Công việc kế toán của một công ty sản xuất

Bạn đã đi phỏng vấn xin việc? Nhưng không biết bạn đã chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn? Nhà tuyển dụng hỏi kiến thức về kế toán sản xuất như thế nào? Làm những gì? và có khác với kế toán thương mại, dịch vụ, nội bộ hay không? Nhiều bạn thường nói kế toán sản xuất thường khó hơn các công việc kế toán khác như: kế toán bán hàng, kế toán thương mại... Như chúng ta hiểu Kế toán sản xuất thì có 3 giai đoạn : mua vật liệu đầu vào, đưa vào sản xuất, sản xuất ra thành phẩm mới đưa ra tiêu thụ. Hiểu được vấn đề đó, hôm nay ATL xin chia sẽ với các bạn kinh nghiệm phỏng vấn kế toán sản xuất:

  1. Khi các bạn xin việc kế toán ở công ty sản xuất bạn cần xem lại các kiến thực sau:

1. Hệ thống lại cách tính giá thành sản phẩm theo quyết định 48/2006 và TT200 2. Quy trình xây dựng định mức nguyên vật liệu 3. Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất 4. Cách tính lương, hạch toán tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất 5. Tập hợp chi phí phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm 6. Cân đối nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ . 7. Báo cáo lãi lỗ chi tiết cho từng thành phẩm sản xuất và xuất bán. Và báo cáo hoạt động kinh doanh cho mảng sản xuất

II. Các câu hỏi thường gặp khi xin việc vào công ty sản xuất:

  1. Các câu hỏi nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi:

1. Em biết sản xuất quy trình tính chi phí và giá thành công ty sản xuất không?

- Cái này thì khó hơn vì tính giá thành có những quy định chung nhưng việc áp dụng thế nào phụ thuộc rất nhiều vào quy trình sản xuất sản phẩm của công ty như: Sản xuất sản phẩm gì, quy trình sản xuất như thế nào?,...

2. Công ty sản xuất cần phải làm gì rồi phải lập những báo cáo gì?

- Báo cáo doanh thu - Báo cáo chi phí - Báo cáo hàng tồn kho - Báo cáo công nợ phải thu - Báo cáo công nợ phải trả - Báo cáo giá thành sản phẩm:

- Tập hợp chi phí vào các tài khoản chi phí tương ứng [QD15: các tài khoản chi phí 621, 622, 627, QD48: tài khoản 154] thông qua các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, phiếu hạch toán chi phí. Kế toán tổng hợp mang nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra và tổng hợp thông tin trong suốt quá trình phát sinh nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công việc của một nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất sẽ bao gồm những gì? Hãy xem ngay mô tả công việc kế toán tổng hợp sản xuất sau đây để nắm được và chuẩn bị thật kỹ cho mình nhé.

Kế toán có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ như kiểm tra, xử lý, thu thập và ghi chép các thông tin phát sinh liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn đảm nhiệm vai trò lập, báo cáo các bảng báo cáo tài chính, liên quan tài chính, kê khai và thực hiện nộp thuế,….

Kế toán tổng hợp sản xuất có vai trò kiểm soát, quản lý và ghi nhận các hoạt động như:

  • Đầu vào của nguyên vật liệu
  • Các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu thành thành phẩm.
  • Hạch toán chi phí, định giá sản phẩm và các nghiệp vụ buôn bán, trao đổi hàng hóa đầu ra.
    Kế toán tổng hợp sản xuất chịu trách nhiệm rất lớn trong việc kiểm kê, tổng hợp và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp.

2. Mô tả công việc của kế toán tổng hợp sản xuất

2.1. Nguyên vật liệu và công tác quản lý kho

Quá trình sản xuất luôn phải được gắn liền với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cấu thành. Do đó, nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất được đảm nhận nhiệm vụ kiểm kê, giám sát và quản lý kho và nguyên vật liệu trong kho.

Các công việc về công tác quản lý nguyên vật liệu và giám sát kho của kế toán tổng hợp sản xuất bao gồm:

  • Kiểm tra, giám sát và phản ánh chính xác tình trạng nguyên vật liệu trong kho thông qua các nghiệp vụ xuất – nhập phát sinh.
  • Theo dõi thường xuyên tình trạng nguyên vật liệu, hàng hóa và công cụ, dụng cụ trong kho.
  • Kiểm kê, đối chứng tình trạng hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho so với thông tin được thể hiện trên sổ sách.
  • Kiểm kê các thành phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
  • Theo dõi, giám sát tình trạng sử dụng nguyên vật liệu, vật tư,…theo đúng định mức và quy chuẩn đã đề ra.

2.2. Kế toán bán hàng và công nợ

Cuối mỗi tháng, kế toán cần thực hiện chốt số dư theo định kỳ hàng tháng của doanh nghiệp theo các khoản ngân sách phải thu, chi theo các nghiệp vụ đã phát sinh trong tháng vừa qua. Cụ thể:

  • Các khoản nợ cần thu: Kế toán tổng hợp theo dõi các khoản phải thu dựa trên các hóa đơn giá trị gia tăng hàng hóa doanh nghiệp đã bán ra;
  • Các khoản nợ phải trả: Kế toán tổng hợp theo dõi các khoản phải trả dựa trên thông tin hóa đơn chứng từ mua vào của doanh nghiệp.

Thông tin về ngân sách bán hàng và các khoản công nợ của doanh nghiệp sẽ được thông qua và theo đó căn cứ sử dụng các chính sách thu – trả nợ thích hợp.

