Cửa hàng tạp hóa lý huyền ở chợ phú nhi

[Báo Quảng Ngãi]- Trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng tạp hóa tự chọn, các siêu thị mini... Đây là xu hướng kinh doanh bán lẻ hiện đại, nhiều tiện ích, nên đã thu hút nhiều khách hàng đến mua sắm.

Không chỉ ở TP.Quảng Ngãi mà ở các huyện đồng bằng cũng xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng tạp hóa tự chọn, siêu thị mini. Những cửa hàng tạp hóa tự chọn như mô hình thu nhỏ của các siêu thị, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch... Giá các mặt hàng được niêm yết rõ ràng, hàng hoá sắp xếp đẹp mắt, không gian mua sắm thoải mái.

Các cửa hàng tạp hóa tự chọn ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Từng có nhiều năm kinh doanh tạp hóa theo kiểu truyền thống, năm 2017, vợ chồng anh Phạm Trần Vũ mạnh dạn đầu tư, mở cửa hàng tạp hóa ở tổ dân phố 2, thị trấn La Hà [Tư Nghĩa] theo phương thức cửa hàng tự chọn. Anh Vũ cho biết: Kinh doanh theo phương thức cửa hàng tự chọn không chỉ thuận lợi cho khách hàng mà cả người bán cũng dễ dàng quản lý số lượng hàng hóa xuất bán trong ngày, trong tháng và nắm chính xác được doanh thu.

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn có nhiều tiện ích, bởi những thông tin về nguồn gốc sản phẩm, số lượng, giá cả hàng hóa đều được nhập và quản lý trên máy tính. Anh Vũ cho biết thêm: "Hiện nay, cửa hàng tạp hóa của tôi có hơn 1.000 sản phẩm các loại, nên việc ghi nhớ giá theo kiểu truyền thống là điều không thể. Việc dùng máy móc vào quá trình quản lý, kinh doanh giúp việc bán hàng được chính xác, rõ ràng hơn, qua đó phần nào tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng".

Theo tìm hiểu của phóng viên, nguồn hàng ở các cửa hàng tạp hóa tự chọn đa phần được lấy trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà phân phối, nên có xuất xứ, nhãn hàng hóa rõ ràng và giá cả "mềm" hơn ở các cửa hàng bán lẻ truyền thống, vì không qua nhiều khâu trung gian. Chính vì thế, các cửa hàng tự chọn đã và đang trở thành kênh mua sắm ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Chị Nguyễn Thị Mai Ly, ở xã Đức Lân [Mộ Đức] chia sẻ: "Ở những cửa hàng tạp hóa tự chọn, tôi có không gian riêng để lựa chọn những sản phẩm, mặt hàng cần mua mà không chịu sự tác động, mời chào của người bán hàng, nên khá thoải mái. Hơn nữa, các cửa hàng tự chọn đều bố trí mặt hàng rất khoa học, theo từng chủng loại, giúp tôi dễ tìm kiếm, so sánh sản phẩm. Với cách kinh doanh chuyên nghiệp, các chương trình khuyến mãi trên các mặt hàng cũng được cửa hàng để lại chứ không như một số cửa hàng truyền thống là người bán có thể gỡ bỏ các sản phẩm khuyến mãi kèm theo để sử dụng hoặc bán, khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi".

Trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử, người dân sinh sống trên địa bàn cho hay, vụ việc diễn ra lúc 1 giờ 45 phút sáng, tại số nhà 28 phố Hùng Thắng, Thị trấn Tiền Hải [huyện Tiền Hải].

Đây là một cửa hàng bán bánh kẹo, rượu bia của gia đình anh Phạm Văn Chiêu [SN 1976]. Lúc ngọn lửa bùng phát dưới tầng 1, cả năm thành viên đều ngủ trên tầng cao.

Tiếp nhận thông tin vụ việc, Phòng Cảnh sát PCCC - Công an tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng huy động phương tiện, cán bộ, chiến sĩ cơ động đến hiện trường.

Lực lượng đã phá lan can tầng 2 cứu được bốn người, tuy nhiên khi tiếp cận tầng ba thì cháu P.T.T.H [SN 2006], học sinh lớp 9C, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, thị trấn Tiền Hải, là con gái lớn trong gia đình đã tử vong tại chỗ do ngạt khói.

Ngay trong sáng nay, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cùng các sở, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương trực tiếp tới hiện trường kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ 10 triệu đồng cho gia đình nạn nhân xấu số. Bên cạnh đó chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, xác định rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn thương tâm này.

[HNMCT] - Những năm 1980, cơ chế bao cấp đã bộc lộ hết nhược điểm. Cái đói “rình rập" khắp nơi. Ấn tượng về khu lao động ven thị xã Sơn Tây khi ấy vẫn in đậm trong ký ức nhiều người đến tận bây giờ. Đáng kể nhất là làng Phú Nhi [nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây], trong đó xóm Lò Nồi, xóm Hàng là kinh khủng nhất.

Nghề làm bánh tẻ Phú Nhi được nhiều thế hệ trân trọng, giữ gìn.

Phú Nhi xưa có tên gọi là làng Bần Nhi - cái tên gợi nhớ đến huyền thoại Đức Thánh Tản đánh cá ven sông Tích. Khi vào làng xin muối ướp cá, thấy làng nghèo quá, muối cũng không có, Đức Thánh Tản bèn gọi tên làng là Bần Nhi trang. Cho đến bây giờ hội đền Và [làng Phú Nhi là một thành viên] vẫn giữ tục “trầu không vôi, cá xôi không muối” là vì thế.

