Đặc điểm của giáo viên tiểu học

Những kỹ năng đặc thù của giáo viên tiểu học

Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và ngành giáo dục phải có một chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Điều II luật phổ cập giáo dục đã nêu: “ Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân…”. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu , những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng.

Chính vì vậy việc đào tạo giáo viên tiểu học cần chú trọng đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp dạy học đặc thù ở tiểu học.

I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐÀO TẠO KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP DẠY HỌC ĐẶC THÙ Ở TIỂU HỌC

– Phẩm chất đạo đức của người giáo viên. – Kiến thức.

– Kỹ năng.

2. Căn cứ theo yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học.

Nội dung giáo dục tiểu học phải thực hiện 4 yêu cầu sau:

– Có hiểu biết đơn giản , cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. – Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán. – Có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh.

– Có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.

Phương pháp giáo dục tiểu học phải thực hiện theo yêu cầu sau:

  • Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
  • Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.
  • Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh[ theo điều 24 luật giáo dục năm 1998].

3. Căn cứ vào chức năng của giáo viên trong thời kỳ đổi mới và hệ thống những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên.

Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp.Bên cạnh đó người giáo viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền thống. Có thể kể ra những năng lực cần được hình thành cho người giáo viên như :

*Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều.

*Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn , kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

*Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh.Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.

*Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.

*Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.

*Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.

II. KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, KĨ NĂNG DẠY HỌC ĐẶC THÙ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

* Hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm là hướng đổi mới đồng bộ với việc đổi mới cơ cấu và nội dung đào tạo, đưa trường sư phạm theo đúng hướng đào tạo chuyên nghiệp,đặc biệt là đối với sư phạm tiểu học.

Các trường sư phạm cần phải quan tâm nhiều đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp dạy học cho sinh viên.Đối với đào tạo giáo viên tiểu học cần kiên trì với mục tiêu lấy việc hình thành các kỹ năng của nghề dạy học làm đặc trưng nổi bật cho quá trình đào tạo sư phạm. Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học.

Đặc trưng của trường sư phạm chính là môn phương pháp dạy học và các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, từ đó hình thành kỹ năng dạy học các môn học và kỹ năng sư phạm chung. Vì vậy việc hình thành các phòng nghiệp vụ sư phạm và được trang bị đầy đủ phương tiện để sinh viên có điều kiện thực hành nghề là rất cần thiết.

*Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho sinh viên tiểu học gồm 3 nhóm:

-Kỹ năng chuẩn bị giảng dạy, kỹ năng giảng dạy và các kỹ năng ngoài giờ lên lớp.

Các kỹ năng sau đây là cụ thể hóa của các nhóm kỹ năng:

– Kỹ năng thể hiện sự mẫu mực của người giáo viên tiểu học: Do đặc trưng bậc học, người giáo viên tiểu học ngay từ những tiếp xúc ban đầu với học sinh và trong suốt thời gian hành nghề dài lâu, luôn cần có kỹ năng thể hiện, sự mẫu mực [ phong thái, hành vi, cư xử… ] như một trong các điều kiện để hành nghề dạy học.

– Kỹ năng ngôn ngữ sư phạm: Sử dụng ngôn ngữ bảo đảm tính sư phạm, giản dị, trong sáng phù hợp đối tượng.

– Kỹ năng viết chữ, trình bầy bảng: Điểm nổi bật của giáo viên tiểu học so với giáo viên các bậc học khác, phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, trình bày bảng khoa học, thẩm mỹ trong giờ học.

– Kỹ năng giao tiếp sư phạm: nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ thày trò, quan hệ với phụ huynh học sinh, quan hệ với cộng đồng xã hội và giải quyết tốt quan hệ giữa các học sinh trong lớp.

– Kỹ năng giáo dục: Các kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp.

Để hình thành tốt các kỹ năng trên ,sinh viên trong quá trình đào tạo cần phải được tăng cường thực hành theo hệ thống bài tập cụ thể,đồng thời yêu cầu sinh viên sớm gắn bó với giáo dục tiểu học, tăng cường thời gian kiến tập và thực tập sư phạm giúp sinh viên sớm hòa nhập với nghề nghiệp và môi trường dạy học.

