Công nghệ sinh học trong bảo quản chế biến

Ngày nay công nghệ sinh học ra đời và phát triển đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Công nghệ sinh học được ứng dụng trong nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường và chế biến thực phẩm.

Vậy công nghệ sinh học là gì?Chúng được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm công nghệ sinh học

ông nghệ sinh học là việc dựa vào các kỹ thuật nuôi cấy hiện đại, tiên tiến để làm biến đổi các sinh vật có lợi tùy theo mục địch của con người. Công nghệ sinh học hay còn gọi là công nghệ biến đổi gen, áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào vào nhiều ngành khác nhau để cải tiến giá trị của vật liệu sinh học.

Đây là một công nghệ hiện đại, dựa trên nền những nền tảng khoa học về sự sống kết hợp với các yếu tố khác nhằm khai thác tối đa những lợi ích do vi sinh vật hay tế bào động, thực vật mang lại. Ngày nay, các sản phẩm công nghệ sinh học được chế tạo ra có giá trị rất cao, phục vụ và đáp ứng cho mọi nhu cầu của con người, đồng thời giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Trên thực tế thì công nghệ sinh học đã ra đời từ rất lâu, ngành công nghệ sinh học truyền thống được ứng dụng trong thực phẩm để tạo ra các loại nước mắm, nước tương, chao…nghiên cứu ra các loại phân bón nhằm cải tạo đất đai và phục vụ cho nông nghiệp.

Khi ngành công nghệ sinh học phát triển thêm một bước tiến mới thì có thêm các thành tựu như sản xuất ra chất tạo ngọt, mì chính, thuốc kháng sinh, acid amin hay các loại vitamin…

Ngày nay, ngành công nghệ sinh học hiện đại đã có những bước phát triển vượt bậc, đem lại rất nhiều lợi ích cho con người và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành công nghệ sinh học hiện đại được phân chia thành nhiều lĩnh vực như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ môi trường và công nghệ lên men.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

Công nghệ sinh học trong chế biến sản phẩm được ứng dụng ở các ngành như công nghiệp dệt, công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp xà phòng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát…

Có thể kể tên một số sản phẩm được ứng dụng trong chế biến thực phẩm:

Đối với ngành công nghiệp hóa chất: mọi hóa chất thông thường đều có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học. Ngành công nghiệp hóa chất sẽ phát triển mạnh mẽ nếu sử dụng các chất xúc tác sinh học. Ngành công nghiệp sản xuất xà phòng nhờ bổ sung các enzyme mà khả năng làm sạch tốt hơn rất nhiều. Công nghiệp sản xuất giấy: sản xuất giấy là một ngành có lượng chất thải khá lớn và thường gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học đã đưa ra giải pháp giúp sản xuất ra loai giấy chất lượng tốt hơn, đồng thời xử lý chất thải để nó không gây ô nhiễm môi trường. Công nghiệp khai thác khoáng sản được ứng dụng công nghệ sinh học nhằm xử lý ô nhiễm kim loại, dùng các sinh vật để lọc lấy kim loại quý hiếm như cô ban, kẽm, đồng và nhiều kim loai nặng khác.

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thực phẩm

Bắc Kạn có tiềm năng lớn về chế biến nông - lâm sản. Trong đó, bảo quản và chế biến thành thực phẩm là thế mạnh đang được định hình.

Bắc Kạn có tiềm năng lớn về chế biến nông - lâm sản. Trong đó, bảo quản và chế biến thành thực phẩm là thế mạnh đang được định hình. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn gặp nhiều lúng túng trong việc tìm công nghệ phù hợp, với giá cả hợp lý. Công nghệ sinh học là lời giải thỏa đáng về lâu dài nhưng hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học đã thực sự trở thành công cụ không thể thiếu, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng, trình độ của các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, y tế, công tác bảo vệ môi trường và một số lĩnh vực khác. Đối với Bắc Kạn dù rằng đầu tư khoa học công nghệ còn khiêm tốn nhưng lĩnh vực công nghệ sinh học đã có những thành tựu bước đầu. Cụ thể là việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào [Invitro]. Điều đó đã tạo tiền đề cho việc giải quyết khâu tạo cây giống các loại cây trồng đặc sản đủ số lượng bảo đảm chất lượng. 

Sự phát triển và ứng dụng hiệu quả các dự án nghiên cứu khoa học đã góp phần tạo nên vùng trồng quýt, hồng không hạt, gạo Bao thai Chợ Đồn, dong riềng và các sản phẩm miến dong. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản của Bắc Kạn mới chỉ tiếp cận với dong riềng. Chưa có một nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học nào trong công nghiệp chế biến trong khi với những nông sản nói trên thì điều này có tính quyết định. 

Thực tế, trước đây không ít người dân đã ứng dụng công nghệ sinh học đơn giản trong bảo quản quả mơ hoặc cam, quýt khi dùng nước ozon và cho hiệu quả rõ rệt. Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn cũng đầu tư dây chuyền thiết bị ứng dụng công nghệ dùng Enzim β glucosidaza để sản xuất nước mơ tươi từ quả mơ lông. Một thời gian đầu, sản phẩm Nectamơ Bắc Kạn được thị trường đón nhận nhưng không duy trì được lâu dài. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến nông sản là điều Bắc Kạn có lợi thế và cần được quan tâm đầu tư. 

Nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật [Invitro] tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Bắc Kạn.

