Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

 Thuốc kháng sinh là vũ khí tuyệt vời do con người tạo ra để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhưng giờ đây vi khuẩn lại có khả năng đề kháng lại thuốc kháng sinh vốn được dùng để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung.

1. Kháng thuốc kháng sinh là gì?

    - Đề kháng kháng sinh không có nghĩa là cơ thể chống lại tác dụng của kháng sinh. Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

  - Vi khuẩn có thể kháng thuốc kháng sinh một cách tự nhiên hoặc kháng thuốc thu được nhờ đột biến gen hoặc tiếp nhận gen kháng thuốc từ một loài vi khuẩn khác.

   - Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế.

   - Không ai có thể hoàn toàn tránh được tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn, ngay cả những kỹ thuật tiên tiến trong y khoa như hỗ trợ tim phổi, lọc máu, cấy ghép... cũng phải phụ thuộc vào khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh của kháng sinh.

   - Cho dù nhân loại đang có những nỗ lực để phát triển kháng sinh mới nhưng tình trạng kháng kháng sinh vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh và phức tạp hơn.

  - Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh

 

2. Thực trạng của kháng kháng sinh

   Đề kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không chỉ ngành y tế mà còn trong ngành thú y, nông nghiệp. Thực trạng kháng kháng sinh trong vài thập kỷ gần đây đang là thách thức đe dọa toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện.... Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang trở nên khó khăn hơn do sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Theo thống kê tại Mỹ, có hơn 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng thuốc hàng năm và trong đó có ít nhất 23.000 trường hợp tử vong.

   Những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây đe dọa an ninh sức khỏe toàn cầu đang được cảnh báo bao gồm: các chủng Gram âm đường ruột kháng carbapenem, cầu khuẩn ruột kháng vancomycin, tụ cầu vàng kháng methicillin, phế cầu, lậu cầu kháng thuốc, Clostridioides difficle, lao kháng thuốc... Việc kháng thuốc kháng sinh là một mối hiểm họa to lớn bởi lẽ vi khuẩn gây bệnh không còn sợ hãi trước các vũ khí của con người. Lúc này, kháng sinh chỉ kìm hãm hoặc tiêu diệt được các vi khuẩn có lợi, còn những vi khuẩn kháng thuốc sẽ nhân lên nhanh chóng, lây lan và gây bệnh nhiễm khuẩn không thể kiểm soát được.


Vậy, bằng cách nào vi khuẩn có thể kháng thuốc kháng sinh?

   Thứ nhất: vi khuẩn ngăn cản kháng sinh xâm nhập vào bên trong chúng bằng cách củng cố hoặc biến đổi cấu trúc các màng bảo vệ của chúng. Ví dụ như vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài [outer membrane] để ngăn cản kháng sinh thấm vào bên trong.

   Thứ hai: vi khuẩn tạo ra các bơm đẩy để bơm kháng sinh ra ngoài. Ví dụ như trực khuẩn mủ xanh có thể tạo ra bơm đẩy nhóm kháng sinh quinolon, beta lactam dẫn đến kháng sinh bị vô hiệu hóa.

   Thứ ba: vi khuẩn sản xuất ra các men [enzymes] để phá hủy kháng sinh như các men penicillinase, beta lactamase phổ rộng, carbapenemase... Đây là cách thức phổ biến mà vi khuẩn tạo ra để chống lại hầu hết các nhóm kháng sinh. Ví dụ như Klebsiella pneumoniae sinh ra men carbapenemase KPC phá hủy nhóm carbapenem; Escherichia coli sinh beta lactamase phổ rộng ESBL kháng cephalosporin...

   Thứ tư: vi khuẩn biến đổi cấu trúc các bộ phận của chúng, làm cho kháng sinh không nhận ra đích tác dụng. Ví dụ như thay đổi protein gắn penicillin PBP là cách mà vi khuẩn chống lại kháng sinh nhóm beta lactam. Đột biến gen mã hóa cho men DNA-gyrase là cách để kháng lại nhóm kháng sinh quinolon.

 Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây đe dọa an ninh sức khỏe toàn cầu

   Đôi khi, vi khuẩn không chỉ sử dụng một trong các cách trên mà chúng kết hợp đồng thời nhiều cách để kháng lại rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, được gọi là các chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Ví dụ: những vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện như trực khuẩn mủ xanh, Acinetobacter baumanii... có thể đề kháng lại hầu hết các nhóm kháng sinh đang có.

3. Hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh

   Kháng thuốc kháng sinh gia tăng chủ yếu do lạm dụng kháng sinh quá mức, sử dụng kháng sinh sai và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn không được thực hiện tốt.

   Để tình trạng kháng thuốc kháng sinh không trở nên nghiêm trọng hơn, cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:

·         Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh thông thường.

·       Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và phải do bác sĩ kê đơn.

·         Kể cả khi bệnh đã khỏi, cũng không được dừng sử dụng thuốc cho đến khi hết thời gian sử dụng mà bác sĩ yêu cầu.

·         Không được tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc yêu cầu bác sĩ kê đơn kháng sinh khi không có chỉ định.

·         Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định, cần phải sử dụng kháng sinh phù hợp với chủng vi khuẩn gây bệnh.

·         Không chia sẻ kháng sinh với người thân hoặc bạn bè.

   Dự phòng mắc bệnh nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên vệ sinh tay, ăn uống sạch sẽ, tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh và tiêm phòng vắc xin đầy đủ. 

Chính vì vậy kháng sinh đồ là một khâu thiết thực cần thiết để giảm và hạn chế kháng sinh giúp ích cho bác sĩ và người bệnh hạn chế được những gánh nặng cho cơ thể và đem lại chất lượng điều trị tốt hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi bệnh viện Đa Khoa Thành Phố theo số hotline: 088 900 6677 để được tư vấn chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh tăng lên rõ rệt ở cả bệnh viện và trong cộng đồng. Hầu hết tất cả các vi khuẩn gây bệnh nặng đều đã sinh ra chủng kháng thuốc.

Một vi khuẩn được gọi là đề kháng kháng sinh khi nồng độ ức chế tối thiểu [MIC] của vi khuẩn đó cao hơn so với nồng độ ức chế của đa số các chủng vi khuẩn khác thuộc cùng loài đó.

Một cách dễ hiểu hơn, chủng vi khuẩn được gọi là “đề kháng” khi nồng độ kháng sinh mà vi khuẩn đó có thể chịu đựng được trở nên tăng cao hơn so với nồng độ kháng sinh đạt được trong cơ thể sau khi dùng thuốc. Khi đó, với cùng liều kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc vẫn có thể tồn tại.

Trên thực tế lâm sàng, đôi khi sự đề kháng với kháng sinh này có thể dẫn đến tình trạng đề kháng cho kháng sinh khác, đây được gọi là đề kháng chéo. Vi khuẩn được gọi là đa đề kháng [multiresistant] chỉ còn nhạy cảm với rất ít kháng sinh và đã đề kháng với rất nhiều kháng sinh hoặc nhiều nhóm kháng sinh.

Khi vào trong cơ thể, tác dụng của kháng sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố là kháng sinh - người bệnh - vi khuẩn. Đề kháng giả có thể do một trong 3 yếu tố hoặc có thể kết hợp chúng lại với nhau. Nếu việc điều trị bằng không hiệu quả cần phải xem xét cả 3 yếu tố:

  • Do kháng sinh: lựa chọn kháng sinh không đúng với tác nhân gây bệnh, sử dụng kháng sinh không phù hợp về liều lượng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc, chất lượng kháng sinh kém, kháng sinh bị mất hoạt tính...
  • Do người bệnh: hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm hoặc do vị trí nhiễm khuẩn quá sâu làm cho kháng sinh khó khuếch tán đến đó.
  • Do vi khuẩn: vi khuẩn ở trạng thái nghỉ, không nhân lên về số lượng, không chuyển hóa vì vậy không chịu tác dụng của kháng sinh.

