẫn...[1]
Ưu điểm

So với một số giải pháp xử lý nền hiện có, công nghệ cọc xi măng đất có ưu điểm là khả năng xử lý sâu [đến 50m], thích hợp với các loại đất yếu [từ cát thô cho đến bùn yếu], thi công được cả trong điều kiện nền ngập sâu trong nước hoặc điều kiện hiện trường chật hẹp, trong nhiều trường hợp đã đưa lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với các giải pháp xử lý khác.[nếu sử dụng phương pháp cọc bê tông ép hoặc cọc khoan nhồi thì rất tốn kém do tầng đất yếu bên trên dày. Với 1 trường hợp đã áp dụng với lớp đất dày 30m, thì khi sử dụng phương pháp cọc- đất xi măng tiết kiệm cho mỗi móng xi lô khoảng 600 triệu đồng.[2].
Ưu điểm nổi bật của cọc xi măng đất là:

  • Thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp, không có yếu tố rủi ro cao. Tiết kiệm thời gian thi công đến hơn 50% do không phải chờ đúc cọc và đạt đủ cường độ[Ví dụ tại dự án Sunrise]. Tốc độ thi công cọc rất nhanh.
  • Hiệu quả kinh tế cao. Giá thành hạ hơn nhiều so với phương án cọc đóng, đặc biệt trong tình hình giá vật liệu leo thang như hiện nay.
  • Rất thích hợp cho công tác sử lý nền, xử lý móng cho các công trình ở các khu vực nền đất yếu như bãi bồi, ven sông, ven biển
  • Thi công được trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, mặt bằng ngập nước
  • Khả năng sử lý sâu [có thể đến 50m][1].
  • Địa chất nền là cát rất phù hợp với công nghệ gia cố ximăng, độ tin cậy cao

Về tên gọi

Về vấn đề tên gọi là "cọc" , "cột" hay la "trụ" thì hiện nay có 2 trường phái

[3]: + Trường phái thứ 1 ở châu Á [học viện kỹ thuật Châu Á A.I.T, Trung Quốc...vv] thi gọi tên là "cọc" ximang-Đất. + Trường phái thứ 2 gồm các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu...vv thì gọi là "cột" Ximang-Đất [các tài liệu dịch sang tiếng việt].

+ Riêng ở Việt Nam thi có người gọi là "cọc" Ximang- Đất, người thì gọi là "Cột" Ximang -Đất. Có lẽ nên gọi là "Cột" thi đúng hơn bởi vì thuật ngữ "Cọc" chỉ dùng để chỉ những loại như cọc BTCT, cọc Thép...vv có cường độ lớn hơn rất nhiều so với "cột" ximang-Đất.
Tiêu chuẩn thiết kế

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế - thi công – nghiệm thu cọc xi măng đấtTCXDVN 385 : 2006 "Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng" do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ Xây dựng đề nghị, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BXD ngày 27 tháng 12 năm 2006. [3]
Tiêu chuẩn của nước ngoài thì có Shanghai-Standard ground treatment code DBJ08-40-94. [Tuy nhiên trong các tài liệu tính tóan này chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề lực thẳng đứng là chính mà chưa thấy đề cập đến vấn đề thiết kế khi công trình chịu tải trọng ngang.]

2. Các kiểu bố trí cọc xi măng đất

Tùy theo mục đích sử dụng có thể bố trí cọc theo các mô hình khác nhau. Ví dụ: Để giảm độ lún bố trí trụ đều theo lưới tam giác hoặc ô vuông. Để làm tường chắn thường tổ chức thành dãy.

Hình A.1 - Thí dụ bố trí cọc trộn khô: 1 Dải; 2 Nhóm, 3 Lưới tam giác, 4 Lưới vuông

Hình A.2 - Thí dụ bố trí cọc trùng nhau theo khối

Hình A.3 - Thí dụ bố trí cọc trôn ướt trên mặt đất: 1 Kiểu tường, 2 Kiểu kẻ ô, 3 Kiểu khối, 4 Kiểu diện

Hình A.4 - Thí dụ bố trí cọc trộn ướt trên biển:1 Kiểu khối , 2 Kiểu tường, 3 Kiểu kẻ ô, 4 Kiểu cột, 5 Cột tiếp xúc, 6 Tường tiếp xúc, 7 Kẻ ô tiếp xúc, 8 Khối tiếp xúc