2.3. Kế toán ngân hàng

Nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất thực hiện việc hạch toán các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Trong đó, các khoản chi phí cần chi trả như Nợ phải trả nhà cung cấp nguyên vật liệu,…sẽ được nhân viên kế toán căn cứ vào lượng tiền và chính sách thanh toán của doanh nghiệp mà phát hành lệnh chi – trả phù hợp.

2.4. Kế toán tài sản cố định

Các tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được thực hiện khấu hao TSCĐ theo mỗi kỳ hoạt động nhằm trữ nguồn ngân sách cần thiết cho các hoạt động sửa chữa, thay mới TSCĐ khi chúng xảy ra sự cố hoạt động.

2.5. Kế toán công cụ dụng cụ

Danh mục các công cụ, dụng cụ cần thiết sử dụng cho quá trình sản xuất sẽ được kế toán tổng hợp và kết toán vào chi phí sản xuất.

2.6. Kế toán tiền lương

Tiền lương, tiền thuê nhân công trực tiếp và các khoản cần chi cho người lao động trong suốt quá trình sản xuất hàng hóa sẽ được thống kê, phân bổ vào mục chi phí nhân công trực tiếp.

2.7. Kế toán thuế

Tổng hợp chi phí, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kê khai thuế là nghĩa vụ cần thực hiện đều đặn mỗi kỳ hạn định. Vì thế, người nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất sẽ phải tiếp xúc với các biên bản về thuế một cách thường xuyên.

2.8. Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm

Nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất cần căn căn cứ theo chi phí tổng hợp từ tất cả các nguồn cần thiết để tạo thành thành phẩm, bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu;
  • Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp;
  • Chi phí sản xuất chung.

2.9. Xác định giá bán thành phẩm

Giá bán sản phẩm được xác định kỹ lưỡng thông qua lượng chi phí sản xuất và mức lợi nhuận mong đợi của doanh nghiệp. Vì thế, nhân viên kế toán cần đề xuất giá bán thích hợp nhằm mang lại lợi ích tối đa có thể thu về cho doanh nghiệp.

3. Mô tả sơ đồ kế toán tổng hợp ở đơn vị sản xuất, dịch vụ theo TT200

Nhằm dễ dàng hơn trong việc hình dung các nghiệp vụ cần thực hiện của vị trí nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất, bạn đọc có thể tham khảo qua sơ đồ tóm tắt sau:

Sơ đồ kế toán tổng hợp sản xuất

4. Một số lưu ý khi thực hiện công việc kế toán tổng hợp sản xuất

Để thực hiện công việc kế toán tổng hợp sản xuất đạt hiệu quả, người nhân viên nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sắp xếp công việc và phân chia một cách khoa học giữa các nhân viên kế toán tổng hợp sản xuất nhằm thúc đẩy hiệu quả làm việc và nâng cao trách nhiệm;
  • Đảm bảo đáp ứng đủ khả năng chuyên môn cho các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, đối chiếu tình trạng nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho cũng như hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm,…;
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về tình trạng kho, chi phí sản xuất, mức định giá thành sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra được các quyết định khi cần thiết.

Kế toán tổng hợp sản xuất là một trong những vị trí rất quan trọng đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, sản phẩm.

Với những yêu cầu đặc thù, kế toán tổng hợp sản xuất đòi hỏi một số nghiệp vụ khác biệt liên quan đến tổng hợp, kiểm tra, hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm. Vì thế, để có thể đảm nhiệm tốt vị trí này, việc trao dồi kỹ năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết.

NewTrain – Trung tâm đào tạo kế toán uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay

Với nhiều năm kinh nghiệm, trung tâm đào tạo kế toán NewTrain tự hào là một trong những trung tâm đào tạo kế toán chất lượng và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Đến với NewTrain, học viên sẽ được:

  • Đào tạo với hệ thống bài giảng bài bản, giúp học viên nhanh chóng tiếp kiến thức kế toán nghiệp vụ;
  • Giáo viên kèm cặp, giảng dạy tận tình;
  • Tổ chức buổi tự học offline vào mỗi thứ 7 hàng tuần giúp giải đáp nhanh chóng thắc mắc từ phía học viên;
  • Sỉ số lớp chỉ với 12 học viên, giúp tối đa hóa hiệu quả dạy và học;
  • Thực hành nghiệp vụ với hàng loạt bộ chứng từ mẫu áp dụng trong doanh nghiệp;

Với những điểm trên, kế toán NewTrain chắc chắn sẽ là nơi giúp bạn trang bị đầy đủ và chất lượng nguồn kiến thức chuyên môn về kế toán nghiệp vụ. Học viên có nhu cầu đăng ký khóa học xin thực hiện theo các cách:

  • Số điện thoại: 098 721 8822
  • Trang web: //newtrain.edu.vn/
  • Email: daotao.newtrain@gmail.com

Tốt nghiệp cử nhân khoa Kế toán – Kiểm toán Học viện Ngân hàng. Với niềm đam mê và yêu thích giảng dạy, mình thi tuyển làm giảng viên khoa Kế toán trường Kinh tế, kỹ thuật và Thủy sản và theo đuổi công việc giảng dạy gần 10 năm nay. Mình luôn trau dồi, tìm hiểu những phương pháp giảng dạy cô đọng, dễ hiểu nhất giúp học viên của mình không mất nhiều thời gian mà vẫn tích lũy được những kiến thức quan trọng.

Chủ Đề