Ví dụ điển hình là đối với hồng không hạt. Dù là đặc sản, giá trị cao nhưng do thời vụ ngắn trong khi lại không bảo quản được đã khiến cây hồng chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế. Quả hồng lại phải ngâm mới ăn được cũng tạo ra nhiều bất lợi trong khâu tiêu thụ. Sản phẩm quýt Bắc Kạn cũng trong thế khó bảo quản lâu dài nên dễ bị ép giá. Giải bài toán đó chỉ có thể là công nghệ sinh học rồi từng bước chế biến thành nhiều sản phẩm từ nguyên liệu hoa quả. 

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn cho biết, công nghệ sinh học không chỉ có tác dụng đối với công nghiệp chế biến mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác như phát triển nông nghiệp; bảo vệ môi trường. Hiện tại ở tỉnh ta cũng đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ sinh học ứng dụng vào công nghiệp chế biến. Đó là các nghiên cứu dùng chế phẩm sinh học bảo quản tinh bột dong riềng; chế biến bã thải dong riềng, xử lý nước thải sau chế biến dong riềng… Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản hoa quả là điều cần thiết, dù tốn kém vẫn phải đầu tư vì chỉ có như vậy mới nâng cao được chuỗi giá trị.

Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020. Theo đó, đối với công nghệ vi sinh, tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị lên men vi sinh ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm; ứng dụng các công nghệ sinh học để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh… Công nghệ enzym và protein nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị ứng dụng công nghệ enzym ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm [các loại đường, tinh bột, bia rượu, nước chấm, nước giải khát và các nông, lâm, thuỷ, hải sản khác]; thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Như vậy, từng bước tiếp cận và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến là điều cần quan tâm nhiều hơn. Trước mắt, phải xây dựng được quy trình ứng dụng bảo quản nông sản, sản phẩm nông sản. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, trong kế hoạch hành động của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] về phát triển khoa học công nghệ, UBND tỉnh đã xác định phát triển công nghệ sinh học là chương trình quan trọng. Trong đó, giao các đơn vị xây dựng đề án ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến; lĩnh vực nông nghiệp và trong bảo vệ môi trường. Với việc triển khai xây dựng những đề án trên thì chắc chắn trong tương lai công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của Bắc Kạn sẽ có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, mũi nhọn kinh tế của tỉnh./.

Theo Báo Bắc Kạn

Sự ra đời và phát triển của công nghệ sinh học đã đem đến nhiều lợi ích của đời sống con người. Công nghệ sinh học được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như y dược, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chế biến thực phẩm…Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Tìm hiểu về công nghệ sinh học

Để hiểu được ứng dụng của công nghệ sinh học, bạn cần nắm bắt được khái niệm công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học được hiểu là việc dựa vào những kỹ thuật nuôi cấy hiện đại, tiên tiến để làm biến đổi các sinh vật có lợi theo những mục đích của con người. Công nghệ nghệ này cũng được gọi là công nghệ biến đổi gen, áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào vào nhiều ngành khác nhau để cải tiến giá trị của vật liệu sinh học.

Được đánh giá là một công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học dựa trên những nền tảng khoa học về sự sống kết hợp với những yếu tố khác nhằm khai thác tối đa những lợi ích do vi sinh vật hay tế bào động, thực vật mang lại. Hiện nay, những sản  phẩm công nghệ sinh học được chế tạo ra có giá trị rất cao, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Cùng với sự phát triển của khoa họ kỹ thuật, ngành công nghệ sinh học hiện đại đã có những bước phát triển vượt bậc, đem đến nhiều lợi ích cho con người và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ sinh học hiện đại được phân chia thành công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ môi trường và công nghệ lên men.

Ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

Công nghệ sinh học được ứng dụng ở những ngành như công nghiệp dệt, công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp xà phòng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát…

Theo những tin tức về về công nghệ sinh học, có thể kể tên một số sản phẩm được ứng dụng trong chế biến thực phẩm như:

+ Trong ngành công nghiệp hóa chất: tất cả những hóa chất thông thường đều có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học, ngành công nghiệp hóa chất sẽ phát triển mạnh mẽ nếu sử dụng các chất xúc tác sinh học. Công nghệ sinh học cũng được ứng ụng trong sản xuất xà phòng nhờ bổ sung các enzyme mà khả năng làm sạch tốt hơn rất nhiều.

+ Với ngành công nghiệp sản xuất giấy.Sản xuất giấy là một ngành có lượng chất thải khá lớn , gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học đã đưa ra giải pháp để có thể sản xuất ra loai giấy chất lượng tốt hơn, đồng thời xử lý chất thải để nó không gây ô nhiễm môi trường.

+ Với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản , công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý ô nhiễm kim loại, dùng những sinh vật để lọc lấy kim loại quý hiếm như cô ban, kẽm, đồng và nhiều kim loai nặng khác.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thực phẩm

Không những có nhiều ứng dụng trong chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm, bao gồm:

+ Bảo quản thực phẩm khô: những loại thực phẩm được là khô bằng phương pháp thông thường như phơi nắng, sử dụng những phương pháp làm sấy hay hong khô Những phương pháp này lại làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Nhờ việc áp dụng công nghệ làm khô mà thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Công nghệ đông khô đòi hỏi phải có những trang thiết bị và máy móc kỹ thuật hiện đại thì mới có thể thực hiện được. Công nghệ tẩm ướp sử dụng muối và đường tẩm ướp và thực phẩm để ức chế vi khuẩn sinh sôi.

+ Bên cạnh đó, công nghệ ướp muối cũng lợi dụng nguyên lý trên để bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, nó cũng được ứng dụng trong công lên men bao gồm ngâm dấm và lên men chua. Công nghệ bảo quản này phải cần kết hợp với đóng hộp và bao gói kín sản phẩm thì mới giữ thực phẩm được lâu.

Theo PHS

Video liên quan

Chủ Đề