Hình A.5 - Thí dụ bố trí cọc trùng nhau trộn ướt, thứ tự thi công

3. Công nghệ thi công

Cọc xi măng đất [hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất], được thi công tạo thành theo phương pháp khoan trộn sâu. Dùng máy khoan và các thiết bị chuyên dùng [cần khoan, mũi khoan…] khoan vào đất với đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo thiết kế. Đất trong quá trình khoan không được lấy lên khỏi lỗ khoan mà bị phá vỡ kết cấu, được các cánh mũi khoan nghiền tơi, trộn đều với chất kết dính [chất kết dính thông thường là xi măng hoặc vôi, thạch cao… đôi khi có thêm chất phụ gia và cát][1].Phương pháp xử lý bằng cọc đất - xi măng khá đơn giản: bao gồm một máy khoan với hệ thống lưới có đường kính thay đổi tuỳ thuộc theo đường kính cột được thiết kế và các xi lô chứa xi măng có gắn máy bơm nén với áp lực lên tới 12 kg/cm2. Các máy khoan của Thuỵ Điển và Trung Quốc có khả năng khoan sâu đạt đến 35 m và tự động điều chỉnh định vị cần khoan luôn thẳng đứng. Trong quá trình khoan lưỡi được thiết kế để trộn đầu đất và xi măng, xi măng khô được phun định lượng liên tục và trộn đều tạo thành những cọc đất - xi măng đường kính 60 cm. Thời gian khoan cho một bồn có đường kính 34 m từ 45 - 60 ngày.[2]
Quá trình phun [hoặc bơm] chất kết dính để trộn với đất trong hố khoan, tuỳ theo yêu cầu có thể được thực hiện ở cả hai pha khoan xuống và rút lên của mũi khoan hoặc chỉ thực hiện ở pha rút mũi khoan lên. Để tránh lãng phí xi măng, hạn chế xi măng thoát ra khỏi mặt đất gây ô nhiễm môi trường thông thường khi rút mũi khoan lên cách độ cao mặt đất từ 0.5m đến 1.5m người ta dừng phun chất kết dính, nhưng đoạn cọc 0.5m đến 1.5m này vẫn được phun đầy đủ chất kết dính là nhờ chất kết dính có trong đường ống tiếp tục được phun [hoặc bơm] vào hố khoan.
Khi mũi khoan được rút lên khỏi hố khoan, trong hố khoan còn lại đất đã được trộn đều với chất kết dính dần dần đông cứng tạo thành cọc xi măng đất. Hiện nay trên thế giới có hai công nghệ được áp dụng phổ biến là công nghệ của Châu Âu và công nghệ của Nhật Bản.