– Coi trọng và sớm hình thành kỹ năng tự học của sinh viên, để họ có thể tiếp tục tự trưởng thành trong nghề nghiệp,điều này liên quan mật thiết đến yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới về kiểm tra đánh giá và tiếp cận được những vấn đề mới trong giáo dục.

III. KẾT LUẬN

* Cần tiến hành hiện thực hóa quan điểm “ Trường sư phạm và một trường đào tạo nghề”.Thông qua việc hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp gắn bó chặt chẽ với thực tiễn sống động của trường tiểu học.

*Tăng cường xây dựng và phát triển phòng nghiệp vụ sư phạm , tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện tốt để thực hành nghề .

– Tổ chức kiến tập , thực tập sư phạm một cách hợp lý , đủ về thời gian để hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hà Văn Khải
TTNCGV – VIỆN NCSP

Chưa bao giờ cụm từ “công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều như hiện nay. Thế giới đang bước vào thời đại với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc ứng dụng công nghệ thực-ảo. Trong thế giới đó, tất cả lĩnh vực và ngành nghề đều phải chịu tác động và đang tự chuyển mình thay đổi. Giáo dục không phải trường hợp ngoại lệ. Trước những biến chuyển lớn, các giáo viên cũng phải thay đổi để bắt nhịp với thời đại. Vậy đâu là hình ảnh tiêu biểu cho “giáo viên 4.0”? Hãy cùng Hachium điểm qua 5 đặc điểm của giáo viên trong thời đại mới nhé!

1. Sự nhạy bén với hệ thống, kho thông tin

Trong 4 nguyên tắc của Công nghiệp 4.0, ta có nguyên tắc về sự minh bạch. Cụ thể, công nghiệp 4.0 là dùng các hệ thống thông tin để tạo ra phiên bản ảo của thế giới thực tế. Nhờ sự phát triển của mạng Internet và các ứng dụng đi kèm, việc đăng tải tài liệu, cập nhật thông tin trở nên dễ dàng với tất cả mọi người. Sau đó thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau rồi xử lý để đảm bảo chính xác và tạo nên tập dữ liệu lớn. Vì vậy, kho thông tin lưu trữ trong thế giới ảo vô cùng lớn. Nhờ kho thông tin phong phú đó, giáo viên dễ dàng tiếp cận với những cập nhật mới trong kiến thức để ứng dụng vào giảng dạy. Công nghiệp 4.0 đã kéo theo nhiều tác động đến ngành giáo dục và đặc điểm của giao viên bởi sự cập nhật liên tục của thông tin.

Bên cạnh những lợi ích mà kho thông tin khổng lồ mang lại, công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu về “sự nhạy bén” trong đặc điểm của giáo viên. Ví dụ, dù được xử lý nhưng vẫn luôn tồn đọng những nguồn thông tin nhiễu, không xác thực. Do đó, trong quá trình tìm kiếm, các giáo viên cần có kỹ năng chọn lọc và phân loại thông tin. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh khi lưu trữ lượng tài liệu khổng lồ bắt buộc giáo viên phải nhạy bén và phát triển kỹ năng quản lý nguồn lực.

2. Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào giáo dục

Những đặc điểm của giáo viên trong cách giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép hay giáo án viết tay đã không còn phù hợp. Sự thay đổi của công nghệ giúp giáo viên tiếp cận với phương tiện mới như máy tính, mạng Internet. Những công cụ đó đã trực tiếp làm tăng hiệu suất lao động. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video,… Học sinh cũng không ngoại lệ. Bài giảng trên powerpoint kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động hơn các phương pháp “bảng phấn” thông thường. Nhìn chung, các giáo viên đang quen với việc sử dụng công nghệ ảo để mô phỏng bài giảng.

Trước những thay đổi đó, giáo viên buộc phải bắt nhịp theo để có cách tiếp cận mới trong giáo dục. Điển hình là sự ra đời của hình thức học trực tuyến [e-learning] giúp việc học diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Hoặc trong lớp học đã xuất hiện nhiều phương tiện hỗ trợ giảng dạy khác ứng dụng công nghệ cao như bảng thông tin kết nối mạng Internet. Mục đích chung là giúp học viên thích thú hơn với bài giảng và tiếp thu tốt hơn.

