Cong văn vê giảng day tự chọn trong nhà trương

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Văn bản số 3899/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Đối với môn khoa học tự nhiên, nhà trường phân công giáo viên dạy học môn học bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Xây dựng kế hoạch dạy học trong đó bố trí thời gian, thời điểm dạy học các mạch nội dung linh hoạt trong từng học kỳ phù hợp với việc phân công giáo viên dạy học, bảo đảm tính khoa học, sư phạm và khả năng thực hiện của giáo viên.

Đáng chú ý, đối với việc tổ chức dạy học các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các nhà trường tổ chức riêng các lớp học theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, linh hoạt bố trí số học sinh theo từng lớp học và xây dựng thời khóa biểu phù hợp để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh; đồng thời, đẩy mạnh tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng ký, lựa chọn môn học phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh, đảm bảo công khai, minh bạch.

Đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên. Giáo viên đảm nhận nội dung nào được thể hiện trên kế hoạch giáo dục và được tính giờ thực hiện đối với nội dung đó theo phân phối chương trình.

Phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua môn Khoa học tự nhiên

Ngoài ra, nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục, trong đó xác định cụ thể nội dung hoạt động và thời lượng thực hiện theo từng loại hình hoạt động quy định trong chương trình; linh hoạt thời lượng dành cho các loại hình hoạt động với quy mô tổ chức khác nhau giữa các tuần; phân định rõ thời lượng dành cho hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục tập thể khác của nhà trường bảo đảm không trùng với thời lượng thực hiện các nội dung theo chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Đối với nội dung giáo dục của địa phương, nhà trường ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên. Xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề, bài học nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với kế hoạch dạy học các môn học có nội dung liên quan.

Đối với các môn chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.

Thực hiện Công văn 2570/SGDĐT-TrH, ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT từ năm 2021 - 2022; Thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 trường THCS Mỹ Đức xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn năm học 2022 - 2023 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

1. Quy mô trường lớp: Năm học 2022-2023

Tổng số học sinh : 904; Số lớp: 22 lớp

Khối 6 : 251 học sinh chia làm 6 lớp.

Khối 7 : 195 học sinh chia làm 5 lớp.

Khối 8 : 202 học sinh chia làm 5 lớp.

Khối 9: 182 học sinh chia làm 4 lớp.

2. Cơ sở vật chất :

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học cơ bản đảm bảo theo yêu cầu.

Có 20 phòng : Trong đó 15 phòng học ; 5 phòng học chức năng gồm:

+ 1 phòng máy vi tính

+ 1 phòng học thực hành Vật lí- Công nghệ

+ 1 phòng thực hành Hoá - Sinh

+ 1 phòng Âm nhạc

+ 1 phòng Ngoại ngữ

Ngoài ra: Có 1 phòng chứa thiết bị dạy học,

3. Đội ngũ

- Đội ngũ: Trường có tổng số 44 CB-GV-CNV. Trong đó biên chế 40 đ/c. Trong đó: GV đứng lớp 35.

4. Thuận lợi :

- Hội đồng sư phạm nhà trường đoàn kết, nhất trí cao trong mọi hoạt động, đội ngũ giáo viên luôn gắn bó với trường với lớp.

- Đa số CBGV của trường có trình độ chuyên môn vững, có lòng ham mê học hỏi, có ý thức phấn đấu tự học, tự rèn luyện vươn lên đặc biệt luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Trường tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh. Vị thế của trường đã được nâng lên trong phong trào giáo dục của huyện cũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho trường trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

5. Khó khăn :

- Một bộ phận học sinh chưa xác định động cơ học tập, đi học không chuyên cần. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Chưa có biện pháp quản lý con em trong thời gian ở gia đình nên nhiều học sinh không tự giác học bài, làm bài ở nhà.

- Hầu hết học sinh là con em nông dân có điều kiện kinh tế thu nhập thấp, tỷ lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn cao, phong trào tự học còn yếu.

- Một vài CBGV chưa nhiệt tình, chưa thực sự tâm huyết. Trong việc đổi mới phương pháp còn lúng túng còn chậm, một số giáo viên còn chủ quan với chất lượng giáo dục dẫn tới chất lượng thấp.

- Một số GV mới ra nghề mặc dù kiến thức sâu về chuyên môn nhưng kinh nghiệm còn ít nên hiệu quả công việc còn hạn chế.

- CSVC phục vụ giảng dạy vừa thiếu vừa, vừa kém chất lượng đã làm hạn chế và ảnh hưởng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.

II. MỤC ĐÍCH

- Góp phần củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng, phát huy năng lực tự học, tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Giúp học sinh học yếu tiếp thu chậm có thể lấy lại kiến thức thông qua chủ đề bám sát.

- Thực hiện hiệu quả mục tiêu cấp học, góp phần hướng nghiệp cho HS.

III. KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO

1. Đối tượng, môn học, thời lượng chương trình.

* Khối 8: Thực hiện môn tự chọn là Điện dân dụng

- Thời lượng học 2 tiết/tuần

- HKI : 2 tiết x 18 tuần = 36 tiết

- HKII : 2 tiết x 17 tuần = 34 tiết

- Cả năm = 70 tiết

* Khối 9: Dạy chủ đề tự chọn ở hai môn Toán, Ngữ văn theo chủ đề bám sát. Mỗi tuần học 1 tiết/môn.

* Khối 6, 7: theo chương trình GDPT 2018, nhà trường không đủ điều kiện dạy tự chọn [do thiếu giáo viên dạy và thời lượng chương trình: HS chưa được học tự chọn đã phải học 29 tiết/ tuần] nên riêng khối 6, 7 không dạy-học tự chọn.

- Các tiết học tự chọn được sắp xếp trong thời khóa biểu chính khóa của trường.

2. Phân công giáo viên

+ Đối với môn học tự chọn: Đ/c Thắm, Đ/c Lượng, Đ/c Cường, Đ/c Tiến, Đ/c Văn Anh dạy môn Điện dân dụng.

+ Đối với chủ đề tự chọn Toán, N.Văn : phân công trực tiếp giáo viên đang dạy Toán, N.Văn ở lớp nào thì dạy chủ đề tự chọn tương ứng ở lớp đó. Như vậy giáo viên có điều kiện nắm bắt trình độ từng học sinh xây dựng các chủ đề “bám sát” củng cố bổ khuyết kiến thức cho học sinh.

+ Giáo viên được phân công dạy tự chọn xây dựng kế hoạch, dạy theo đúng chương trình quy định. Thực hiện soạn, giảng, đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá như các môn học chính khóa.

3. Phương pháp dạy học tự chọn

  1. Phương pháp dạy môn học tự chọn: thực hiện như các môn học khác
  1. Nội dung dạy các chủ đề tự chọn

- Trường thực hiện dạy chủ đề tự chọn bám sát: ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới cho học sinh.

4. Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS :

Thực hiện theo Thông tư 26/2020/TT - BGD ĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

- Đối với môn học có chủ đề tự chọn: Số điểm kiểm tra thường xuyên theo quy định được tính theo tổng số tiết dạy [số tiết quy định + số tiết dạy tự chọn]/năm học.

5. Công tác quản lý việc dạy học tự chọn :

- Quán triệt kĩ đến tập thể CB-GV, học sinh, phụ huynh thông tin về dạy học tự chọn, tạo ra một dư luận đồng tình cao trong việc triển khai của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tự chọn theo văn bản hướng dẫn của các cấp và điều kiện của trường về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, số chủ đề tự chọn có thể thực hiện được.

- Giới thiệu các chủ đề tự chọn và hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn.

- Khi tổ chức dạy học tự chọn giáo viên cần lưu ý mấy vấn đề :

+ Cùng với tổ chuyên môn theo dõi việc dạy và học của GV và HS.

+ Kiểm tra chéo giáo án dạy, dự giờ nội dung các chủ đề tự chọn theo quy định chuyên môn.

+ Tổng kết kết quả của học sinh theo quy định của bộ môn tự chon và các chủ đề tự chọn.

6. Yêu cầu về hồ dạy học tự chọn.

  1. Đối với tổ chuyên môn: gồm có kế hoạch dạy học tự chọn của tổ/nhóm chuyên môn, kế hoạch tự chọn của giáo viên được phân công; PPCT – nội dung dạy học tự chọn theo môn/khối lớp, phân công dạy học tự chọn theo môn/học kỳ/lớp
  1. Đối với giáo viên: gồm có PPCT dạy học tự chọn theo chủ đề, kế hoạch dạy học tự chọn của cá nhân, giáo án dạy học tự chọn theo môn được phân công giảng dạy.

Trên đây là kế hoạch dạy học tự chọn năm học 2022 -2023 của trường THCS Mỹ Đức, yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên triển khai và thực hiện nghiêm túc./.

Chủ Đề