Hiện nay ở Việt Nam phổ biến hai công nghệ thi công cọc xi măng đất là: Công nghệ trộn khô [Dry Jet Mixing] và Công nghệ trộn ướt [Wet Mixing hay còn gọi là Jet-grouting]là công nghệ của Nhật Bản.
- Trộn khô là quá trình phun trộn xi măng khô với đất có hoặc không có chất phụ gia.
- Trộn ướt là quá trình bơm trộn vữa xi măng với đất có hoặc không có chất phụ gia[1].
Mỗi phương pháp trộn [khô hoặc ướt] có thiết bị giây chuyền thi công kỹ thuật, thi công phun [bơm] trộn khác nhau.
Hiện nay trên thế giới đã phát triển ba công nghệ Jet-grouting: đầu tiên là công nghệ S, tiếp theo là công nghệ T, và gần đây là công nghệ D. + Công nghệ đơn pha S: Công nghệ đơn pha tạo ra các cọc xi măng đất có đường kính vừa và nhỏ 0,4 - 0,8m. Công nghệ này chủ yếu dùng để thi công nền đất đắp, cọc...
+ Công nghệ hai pha D: Công nghệ hai pha tạo ra các cọc xi măng đất có đường kính từ 0,8 -1,2m. Công nghệ này chủ yếu dùng để thi công các tường chắn, cọc và hào chống thấm.
+ Công nghệ ba pha T: Phụt ba pha là phương pháp thay thế đất mà không xáo trộn đất. Công nghệ T sử dụng để làm các cọc, các tường ngăn chống thấm, có thể tạo ra cột Soilcrete đường kính đến 3m.
Hiện nay ở Việt Nam, Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị điều khiển và định lượng xi măng để thi công cọc đất gia cố. Qua đó, Trung tâm đã làm chủ được việc chế tạo hệ điều khiển, hệ định lượng và phun xi măng; tổ hợp thiết bị thi công cọc gia cố đã được ứng dụng thành công và cho hiệu quả cao tại công trường.[4]
So với sản phẩm cùng loại của CHLB Đức, thiết bị do Trung tâm chế tạo có tính năng kỹ thuật tương đương nhưng giá thành chỉ bằng 30%. So với thiết bị của Trung Quốc, thiết bị có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn: Do sử dựng máy cơ sở là loại búa đóng cọc di chuyển bằng bánh xích, nên tính cơ động cao, tốc độ làm việc của thiết bị khoan lớn, năng suất gấp 1,5-2 lần. Đặc biệt, tổ hợp thiết bị được trang bị hệ thống điều khiển hiện đại, toàn bộ các thao tác thi công cọc gia cố được tự động hóa theo các chương trình, các số liệu về lượng xi măng sử dụng trên từng mét cọc được hiển thị, lưu giữ và in thành bảng kết quả thi công cho từng cọc. Đây chính là những chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng của thiết bị cũng như chất lượng của cọc gia cố được thi công.
Đây là lần đầu tiên ở trong nước chế tạo được tổ hợp thiết bị thi công cọc gia cố. Thiết bị có giá thành thấp, phù hợp với khả năng tài chính của các đơn vị thi công. Thiết bị cũng được các nhà thầu sử dụng để thi công tại sân bay Trà Nóc.
Trình tự thi công cọc xi măng đất

Thi công cải tạo nền đất yếu bằng cọc xi măng đất có thể theo các bước sau:
- Định vị và đưa thiết bị thi công vào vị trí thiết kế; - Khoan hạ đầu phun trộn xuống đáy khối đất cần gia cố; - Bắt đầu quá trình khoan trộn và kéo dần đầu khoan lên đến miệng lỗ;

- Đóng tắt thiết bị thi công và chuyển sang vị trí mới.
4. Tính toán cọc xi măng đất

Bài toán gia cố đất có 3 tiêu chuẩn cần được thỏa mãn:
1. Tiểu chuẩn cường độ: c, phi của nền được gia cố phải thỏa mãn điều kiện sức chịu tải dưới tác dụng của tải trọng công trình.
2. Tiêu chuẩn biến dạng: Mô đun biến dạng tổng của nền được gia cố phải thỏa mãn điều kiện lún của công trình. 3. Điều kiện thoát nước: Áp lực nước lỗ rỗng dư trong đất cần được "giải phóng" càng nhanh càng tốt.

Ổn định tổng thể của các cọc đất gia cố xi măng

Có hai dạng phá hoại chính cần phải xem xét đối với trường hợp mất ổn định tổng thể đó là: mất ổn định do trượt ngang các cọc đất gia cố; mất ổn định khi khối cọc quay quanh mép của khối, [Public Work Research Center, 2004].
Một số cơ chế phá hoại