2.2. Đề kháng thật

Đề kháng thật có 2 loại:

  • Đề kháng tự nhiên: bản thân vi khuẩn không chịu tác dụng của một số kháng sinh nhất định. Ví dụ vi khuẩn không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác dụng của các kháng sinh beta-lactam [kháng sinh tác dụng bằng cách ức chế sinh tổng hợp vách]. Đề kháng tự nhiên là đặc điểm được biết ngay từ lúc đầu khi nghiên cứu hoạt tính và phổ tác dụng của thuốc kháng sinh với một chủng loại vi khuẩn nào đó.
  • Đề kháng thu được: vi khuẩn tự đột biến gen hoặc nhận được gen đề kháng kháng sinh, từ một vi khuẩn không có gen đề kháng trở thành có gen đề kháng, đang nhạy cảm với kháng sinh trở thành đề kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh được phân chia theo các loại khác nhau

Các cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn:

  • Gen đề kháng làm giảm tính thấm của vách/màng ngoài và màng bào tương của vi khuẩn, từ đó dẫn đến việc các kháng sinh không thể thấm được vào tế bào vi khuẩn hoặc làm mất khả năng vận chuyển qua màng hoặc/và tăng hoạt động của hệ thống bơm đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào vi khuẩn.
  • Gen đề kháng làm thay đổi đích tác động trên vi khuẩn [biến đổi vị trí gắn kết - receptor gắn của thuốc], vì vậy kháng sinh không gắn được vào đích để phát huy tác dụng.
  • Gen đề kháng làm thay đổi con đường trao đổi chất do tạo ra isoenzym, không có ái lực với kháng sinh nữa.
  • Gen đề kháng tạo ra enzym để biến đổi cấu trúc phân tử kháng sinh hoặc enzym phá hủy cấu trúc phân tử kháng sinh.

Một vi khuẩn được xem là đề kháng kháng sinh không phải do chỉ một mà thường là do phối hợp nhiều cơ chế riêng rẽ kể trên.

Xếp loại mức độ đề kháng theo Clinical Microbiology and Infection [2012]:

  • Đa kháng [MDR - Multi Drug Resistant]: không nhạy cảm với ≤ 1 kháng sinh trong ≥ 3 nhóm kháng sinh được thử.
  • Kháng mở rộng [XDR - Extensively Drug Resistant]: không nhạy cảm với ≤ 1 kháng sinh của tất cả các nhóm kháng sinh, nhưng còn nhạy cảm với ≤ 2 nhóm được thử;
  • Toàn kháng [PDR - Pan-Drug Resistant]: không nhạy cảm với tất cả kháng sinh của các nhóm được thử.

Vi khuẩn đang ngày càng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều loại kháng sinh khác nhau ở mức độ cao.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh, trong đó việc lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là yếu tố quan trọng nhất. Trong cộng đồng, người bệnh có thể mua và sử dụng kháng sinh tùy ý dẫn đến việc tạo ra những loại vi khuẩn có sức đề kháng mạnh.

Lạm dụng kháng sinh là một trong các nguyên nhân gây đề kháng kháng sinh tăng

Sử dụng kháng sinh hợp lý:

  • Lựa chọn đúng kháng sinh phù hợp và đúng đường dùng thuốc thích hợp;
  • Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng khoảng cách và đúng thời gian quy định;
  • Hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, suy gan, suy thận...;
  • Nắm được các nguyên tắc về phối hợp kháng sinh, việc kết hợp bừa bãi hoặc kết hợp quá nhiều có thể làm gia tăng độc tính, đối kháng dược lý và gia tăng đề kháng;
  • Dùng kháng sinh dự phòng đúng theo nguyên tắc.

Hiện nay, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi đã làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và trở thành tình trạng kháng kháng sinh. Vì thế, bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn tốt để điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả nhất.

Video liên quan

Chủ Đề