Đặc điểm văn học trung đại việt nam

Đặc điểm của văn học trung đại

VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

TRIỀU NGUYÊN

Trong tập sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [1 ], Lê Trí Viễn nêu ba đặc trưng: cao nhã, vô ngã và hữu ngã, quy phạm và bất quy phạm. Tác giả giải thích, đại ý: cao nhã là sự cao quý, thanh nhã ở quan niệm văn chương, quan niệm của người sáng tác, ở chức năng xã hội của văn chương, ở sự hạn hẹp của việc phổ biến [tr 139]; vô ngã và hữu ngã là quá trình chuyển biến của văn học, đi từ vô ngã chuyển dần sang hữu ngã [tr 225]; quy phạm và bất quy phạm cũng là quá trình chuyển đổi giữa cái quy tắc, nền nếp đến cái bất quy tắc, phá vỡ nề nếp có sẵn trong diễn đạt. Khi nêu đặc điểm cơ bản của văn học trung đại, hai bộ sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao hiện hành, đã có sự khác biệt. Sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập 1, viết [lược ghi các đề mục]: 1] Những đặc điểm về nội dung: a] Chủ nghĩa yêu nước; b] Chủ nghĩa nhân đạo; c] Cảm hứng thế sự; 2] Những đặc điểm về nghệ thuật: a] Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm; b] Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị; c] Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài [2 ]. Sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, tập 1, viết [lược ghi các đề mục]: 1] Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người; 2] Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian; 3] Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam; 4] Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá [3 ]. Có thể thấy các đặc điểm được nêu rất chung, e nhiều nền văn học [và văn học trung đại] của các dân tộc trên thế giới cũng không thể khác thế [đề mục 3 của sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, có thể thay tên các nước liên quan]. Mà mỗi khi có sự chung cùng kiểu ấy, thì để được gọi là đặc điểm [đặc điểm: nét riêng biệt] tất phải viện đến một vấn đề có tính chất bổ sung, chẳng hạn: mức độ đậm nhạt của các yếu tố liên quan; nhưng các sách được đề cập đã không làm như vậy. Giả sử những trình bày ở trên là tính chất của văn học trung đại nói chung, thì theo thiển ý của người viết, dưới đây là một số đặc điểm về hình thức của riêng các thể loại, kiểu tác phẩm thuộc tản văn và biền văn trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tính ngắn gọn: Hầu hết các văn bản văn học thuộc tản văn và biền văn đều có dung lượng ngắn gọn. Khi là một tập sách, thì đó thường là một tập hợp của những mẩu ngắn hợp thành. Lĩnh nam chích quái [Trần Thế Pháp [?]], Nam Ông mộng lục [Hồ Nguyên Trừng], Truyền kì mạn lục [Nguyễn Dữ], Thánh Tông di thảo [Lê Thánh Tông], Vũ trung tuỳ bút [Phạm Đình Hổ],... là những dẫn chứng. Thượng kinh kí sự [Lê Hữu Trác] và Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái] cũng ở mức vừa phải [4 ]. - Chưa có sự phân định rõ ràng giữa các thể loại, kiểu tác phẩm: Với các thể loại văn học, nhất là các thể kí, như kí sự, kí văn, tuỳ bút, tạp thuật, ngẫu lục,... khó thể phân định sự khác biệt nhau giữa chúng. Với những kiểu tác phẩm thuộc các lĩnh vực hành chính, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cũng không có sự rạch ròi. Chẳng hạn, giữa chiếu và dụ, chế và sắc, biểu và tấu, sớ,... được dùng lẫn lộn, giữa một bài luận với một bài văn sách viết lối tản văn cũng thường khó tách bạch. - Sự chi phối của thể biền văn, tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn, là điều kiện quan trọng để biến phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học: Nếu ở trường hợp vận văn, hầu như hễ sử dụng đến là thuộc về văn học [không thuộc thể thơ này thì thuộc thể thơ khác, không ở loại bác học thì ở cùng dân gian], thì với biền văn, cũng gần như thế. Với tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn thì mức độ có giảm bớt. Còn với tản văn thì ngoài các thể loại văn học, ở các lĩnh vực khác, phải xét cái chất văn chương [để xác định có phải là tác phẩm văn học hay không] qua mỗi văn bản cụ thể. Điều này có nghĩa, thể văn, một yếu tố thuần tuý hình thức, có vai trò quyết định tính chất, phạm vi của văn bản. Ở đây, thể biền văn [và một phần tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn] đã có tác dụng biến đổi phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học. Chẳng hạn, một tờ chiếu biền văn thì thường được coi là một tác phẩm văn học [tức tờ chiếu này bên cạnh chức năng là một lệnh, còn có chức năng là một tác phẩm nghệ thuật], trong lúc một tờ chiếu bằng tản văn thì để được công nhận là một tác phẩm văn học, cần phải "đong đếm" theo những tiêu chuẩn của nghệ thuật, xem nó có hội đủ không đã [giả sử không là tác phẩm văn học, thì nó chỉ có mỗi chức năng là một lệnh của vua ban]. Trên đây, chỉ là những suy nghĩ bước đầu. Vấn đề cần được trao đổi, thảo luận để có thể có được những nhìn nhận khách quan, thấu đáo hơn.

T.N

Văn học trung đại Việt Nam có đặc điểm gì?

Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt. Hệ thống ước lệ có ba tính chất: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã.

Văn học trung đại có bao nhiêu thể loại?

Các thể loại văn học trung đại nổi tiếng nhất Nhưng nhìn chung, có 3 thể loại văn học trung đại chính, gồm có thơ, văn xuôi và văn biền ngẫu.

Văn học Việt Nam có bao nhiêu giai đoạn?

Xét theo tiến trình thời đại, đặc trưng của văn học viết thể hiện rõ nét nhất qua 3 giai đoạn: giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến XV [trung đại], từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX [cận đại], và văn học Việt Nam từ giai đoạn Pháp Thuộc đến thời hiện đại.

Văn học trung đại có bao nhiêu giai đoạn?

Từ trước đến nay sách viết về lịch sử văn học Trung đại Việt Nam chủ yếu chia theo triều đại, gồm 4 giai đoạn sau: Lý - Trần [từ thế kỷ XI đến XIV], Lê - Mạc [thế kỷ XV đến XVI], Nam - Bắc phân tranh [thế kỷ XVII đến XVIII], Nguyễn hay thời kỳ cận kim [thế kỷ XIX].

Chủ Đề