Về phương pháp tính nền gia cố bằng các loại columnar systems. Khi tính toán sức chịu tải của nền gia cố bởi cọc, 4 giả thiết phá hoại sau đây thường được dùng để kiểm tra:
1. Trụ bị phá hoại do biến dạng nở hông [bulging deformation]: Tất cả các loại cọc mềm [highly compressible] như trụ đá, trụ cát, trụ vữa xi măng... đều có xu hướng biến dạng nở hông dưới tác dụng của tải trọng đứng. Biến dạng nở hông thường xảy ra ở phần đầu trụ nơi ứng suất hông trong đất tương đối nhỏ. Khi xảy ra biến dạng hông, ứng suất hông trong đất có thể giả thiết là đạt tới Rankine's passive limit [phá hoại bị động]. Sức chịu tải của nền tính theo sơ đồ này được tính bằng tải trọng gây ra biến dạng nở hông cho từng trụ đơn lẻ.
2. Phá hoại của đất dưới đầu mũi mỗi trụ đơn lẻ: Nếu trụ quá ngắn [L < 3D], tải trọng tác dụng trên đỉnh trụ, do không được triệt tiêu hết [thông qua ma sát giữa trụ và đất], sẽ truyền xuống mũi trụ và gây ra phá hoại cắt của đất dưới trụ [punching failure]. Sức chịu tải của nền trong trường hợp này là tải trọng gây ra phá hoại cắt của đất dưới đầu mũi của mỗi trụ đơn lẻ. Các công thức tính sức chịu tải truyền thống của Terzaghi, Meyerhof, Vesis, Hanson... đều dùng được tuy nhiên cần lưu ý là bề rộng móng B lúc này sẽ chính là đường kính trụ.
3. Phá hoại xảy ra ngay trong vùng được gia cố [mắt trượt phá hoại chạy qua cả trụ lẫn đất]: với kiểu phá hoại này các cọc đất gia cố và đất xung quanh các cọc di chuyển theo một khối khi mất ồn định. Tính toán sức chịu tải của nền như cho trường hợp móng nông đặt trên nền không có trụ gia cố. Dùng các công thức tính sức chịu tải nêu trên. Tuy nhiên cần lưu ý là tính chất cơ lý [c, phi] của nền sẽ được xem là tổng hợp của c, phi của đất và trụ.
4. Phá hoại xảy ra tại vùng đất dưới đầu mũi trụ. Đây là dạng mất ổn định tổng thể là cả khối cọc và đất giữa các cọc quay quanh mép của khối cọc. Tính toán tương tự như trường hợp 3. Tải trọng tác dụng trên bề mặt cộng với trọng lượng của khối trụ+đất sẽ được qui về thành tải trọng tương đương đặt lên lớp đất dưới đầu mũi trụ.
Tính toán biến dạng của nền gia cố bằng trụ vật liệu rời thì phải tùy vào độ cứng của trụ cũng như dạng liên kết đầu mũi trụ để đưa ra sơ đồ tính phù hợp. Nếu trụ là dạng floating [không được đưa xuống tầng đất chịu tải] thì nên tính toán lún bằng cách qui đổi trụ+đất thành nền đồng nhất có E tương đương để tính. Nếu trụ tương đối cứng lại được đưa xuống tầng chịu tải thì tính lún nền bằng độ lún của trụ có lẽ phù hợp hơn. Lưu ý là trong tính toán lún nền gia cố bởi trụ, độ lún tổng không có ý nghĩa mấy. Độ lún lệch quan trọng hơn rất nhiều. Về chuyện lún lệch thì lại liên quan đến sự truyền tải trọng xuống trụ và đất nền như thế nào [arching effect]. [3]
Hiện nay có 3 quan điểm[3]:
- Quan điểm xem cọc xi măng đất làm việc như cọc. Sơ đồ này đòi hỏi trụ phải có độ cứng tương đối lớn [trụ đá hoặc trụ bê tông - vibro-concrete column] và các trụ phải được đưa xuống tầng đất chịu tải [bearing layer]. Nếu tính theo sơ đồ này thì lực từ móng chuyền xuống sẽ chủ yếu đi vào các columns [đất nền dưới móng không chịu tải]. Với trụ không được đưa xuống tầng chịu lực, có thể dùng phương pháp tính với cọc ma sát để tính.
- Quan điểm xem các cọc và đất làm việc đồng thời. Nền trụ+đất dưới móng được xem như nền đồng nhất với các số liệu cường độ c, phi được nâng cao [được tính từ c, phi của đất và của vật liệu làm trụ]. Công thức qui đổi c, phi tương đương dựa trên độ cứng của trụ, đất và diện tích đất được thay thế bởi trụ.[tính tóan như đối với nền thiên nhiên]
- Một số các nhà khoa học lại đề nghị tính tóan theo ca 2 phương thức trên nghĩa là sức chịu tải thì tính tóan như "cọc" còn biến dạng thì tính tóan theo nền.
Sở dĩ các quan điểm trên chưa thống nhất bởi vì bản thân vấn đề phức tạp, những nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm còn hạn chế. Có người đề xuất cách tính toán như sau[3]:
+ Tính sức chịu tải của một cọc như cọc cứng.
+ Tính số cột cần thiết [Căn cứ lực tác dụng, khả năng chịu tải của đất móng giữa các cột]. + Tùy thuộc tỷ lệ diện tích thay thế giữa cột va đất để tính tóan tiếp

- Nếu tỷ lệ này >20% thi coi khối đất+Cột là một khối và tính tóan như một khối móng quy ước.
- Ngược lại thì tính tóan như móng cọc.

