Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 trang 16, 17, 18

Xem thêm các kết quả về Cùng Em Học Toán Lớp 4

Nguồn : lenbang.com

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2


Cây xoài

Ba tôi đã trồng 1 cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và có mùi rất thơm. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều hái vài ba chục quả để biếu chú Tư nhà bên.

Bỗng một năm gió bão làm cây xoài bị bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài bị nghiêng hẳn một nửa sang phần vườn của nhà chú Tư. Rồi đến mùa xoài chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn [con chú Tư] cũng đem cây gậy có cái móc ra vin cành xuống rồi hái. Tất nhiên là tôi ở trên cây nên hái được nhiều quả hơn. Hái xong, ba tôi vẫn mang sang biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận xoài. Một hôm ba tôi đi vắng, chú đã ra chặt phần cây xoài ngả sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi rụng lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về nhìn thấy vậy chỉ biết thở dài mà không nói gì.

Một mùa xoài chín lại đến. Lần này, ba tôi vẫn mang sang biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ và khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay thì như thế mới tốt, con ạ!

Tôi cảm thấy bức xúc lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này, chú Tư chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại mọc ra xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng không còn tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng mà ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

[Theo Mai Duy Quý]

a] Hoàn thành bảng dưới đây:

Hướng dẫn giải:

Trạng thái của cây Hành động của ba tôiHành động của chú Tư
Bình thường Biếu mấy chục quảNhận quà
Ngả sang vườn nhà chú Tư Biếu vài ba chục quảKhông nhận, đợi lúc ba tôi đi vắng thì đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà mình xuống
Bị chặt phần ở bên vườn nhà chú Tư Biếu vài ba chục quảChỉ nhận mấy quả

b] Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

Hướng dẫn giải:

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng cần phải sống tốt, sống hay tức là sống biết trước biết sau, đối xử tốt bụng với những người xung quanh mình và bỏ đi thói ích kỉ.

Bài 2 [trang 17 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Gạch chân dưới bộ phận của chủ ngữ trong các câu dưới đây:

Hướng dẫn giải:

a. Nắng phố huyện vàng hoe.

b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo cái móng hổ, mặc quần áo sặc sỡ đang chơi đùa ở trước cửa hàng.

c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Bài 3 [trang 17 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Sử dụng gạch chéo [/] tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu dưới đây:

Hướng dẫn giải:

a] Vào những ngày cuối mùa thu, dọc 2 bên đường Phan Đình Phùng, lá sấu vàng/ rơi như trải thảm.

b] Các quán hàng ở 2 bên đường/ đông khách hơn.

c] Những cơn gió đầu mùa/ se lạnh.

d] Mọi người/ đều cảm nhận được cái không khí se lạnh của ngày đầu đông.

Bài 4 [trang 17 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

a] Khoanh vào chữ cái đứng trước các từ ngữ chỉ vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của con người:

A. thật thà

B. thon thả

C. tế nhị

D. sáng suốt

E. dịu hiền

G. cao ráo

H. cởi mở

I. độ lượng

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Khoanh vào A, C, D, E, H, I

b] Đặt câu với 1 từ đã tìm được ở phần a.

Hướng dẫn giải:

- Bác Năm hàng xóm nhà em là một người sống rất cởi mở.

Bài 5 [trang 17 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

a] Khoanh vào chữ cái đứng trước những từ ngữ nói về cảnh đẹp của cảnh vật thiên nhiên:

A. hùng vĩ

B. trắng muốt

C. xanh biếc

D. sừng sững

E. đỏ rực

G. nên thơ

H. đen ngòm

I. yểu điệu

Hướng dẫn giải:

Khoanh vào: A, D, G

b] Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở phần a.

Hướng dẫn giải:

- Dãy núi Trường Sơn đứng sừng sững đứng ở đó với thiên nhiên hoang sơ.

Bài 6 [trang 18 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả về thân, lá, gốc [hoặc hoa, quả] của 1 cây mà em biết. [Chú ý dùng mẫu câu Ai thế nào? ]

Hướng dẫn giải:

Nhìn từ xa, tán bàng xòe rộng ra trông như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút như vươn thẳng lên trời. Quanh năm cây bàng khoác lên mình chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất trông ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ. Hè đến, bàng lại ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như những bông hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc, các chùm hoa ấy lại kết thành trái. Đó là một món ăn yêu thích của bọn trẻ chúng tôi.

Vui học [trang 18 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

Chí lí

Thầy giảng:

- Cây xanh được Nhà nước trồng ở dọc đường phố có rất nhiều công dụng như: giúp điều hòa không khí, che bóng mát làm dịu cái nóng vào mùa hè, tạo môi trường xanh và nhất là …

Tí nhanh miệng:

- Để dán quảng cáo ạ!

-! !!

[Sưu tầm]

*Em và bạn hãy thảo luận xem bạn Tí nói như vậy có đúng không?

Hướng dẫn giải:

Bạn Tí nói như vậy cũng có ý đúng. Đi trên đường phố chúng ta vẫn có thể bắt gặp hình ảnh những cái cây bị người ta dán quảng cáo lên đó.

* Cùng người thân, bạn bè trao đổi cách bảo vệ cây xanh trên đường phố.

Hướng dẫn giải:

- Không vặt lá cây, hái hoa, bẻ cành.

- Nghiêm cấm dán các biển quảng cáo, giăng đèn, giăng dây, … khi chưa được sự cho phép của cơ quan chính quyền tại địa phương.

Bài trước: Tuần 21 trang 12, 13, 14, 15 [trang 13 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2] Bài tiếp: Tuần 23 trang 19, 20, 21 [trang 20 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 tuần 4 câu 4, 5, 6, vui học trang 16, 17, 18 với lời giải chi tiết. Câu 4: Tìm và gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Vui học

Câu 4

Tìm và gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:

            Tang tảng sáng, lão hà tiện đã vội vã đến chỗ chôn tiền vàng kiểm tra, khi phát hiện ra tiền vàng không còn nữa, lão loạng choạng, đau đớn rồi ôm mặt khóc rưng rức. Có người thấy vẻ đau khổ của lão liền hỏi nguyên do và an ủi:

- Ông đừng buồn vì sự mất mát này nữa, tiền vàng tuy là của ông, nhưng từ trước đến nay ông chưa dùng gì đến nó, như vậy còn có ý nghĩa gì nữa? Bây giờ tuy không còn tiền nữa, nhưng nếu tiền có thể phát huy được tác dụng của nó, thì ông cũng nên cảm thấy vui mừng thay nó chứ, phải không?

[Theo Lão hà tiện]

Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần

Phương pháp giải:

Từ láy là những từ phức có quan hệ về mặt âm thanh với nhau.

Lời giải chi tiết:

Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần

Vội vã, đau đớn, rưng rức, mất mát

Loạng choạng

Câu 6

Ghi lại những sự việc chính [cốt truyện] trong truyện Sự tích hồ Ba Bể:

a/ Mở đầu

b/ Diễn biến

c/ Kết thúc

Phương pháp giải:

Em xem lại nội dung câu chuyện để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Mở đầu :

Thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người nhưng ai thấy  bà cũng xa lánh, xua đuổi đi.

b. Diễn biến :

Hai mẹ con bà Góa nhường cho bà bát cơm nguội và manh chiếu rách duy nhất của họ. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: " Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...".

Đêm ấy mưa to gió lớn. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều khiến nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu vừa thả xuống nước hóa thành một chiếc thuyền độc mộc. Hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết.

c. Kết thúc :

Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề