Công nghiệp hóa làm ô nhiễm môi trường năm 2024

Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo vào 2010, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc ấy, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nước ta có gần 4000 cơ sở sản xuất, hơn 1500 làng nghề gây ô nhiễm, hơn 200 KCN cần được kiểm soát về khả năng gây ô nhiễm. Thực tế là, ô nhiễm nguồn nước, không khí đang lan rộng không chỉ ở các KCN, khu đô thị, mà ở cả nhũng vùng nông thôn; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra triều cường và những hậu quả khôn lường; thành quả phát triển của nhiều địa phương trong nhiều năm chỉ sau một đợt thiên tai có thể bị xóa sạch.

Trước tình hình đó, ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị có Nghị quyết 41- NQ/TW "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, nội dung BVMT được nâng lên một tầm cao mới, gắn chặt với quá trình CNH-HĐH: ''Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình dự án đầu tư''. Một điểm mới so với Đại hội X là đưa thêm nội dung ''chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.

Quá trình CNH-HĐH đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi trường. Chỉ tiêu tăng GDP gấp 2,2 lần trong 10 năm tới với mức tăng trưởng công nghiệp hằng năm 13% sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm ở các KCN và vùng đô thị; việc CNH-HĐH các ngành công nghiệp nặng gây ra những ảnh hưởng không thể bỏ qua với môi trường

Số liệu của Ủy ban KH-CN-MT của Quốc hội cho thấy, mới có 60 KCN có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số KCN đã vận hành). Mỗi ngày, các KCN thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại ra môi trường. Hầu hết các cụm, điểm, KCN chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường.

Đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là động lực lớn phát triển các làng nghề. Theo thống kê, cả nước có gần 1500 làng nghề và tạo ra 11 triệu việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Tuy nhiên do sản xuất tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu nên phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế tại 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên đã cho kết luận, hầu hết các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và kiểm soát chất thải rắn. CHH-HĐH sẽ kéo theo đô thị hóa. Dân số đô thị năm 1996 là 19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020. Đây thực sự là sức ép lớn về môi trường trong quản lý đô thị. Theo nghiên cứu của Bộ KH-CN, các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì, Ninh Binh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa... là những tụ điểm phát thải các chất độc hại. Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng...

Song song với quá trình CNH-HĐH, chúng ta đang phải chịu những áp lực về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ. Do đó, các mối quan tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay từ quá trình ra các quyết định về phát triến kinh tế và xã hội.

Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong đó, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng...; vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng phs triển bền vững.

Một nghiên cứu của VCCI cho thấy, có khoảng trên 70% máy móc thiết bị ở nước ta sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ, hoặc vừa mới tân trang được nhập vào. Thực tế này là một thách thức đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn nhằm tạo ra bước đột phá lớn trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bước đột phá ở đây là chuyển đổi quyết liệt từ cơ chế nặng về ''bao cấp”, ''xin cho” sang cơ chế kinh tế hóa, tài chính hóa trong quản lý tài nguyên, môi trường. Thực tế hiện nay, nhà nước bỏ ra rất nhiều kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác điều tra tài nguyên khoáng sản, khí tượng, thủy văn... nhưng thường là cung cấp không hoặc với khoản phí không đáng kể cho các nhà đầu tư. Đó là sự bù đắp không cân xứng dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác quy hoạch tài nguyên và môi trường.

Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ tài chính nhằm khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế.

Thực tiễn phát triển nước ta trong những năm gần đây khẳng định, chúng ta có đủ năng lực, điều kiện để chuyên đổi thành công sang mô hình phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí tự động hóa, công nghệ vật liệu cũng như việc chế tạo thành công các sản phẩm nano, những thành tựu trong công nghệ sinh học, cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học, hóa học... cho thấy nếu có đủ quyết tâm và cách sáng tạo, phù hợp, chúng ta sẽ nhanh chóng bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại mà 21 quốc gia thành viên APEC, trong đó có Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Tokyo tháng 11- 2010, về thực hiện một mô hình tăng trưởng mới, đảm bảo 5 yêu cầu: i) Tăng trưởng cân bằng; ii) Tăng trưởng an toàn; iii) Tăng trưởng bền vững; iv) Tăng trưởng dựa vào trí tuệ; v) Tăng trưởng với lợi ích được chia sẻ công bằng cho tất cả mọi người. Đây phải trở thành điểm xuyên suốt quá trình CNH-HĐH nước ta.

Chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững là biện pháp hữu hiệu nhất có khả năng phòng ngừa và hạn chế tối đa các tác động xấu đối với môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua chủ yếu là do các cấp các ngành thường nặng về quan tâm tới các chi tiêu tăng trưởng kinh tế, chưa đảm bảo hài hòa, cân bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Do đó, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng và toàn xã hội về nhận thức và hành động, trong chỉ đạo điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khai các các hoạt đọng bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, gắn với phát triển KTTT.

Trước hết, tất cả các dự án đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, được Bộ hoặc Sở Tài nguyên - Môi trường thẩm định trước khi được phê duyệt. Đồng thời, tăng cường việc kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là các chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ y tế.

Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái; nâng cao khả năng và nguồn lực điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên để có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học. Nói cách khác, bảo vệ môi trường phải vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của quá trình phát triển bền vững.

Theo moitruong

Sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng gì đến môi trường?

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gánh nặng bệnh tật. Bên cạnh đó, hệ sinh thái ở nhiều đô thị bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển KT-XH, như việc san lấp hồ, ao, giảm diện tích cây xanh, công viên để phục vụ phát triển hạ tầng.17 thg 11, 2021nullMôi trường Việt Nam gặp những sức ép gì?tnmttuyenquang.gov.vn › moi-truong-viet-nam-gap-nhung-suc-ep-gi-19878null

Công nghiệp hóa ảnh hưởng gì đến môi trường?

​ Quá trình công nghiệp hóa, xã hội hoá và phát triển kinh tế sẽ gây hại cho môi trường. Trong quá trình công nghiệp hoá sẽ gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe, một số loài đã tuyệt chủng, và nhiều hơn nữa.nullẢnh hưởng của sự phát triển công nghiệp tới môi trường và biện pháp ...minhphuongcorp.com › moi-truong-193 › bao-ve-moi-truong › anh-huon...null

Cách mạng công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Tác động từ công nghiệp hóa Còn ô nhiễm nước cũng là trở ngại lớn đối với môi trường gây ra bởi các nhà máy sản xuất tác động đến nguồn nước tự nhiên. Chất độc từ nước thải tồn tại ở dạng rắn – lỏng hoặc khí làm trầm trọng thêm các nguồn nước cấp, nước mặt và nước ngầm.nullTác động của công nghiệp hóa đến môi trường [Mới Cập Nhật]moitruonghopnhat.com › Tin tứcnull

Ô nhiễm môi trường công nghiệp là gì?

Ô nhiễm môi trường công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động mà còn tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh các khu công nghiệp qua việc thải các chất độc hại vào không khí, nguồn nước và đất. Tỷ lệ chết sơ sinh, dị tật thai nhi và mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư ngày càng tăng.nullÔ nhiễm môi trường công nghiệp và sức khỏe cộng đồng - Bộ Xây dựngmoc.gov.vn › o-nhiem-moi-truong-cong-nghiep-va-suc-khoe-cong-dongnull