Công thức tính vốn lưu đông là gì năm 2024

Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính ra sao? Làm cách nào để đưa ra con số chính xác? Tìm hiểu bài viết này để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Vòng quay vốn lưu động là gì? Cách tính vòng quay vốn lưu động? Có lẽ đây là những câu hỏi khá phổ biến đối với dân Tài chính - Kế toán những năm gần đây. Qua bài viết dưới đây, SAPP Academy hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về chủ đề này!

1. Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động là tỷ số dùng để đánh giá xem một công ty có đang sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả hay không? Nói cách khác, chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa các khoản vốn đầu tư đang được sử dụng cho công ty và doanh số thu được của công ty đó.

2. Công thức tính vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

  • Doanh thu thuần [doanh thu ròng] là tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi lợi nhuận, phụ cấp và chiết khấu trong suốt một năm;
  • Vốn lưu động bình quân là tài sản lưu động bình quân trừ đi nợ ngắn hạn bình quân.

3. Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa gì?

Nếu chỉ số này cao, tức là ban điều hành đã và đang có kế hoạch sử dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn khá hiệu quả để hỗ trợ cho các hoạt động của công ty. Nói cách khác, công ty đang tạo ra doanh thu bán hàng cao hơn số vốn đã được sử dụng. Tỷ lệ vòng quay vốn lưu động càng cao cho thấy doanh nghiệp càng có khả năng bán hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao, có thể đánh giá doanh nghiệp sẽ cần phải huy động thêm vốn lưu động để hỗ trợ cho các hoạt động của mình.

Mặt khác, nếu chỉ số này thấp, có thể đánh giá công ty này đang đầu tư quá nhiều khoản để hỗ trợ vào các hoạt động. Đây là vấn đề có thể khiến doanh nghiệp sẽ phải mang nợ và còn dư hàng tồn kho không thể bán.

Thường thì các nhà phân tích tài chính sẽ sử dụng tỷ số này làm công cụ so sánh và đánh giá hiệu quả theo thời gian của các doanh nghiệp khác nhau cùng ngành trong việc sử dụng vốn lưu động.

Có thể bạn quan tâm:

[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Tự Học ACCA Hiệu Quả Nhất

Tìm hiểu chi tiết lệ phí thi ACCA

Những điều kiện cấn để học ACCA

Chinh phục chứng chỉ ACCA với các học bổng ACCA hấp dẫn

4. Cách quản lý vòng quay vốn lưu động

Mọi doanh nghiệp đều cần vốn lưu động để duy trì hoạt động giữa các khoản thanh toán từ khách hàng. Có nhiều cách để doanh nghiệp có thể quản lý nhu cầu vốn lưu động và giữ mức vòng quay vốn lưu động ở chỉ số ổn định, chẳng hạn như:

  • Xây dựng vòng đệm vốn vào ngân sách: Khi các doanh nghiệp phát triển, yêu cầu về vốn lưu động cũng có xu hướng tăng. Bạn sẽ cần phải dành ra một khoảng vốn lớn hơn để điều hành doanh nghiệp. Vậy nên, hãy chia nguồn vốn thành các mục riêng trong tài khoản ngân hàng để quản lý các dòng tiền của doanh nghiệp hợp lý hơn [xây dựng vòng đệm vốn]. Các quỹ nhỏ đó thường tồn tại dưới hình thức tăng vốn cổ phần hoặc nợ mạo hiểm dài hạn.
  • Bao thanh toán các khoản phải thu: bao thanh toán các khoản phải thu có nghĩa là bạn đang bán các khoản phải thu của mình cho các Ngân hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Mục đích là để tăng dòng tiền của mình. Tuy nhiên, chi phí bao thanh toán sẽ thêm khoảng 2% mỗi tháng cộng với phí nên bạn hãy cân nhắc trước khi dùng dịch vụ này;
  • Đảm bảo hạn mức tín dụng: Với hạn mức tín dụng, các doanh nghiệp sẽ có một vùng đệm vốn để đảm bảo vòng quay vốn lưu động. Bạn có thể rút vốn để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh thông thường khi cần và chỉ thanh toán vốn khi bạn muốn. Đây là một giải pháp tài chính giá cả phải chăng, linh hoạt.

5. Vòng quay vốn lưu động là bao nhiêu là hợp lý?

Nhìn chung, theo công thức tính vòng quay vốn lưu động, nếu tỷ lệ nhỏ hơn 1, có nghĩa doanh thu ròng sẽ nhỏ hơn vốn lưu động bình quân. Có thể coi đây là dấu hiệu của một số vấn đề về mức độ lưu động tiềm ẩn trong tương lai gần. Trong khi đó, nếu vòng quay vốn lưu động có giá trị từ 1,5 đến 2, ta có thể đánh giá đó là một doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc.

Mặt khác, tỷ lệ càng cao, vượt mức 2 cũng chưa chắc tốt. Vòng quay vốn lưu động càng cao, càng thể hiện công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để sinh lời.

Tạm kết: Vòng quay vốn lưu động là tỉ số giữa tổng doanh thu và tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư hay không. Với viết vừa rồi SAPP Academy hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về chủ đề vòng quay vốn lưu động. Nếu bạn còn có thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới SAPP Academy nhé!

[LSVN] - Vốn lưu động là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, vốn lưu động là gì? Phân loại vốn lưu động như thế nào?

Ảnh minh họa.

Vốn lưu động là gì?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, vốn lưu động hay còn gọi là Working capital, đây là thước đo tài chính, khả năng vận hành một doanh nghiệp hiệu quả. Vốn lưu động thể hiện được sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày như: Tiền chi phí mặt bằng, tiền nguyên vật liệu, hàng tồn kho…

Việc xác định vốn lưu động qua công thức: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ vay ngắn hạn.

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn:

Các tài sản mà doanh nghiệp có thể quy đổi ra tiền mặt trong khoảng thời gian một năm, đồng thời là tài sản mang tính thanh khoản cao.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm tiền, hàng hóa, các khoản thu ngắn hạn,...

- Nợ vay ngắn hạn:

Là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải trả trong ngắn hạn [

Chủ Đề