Một số Kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

Khi tính toán sức chịu tải của nền gia cố bởi cọc, 4 giả thiết phá hoại sau đây thường được dùng để kiểm tra:
1. Trụ bị phá hoại do biến dạng nở hông [bulging deformation]: Tất cả các loại cọc mềm [highly compressible] như trụ đá, trụ cát, trụ vữa xi măng... đều có xu hướng biến dạng nở hông dưới tác dụng của tải trọng đứng. Biến dạng nở hông thường xảy ra ở phần đầu trụ nơi ứng suất hông trong đất tương đối nhỏ. Khi xảy ra biến dạng hông, ứng suất hông trong đất có thể giả thiết là đạt tới Rankine's passive limit [phá hoại bị động]. Sức chịu tải của nền tính theo sơ đồ này được tính bằng tải trọng gây ra biến dạng nở hông cho từng trụ đơn lẻ.
2. Phá hoại của đất dưới đầu mũi mỗi trụ đơn lẻ: Nếu trụ quá ngắn [L < 3D], tải trọng tác dụng trên đỉnh trụ, do không được triệt tiêu hết [thông qua ma sát giữa trụ và đất], sẽ truyền xuống mũi trụ và gây ra phá hoại cắt của đất dưới trụ [punching failure]. Sức chịu tải của nền trong trường hợp này là tải trọng gây ra phá hoại cắt của đất dưới đầu mũi của mỗi trụ đơn lẻ. Các công thức tính sức chịu tải truyền thống của Terzaghi, Meyerhof, Vesis, Hanson... đều dùng được tuy nhiên cần lưu ý là bề rộng móng B lúc này sẽ chính là đường kính trụ.
3. Phá hoại xảy ra ngày trong vùng được gia cố [mắt trượt phá hoại chạy qua cả trụ lẫn đất]: Tính toán sức chịu tải của nền như cho trường hợp móng nông đặt trên nền không có trụ gia cố. Dùng các công thức tính sức chịu tải nêu trên. Tuy nhiên cần lưu ý là tính chất cơ lý [c, phi] của nền sẽ được xem là tổng hợp của c, phi của đất và trụ.
4. Phá hoại xảy ra tại vùng đất dưới đầu mũi trụ. Tính toán tương tự như trường hợp 3. Tải trọng tác dụng trên bề mặt cộng với trọng lượng của khối trụ+đất sẽ được qui về thành tải trọng tương đương đặt lên lớp đất dưới đầu mũi trụ.
6. Công tác thí nghiệm
Để thiết kế cọc xi măng đất ngoài những thí nghiệm khoan khảo sát hiện trường nên có một số thí nghiệm kèm theo [xem thêm quy trình thí nghiệm trong phòng và ngoài hiện trường của cọc xi măng đất]..
7. Thực tế ứng dụng

Trên thế giới

Nước ứng dụng công nghệ xi măng đất nhiều nhất là Nhật Bản và các nước vùng Scandinaver. Theo thống kê của hiệp hội CDM [Nhật Bản], tính chung trong giai đoạn 80-96 có 2345 dự án, sử dụng 26 triệu m3 BTĐ. Riêng từ 1977 đến 1993, lượng đất gia cố bằng xi măng ở Nhật vào khoảng 23,6 triệu m3 cho các dự án ngoài biển và trong đất liền, với khoảng 300 dự án. Hiện nay hàng năm thi công khoảng 2 triệu m3.
Tại Trung Quốc, công tác nghiên cứu bắt đầu từ năm 1970, tổng khối lượng xử lý bằng cọc xi măng đất ở Trung Quốc cho đến nay vào khoảng trên 1 triệu m3. Tại Châu Âu, nghiên cứu và ứng dụng bắt đầu ở Thụy Điển và Phần Lan bắt đầu từ năm 1967. Năm 1974, một đê đất thử nghiệm [6m cao 8m dài] đã được xây dựng ở Phần Lan sử dụng cột vôi đất, nhằm mục đích phân tích hiệu quả của hình dạng và chiều dài cột về mặt khả năng chịu tải.
Tại Việt Nam

Việt nam [IBST] là người đầu tiên đưa chất gia cố là xi măng vào [khởi thuỷ của phương pháp là cột vôi], điều này được khẳng định trong hội nghị gia cố sâu tổ chức tại Stockholm 2001. Tại Việt nam, phương pháp này được nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 80 [thế kỷ trước] với sự giúp đỡ của Viện Địa kỹ thuật Thuỵ Điển [SGI] với một thiết bị thi công, do TS Nguyễn Trấp làm chủ trì. Đề tài được kết thúc vào năm 1986 thiết bị được chuyển giao cho LICOGI. Cũng trong giai đoạn này một đề án tốt nghiệp về đề tài này được thực hiện ở trường Đại học Kiến trúc Hà nội [1983].Có hai luận văn cao học [1 tại ĐH Kiến trúc Hà nội [2003] và 1 ở ĐH Xây dựng HN [2004]] đã được bảo vê. Trong đó luận án của ĐH xây dựng đề cập đến chịu tải trọng ngang cho việc gia cố hố đào.[3]

  • Vào năm 2000, do yêu cầu của thực tế, phương pháp này được áp dụng trở lại trong lĩnh vực xăng dầu, khi công trình chấp nhận một giá trị độ lún cao hơn bình thường tuy nhiên có hiệu quả kinh tế cao. Đơn vị đưa trở lại phương pháp này ban đầu là COFEC và nay là C&E Consultants. Trong thời gian này song song với việc áp dụng rất nhiều thí nghiệm hiện trường [quan trắc công trình] đã được thực hiên. Những thí nghiệm mang tính nghiên cứu này được C&E thực hiện và quy mô của nó không thua kém các đồng nghiệp khác. Hiện nay C&E đang thực hiện thí nghiệm quan trắc sự thay đổi áp lực nước nước dưới đáy khối gia cố [ở độ sâu > 20 m] tại TP. Hồ Chí Minh để xem xét lại tính thoát cố kết của đất nền dưới đáy khối gia cố. Hai đầu đo đã được lắp đặt để tiến hành nghiên cứu lâu dài.
  • Từ năm 2002 đã có một số dự án bắt đầu ứng dụng vào cọc xi măng đấtxây dựng các công trình trên nền đất, cụ thể như: Dự án cảng Ba Ngòi [Khánh Hòa] đã sử dụng 4000m cọc xi măng đất có đường kính 0,6m thi công bằng trộn khô; xử lý nền cho bồn chứa xăng dầu đường kính 21m, cao 9m ở Cần Thơ. Năm 2004 cọc xi măng đất được sử dụng để gia cố nền móng cho nhà máy nước huyện Vụ Bản [Hà Nam], xử lý móng cho bồn chứa xăng dầu ở Đình Vũ [Hải Phòng], các dự án trên đều sử dụng công nghệ trộn khô, độ sâu xử lý trong khoảng 20m. Tháng 5 năm 2004, các nhà thầu Nhật Bản đã sử dụng Jet - grouting để sửa chữa khuyết tật cho các cọc nhồi của cầu Thanh Trì [Hà Nội]. Năm 2005, một số dự án cũng đã áp dụng cọc xi măng đất như: dự án thoát nước khu đô thị Đồ Sơn - Hải Phòng, dự án sân bay Cần Thơ, dự án cảng Bạc Liêu ... [3]
  • Năm 2004, Viện Khoa học Thủy lợi đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ khoan phụt cao áp [Jet-grouting] từ Nhật Bản. Đề tài đã ứng dụng công nghệ và thiết bị này trong nghiên cứu sức chịu tải của cọc đơn và nhóm cọc, khả năng chịu lực ngang, ảnh hưởng của hàm lượng XM đến tính chất của xi măng đất,... nhằm ứng dụng cọc xi măng đất vào xử lý đất yếu, chống thấm cho các công trình thuỷ lợi[5]. Nhóm đề tài cũng đã sửa chữa chống thấm cho Cống Trại [Nghệ An], cống D10 [Hà Nam], Cống Rạch C [Long An]...
  • Tại thành phố Đà Nẵng, được ứng dụng ở Plazza Vĩnh Trung dưới 2 hình thức: Làm cọc xi măng đất tường trong đất và làm cọc thay cọc nhồi.
  • Tại Tp. Hồ Chí Minh, được sử dụng trong dự án Đại lộ Đông Tây, một số building như Saigon Times Square …Hiện nay, các cọc xi măng đất kỹ sư Orbitec đang đề xuất sử dụng cọc xi măng đất để chống mất ổn định công trình hồ bán nguyệt – khu đô thị Phú Mỹ Hưng, dự án đường trục Bắc – Nam [giai đoạn 3] cũng kiến nghị chọn cọc xi măng đất xử lý đất yếu.
  • Tại Quảng Ninh, công trình nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đã áp dụng công nghệ phun ướt, địa chất công trình phức tạp gặp đá mồ côi ở tầng địa chất cách cao độ mạt đất 11 - 12m, đất đồi cứng khó khoan tiến độ công trình đòi hỏi gấp, lúc cao điểm lên đến 6 máy khoan[6].
  • Tại Hà nội, Hầm đường bộ Kim Liên được xây dựng trong khu vực địa chất yếu, nhất là khu vực phía đuờng Đào Duy Anh, chính vì vậy nền đất dưới hầm đã được cải tạo bằng phương pháp cột đất gia cố xi măng với chiều dày khoảng 1.5-6m. Việc gia cố đất tại đáy bằng phương pháp cột đất gia cố xi măng không nhằm gia cố nền đất mà chỉ với mục đích chống trượt trồi khi đào xuống độ sâu lớn [trên 10m] và cũng không phải gia cố tại tất cả các vị trí đào mà căn cứ theo điều kiện địa chất từng khu vực, có nơi gia cố, có nơi không. Việc gia cố ít nhiều có ảnh hưởng đến độ lún của các đốt hầm.[7]. Đường Láng Hòa Lạc nối Thủ đô Hà Nội với khu công nghệ cao Hào Lạc đi qua nhiều sông ngòi và có nhiều gia cắt với đường bộ, đường sắt, dọc theo con đường này có nhiều hạng mục công trình trong quá trình thi công đã dùng cọc xi măng đất để xử lý nền đất yếu, chống lún chống trượt đất cho mái dốc, ổn định đất đường hầm [8].