3. Vai trò mới của người thầy

Trước đây, đặc điểm của giáo viên thường tập trung xung quanh vai trò “dạy học”. Cụ thể, thầy cô dạy lại cho học sinh những điều mình đã biết. Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi theo sự thay đổi của thông tin. Những kiến thức mới liên tục được cập nhật. Điều đó đặt ra thách thức cho giáo viên khi phải bắt nhịp với thời đại. Lúc này, việc dạy học trở nên “lỗi thời” và không còn đúng ý nghĩa. Vậy vai trò mới của giáo viên thời công nghiệp 4.0 là gì?

Nói một cách chính xác nhất, đặc điểm của giáo viên hiện này đó là trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức. Phương pháp đó bao gồm cách phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình. Như vậy, có thể thấy sự thay đổi lớn trong vai trò và đặc điểm của giáo viên. Sự thay đổi này là tất yếu và có lợi cho cả thầy và trò. Bởi học sinh sẽ tự chủ động việc học cá nhân còn thầy sẽ có thời gian dành cho nhiều dự định khác.

4. Ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân

Như đã đề cập ở trên, do thông tin luôn cập nhật liên tục. Nếu giáo viên không ý thức việc đó, kiến thức của họ sẽ “lỗi thời” nhanh chóng, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xã hội. Ví dụ, bạn đào tạo về Marketing nhưng bạn chỉ nói về những bài phân tích có sẵn từ lâu về xu hướng đã chìm vài năm trước mà không đả động đến những gì đang diễn ra trong thực tế. Đó là sai lầm lớn. Việc bắt nhịp với thực tế để đưa vào giáo dục là rất quan trọng.

Như vậy, một đặc điểm của giáo viên cần có chính là ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân. Thông qua các phương tiện hiện có, sử dụng nguồn thông tin khổng lồ để liên tục học hỏi điều mới. Hãy nhớ rằng, trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi. Luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy. Thầy giỏi chính là tiền đề cho học viên giỏi.

5. Ai cũng có thể trở thành giáo viên

Hachium đã gặp trường hợp này rất nhiều lần. Giáo viên không chỉ là những người tốt nghiệp ĐH Sư phạm hay các chương trình đào tạo chuyên ngành để làm nghề giáo. Thực tế, có rất nhiều thầy cô giáo nổi tiếng có xuất phát điểm trái ngành. Ví dụ như: cô Mai Phương của hệ thống trung tâm Ngoại ngữ 24h từng là sinh viên ĐH Ngoại Thương chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Vì đam mê với giảng dạy, cô đã từng bước trở thành “cô giáo online” nổi tiếng cả nước.

Với phương châm “Giáo viên là người hướng dẫn”, bạn có thể tự tin rằng mình cũng có thể trở thành thầy giáo. Chỉ cần bạn giỏi ở một lĩnh vực, nhiệt huyết, sẵn sàng chia sẻ hiểu biết của mình với nhiều người khác và luôn trau dồi kiến thức cũng như phát triển đặc điểm của giáo viên của mình. Mặt khác, với sự hỗ trợ của các nền tảng quản lý học tập trực tuyến, việc mở lớp với chi phí nhỏ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây, bạn chỉ cần lên ý tưởng về khoá học, triển khai nội dung và bắt đầu đam mê mà không cần lo lắng gì.

Trên đây là 5 đặc điểm của giáo viên thời công nghiệp 4.0. Có rất nhiều điểm mới từ những thay đổi của thời đại, nhưng có một điểm chung chính “tốc độ”. Các giáo viên đang trở nên nhanh nhạy hơn với mọi thay đổi xung quanh. Hachium mong rằng qua bài viết này, các thầy cô sẽ có cái nhìn gần hơn với công nghệ 4.0 và những tác động tốt của nó lên nghề giáo của mình. 

Video liên quan

Chủ Đề