Cuốn sách Đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản ngày tháng năm nào

Chất liệu: Giấy. Kích thước: 22cm x 15cm. Niên đại: Năm 1927.

Loại hiện vật: Hiện vật liên quan đến danh nhân.

Miêu tả tóm tắt: Sách hình chữ nhật, gồm 100 trang in litô. Trang bìa có đóng dấu hình êlíp màu tím  của Bộ… [bị mất chữ] và dòng chữ Liên hiệp Hội Việt Nam Hữu bộ, Bị áp bức dân tộc Liên hiệp Hội Tuyên truyền Bộ Ấn hành. 

Giá trị tiêu biểu: Hiện vật có giá trị đặc biệt, liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đường Kách mệnh” là tập hợp những bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, Trung Quốc những năm 1925 - 1927 do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành bí mật và được chuyển về nước. “Đường Kách mệnh” là sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin về đấu tranh giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, là nền tảng cho việc tìm hướng đi mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam và được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối của cách mạng Việt Nam, và là cẩm nang quý, định hướng cho mọi hoạt động của cách mạng Việt Nam ở thời điểm đó và các giai đoạn tiếp theo. “Đường Kách mệnh” đề cập một cách sâu sắc  việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng có tư cách đạo đức, được coi là vấn đề mấu chốt có tính quyết định  thành bại của cách mạng Việt Nam. Đường Kách mệnh còn có một giá trị về phương pháp tổ chức cách mạng.

Những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử  trong những năm qua đều bắt nguồn và gây dựng từ những giá trị lý luận cách mạng và khoa học của tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Những tư tưởng cách mạng có tính thuyết phục cao của tác phẩm còn có tác dụng cổ vũ, giáo dục các thế hệ thanh niên và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cuốn “Đường Kách mệnh” đã được lưu giữ hơn nửa thế kỷ qua. Tất cả những công trình nghiên cứu về tác phẩm này đều lấy “Đường Kách mệnh” là nguồn tài liệu gốc. 

Đơn vị lưu giữ: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

[Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa]

Lời Nhà xuất bản

Đường cách mệnh là cuốn sách tập hợp những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, do Người và Tổng bộ tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc] trong những năm 1925 - 1927. Cuốn sách này do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927 để làm tài liệu học tập và tuyên truyền.

Đường cách mệnh là tác phẩm lớn, một trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Nội dung cuốn sách thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của Người trong thời kỳ chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức tiến tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối của cách mạng Việt Nam.

Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nội dung sách đã khái quát được bối cảnh lịch sử đất nước ta lúc đó và chỉ ra con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc ta mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm, ngày cuốn sách được xuất bản lần đầu, để phục vụ nhu cầu của đông đảo bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Đường cách mệnh.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

                                                                                      Tháng 02 năm 2012

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

>>> Nội dung chi tiết tại đây.

I. Bối cảnh lịch sử ra đời, chủ đề tư tưởng, kết cấu của tác phẩm

1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm

Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và được xuất bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc.

- Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu [Trung Quốc]. Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.

- Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách khổ 13.18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường

II. Nội dung cơ bản của tác phẩm

1. Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội

Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản của một con người.

+ Đối với mình, có 14 tiêu chuẩn: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại [chịu khó]. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật.

+ Đối với người, có 5 chuẩn mực: Với từng người thì khoan thứ. Với Đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.

+ Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.

Những phẩm chất này làm thành các giá trị về nhân cách con người, nhân cách làm người - Một mẫu người mới đang định hình và xuất hiện trong phong trào cách mạng của dân tộc.

- Tác phẩm giải quyết các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại cách mạng và vai trò của nó trong lịch sử.

- Về Đảng chính trị. Đường cách mệnh xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh. Người viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

III. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm

1. Giá trị lý luận

- Thông qua tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc - Người cộng sản Việt Nam đầu tiên - đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác - Lênin, phù hợp với điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nhiệp lạc hậu. Điều này khẳng định tính phổ biến của các nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở châu Âu mà còn cả ở phương Đông, châu Á.

- Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc, góp phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác - Lênin.

2. Giá trị thực tiễn

- Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 20 thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân 1930.

- Góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thoả mãn được các nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga.

- Trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; tài liệu mẫu mực trong việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhất là trong những giai đoạn lịch sử có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt.

- Nhiều vấn đề có liên quan đến con đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

 - Các câu nói nổi tiếng :

  • Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
  • Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập[185]
  • Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?[186]
  • Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.[187]
  • Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh.[188]
  • Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam.[189]
  • Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
  • Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi.
  • Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?[

Video liên quan

Chủ Đề