Sau này, làng Bần Nhi được đổi tên thành làng Phú Nhi. Phú Nhi là một làng nhỏ, trũng thấp. Trước thời kỳ hợp tác hóa [1960 - 1965], đồng đất làng Mông Phụ đến sát cửa đình và chạy dọc làng Phú Nhi phía quốc lộ 32, phía sau làng là địa giới của làng Phù Sa, Thiều Xuân, phía bắc là sông Hồng với đê Hữu Hồng sừng sững như một đường biên giới cố định đất làng. Không nhiều ruộng đất, dân cư thưa thớt nhưng Phú Nhi có tới 7 ngôi đình, 2 đền và 1 chùa với quy mô lớn.

Tiếng là làng nhưng canh nông không phải là nghề chính của Phú Nhi mà sông Hồng mới là “cửa mở”, mang đến tính đặc thù riêng có của mảnh đất này. Phía giáp với sông Hồng, bên ngoài đê là xóm Đông Hậu. Trước năm 1945, Đông Hậu là một xóm nghề nhộn nhịp với 12 lò của các ông chủ người làng ngày đêm nhả khói. Có lẽ vì thế nên dân quanh vùng gọi là xóm Lò Nồi. Sản phẩm của những lò này chỉ là gốm đỏ bàn xoay và nổi tiếng với nồi đình. Khác với gốm Hương Canh, Phù Lãng, xóm Lò Nồi không sản xuất chum vại. Những sản phẩm dân dụng theo thương lái ngược sông Hồng đi Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang... rồi xuôi về các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trong đê, song song với xóm Lò Nồi là xóm Hàng, bắt đầu từ cổng Hàng Dầu [bán dầu hỏa thắp đèn], xuôi theo dòng sông khoảng 1km. Người dân trong xóm chuyên kinh doanh lâm thổ sản. Hàng hóa từ mạn ngược xuôi về là gỗ lạt, song mây, tre nứa, củ nâu... Điều này lý giải vì sao một làng như Phú Nhi tuy không nhiều ruộng đất, dân không đông mà các công trình tâm linh đều lớn, đa phần dựa vào sự đóng góp tự nguyện của dân làng.

Một trong số này là đình Dân. Đình Dân hiện không còn nguyên vẹn, và không biết chính xác được xây dựng năm nào. Hiện chỉ nhìn thấy đình Dân qua ảnh chụp của Hocquard vào năm 1885 [được lưu giữ trong Viện Viễn Đông Bác Cổ]. Đình Dân là một hệ thống liên hoàn được xây dựng hai lớp kiểu chữ “nhị”, trong là tiền tế, ngoài là đại bái. Sân trong là hai cột trụ, sân ngoài là hai dãy nhà tả, hữu mạc. Ngoài cùng là cổng đình có kiến trúc hai tầng, 5 cửa ra vào, trên cổng đắp nổi long, ly, quy, phượng cầu kỳ...

Lễ hội đình Phú Nhi vào ngày 12 tháng Giêng rất đặc biệt. Tuy chỉ là lễ rước nước như các cộng đồng dân cư khác ven sông Hồng, song lễ hội làng Phú Nhi có “chân kiệu, chân cờ” không đâu có được.

Sau năm 1954, nghề buôn bán lâm thổ sản không còn. Xóm nghề Lò Nồi chuyển địa điểm và được đưa vào hợp tác xã. Năm 1971, khu vực sản xuất gốm được đưa vào đầu làng, cùng với cuộc di dân xóm Đông Hậu, làm thành khu dân cư Hồng Hậu hôm nay. Vào nơi sản xuất mới được vài năm, các lò gốm “chết” hẳn. Không còn xóm Hàng, xóm Lò Nồi nên nghề buôn bán và sản xuất cũng mất theo. Hàng trăm lao động mất việc làm, lại không có ruộng đất... khiến dân làng Phú Nhi trở nên nghèo khó...

Đó là chuyện của vài chục năm trước. Phú Nhi bây giờ không còn những con đường lầy lội. Đường làng ngõ xóm được thảm bê tông. Làng Phú Nhi nay được chia thành 3 tổ dân phố thuộc phường Phú Thịnh. Các xóm nghề được quy hoạch thành khu sản xuất tập trung với nghề làm bún, bánh chưng, bánh tẻ... Đặc biệt, bánh tẻ Phú Nhi đã trở thành thương hiệu quốc gia, được Cục Sở hữu trí tuệ [Bộ Khoa học và Công nghệ] công nhận. Năm 2019, UBND thị xã Sơn Tây đã ban hành “Đề án hỗ trợ duy trì và phát triển làng nghề bánh tẻ Phú Nhi gắn với du lịch thị xã Sơn Tây giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025” nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất, chuẩn hóa đầu ra cho sản phẩm, nhận diện thương hiệu, kết nối các tour tuyến du lịch trong khu vực như Làng cổ Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây, Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi, đền Và, Thành cổ Sơn Tây...

Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng Phú Nhi phải đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi tuy đã có thương hiệu nhưng không phải là một làng du lịch. Nếu kết nối với các tour tuyến du lịch trong vùng, Phú Nhi phải tạo được điểm nhấn hoặc đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề... để thu hút khách tham quan.

Chủ Đề