Số liệu về một số công trình sử dụng cọc xi măng đất[9] STT Tên công trình Đường kính

cọc [m] Tổng mét dài đã

thi công [m] Công nghệ trộn 1 Đường vào sân đỗ cảng hàng không Cần Thơ 0.6 32.000 Trộn ướt 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch I Đồng Nai 0.6 15.000 Trộn khô 3 Đường nối cầu Thủ Thiêm với đại lộ Đông Tây 0.6 100.000 Trộn khô 4 Hầm chui đường sắt vành đai đường Láng Hoà Lạc Km 7+358 0.6 150.000 Trộn khô 5 Đường băng sân bay Cần Thơ 0.6 300.000 Trộn ướt

8. Nhận xét

Công nghệ trộn sâu nó chung và cọc xi măng đất đã được áp dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng chỉ mới được áp dụng ở Việt Nam gần đây.


Thực tế với các nền đường đắp cao trên nền đất yếu; công trình yêu cầu thời gian thi công ngắn; độ lún còn lại nhỏ; yêu cầu đất nền cố kết nhanh; tiết kiệm vật liệu đắp khi vật liệu này khan hiếm thì giải pháp xử lý nền bằng cọc xi măng đất tỏ ra khá hiệu quả. Vì vậy sắp tới chúng ta nên mạnh dạn ứng dụng công nghệ này để xử lý nền đắp trên đất yếu nhất là các đoạn đường đầu cầu. Ngoài ra, ứng dụng cọc xi măng đất để làm tường chắn, vách tầng hầm, chống mất ổn định mái dốc… cũng đạt được hiệu quả cao về kinh tế - kỹ thuật.
Một khi công nghệ này trở nên phổ biến thì giá thành xây lắp sẽ giảm và ưu điểm của phương pháp xử lý bằng cọc xi măng đất càng được nâng cao.

Đây là taì liệu cực hay về việc ứng dụng công nghệ cọc xi măng đất trong thi công công trình thủy:

DownLoad Here


Pass nếu có: tainguyennuoc.vn

[Nguồn: tainguyennuoc.vn]

Tin mới hơn

Các bài đã đăng:

Chủ Đề